ĐH Kinh doanh và Công nghệ tuyển sinh “chui”, đuổi học hàng loạt sinh viên

Nhóm PV |

Không được Bộ GDĐT giao chỉ tiêu đào tạo, nhưng mỗi năm, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vẫn tuyển sinh “chui” hàng trăm sinh viên ngành ngôn ngữ Anh văn bằng 2. Cũng tại trường này xảy ra chuyện sinh viên khi nhận giấy báo nhập học mà không hiểu vì sao mình lại đỗ, để đến giờ “mất ăn mất ngủ” vì cách "tuyển sinh lạ" của trường.

Đuổi học hàng nghìn sinh viên trong 1 ngày

26.6.2020, với nhiều sinh viên của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ  Hà Nội, đây là ngày đen tối. Bởi họ nhận được thông báo của nhà trường về việc mình bị đuổi học.

Trong 1 ngày, GS –TS Vũ Văn Hóa - Phó Hiệu trưởng nhà trường – ký liền 7 quyết định buộc thôi học với 3.439 sinh viên. Trước đó, toàn bộ đang theo học hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học và từ trình độ trung cấp lên đại học của trường này.

Ngược lại, thời điểm tháng 11.2019, hàng trăm sinh viên hệ chính quy các ngành Y đa khoa và Răng Hàm Mặt của trường cũng trải qua cảm giác “sốc” khi nhận quyết định bị buộc thôi học.

Các năm 2017, 2018 và trước đó, con số sinh viên bị đuổi học của trường cũng đều lên đến hàng nghìn em.

Lý do được nhà trường đưa ra là sinh viên không có khả năng theo được chương trình đào tạo của trường, nợ môn quá nhiều. Trường đã cho thi lại nhiều lần nhưng đều không thể qua, nên đành đuổi học. Trong khi trước đó, chính nhà trường ký quyết định công nhận họ là sinh viên, bằng việc xác định điểm đầu vào mà dư luận xã hội đánh giá là ở mức tương đối thấp, nhiều ngành chỉ lấy 13-14 điểm.

 
Trong 1 ngày,  Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ra 7 quyết định buộc thôi học sinh viên.

Phản ánh tới Báo Lao Động, nhiều người từng là sinh viên của trường bức xúc cho rằng, nhà trường đã đổ hết lỗi việc bị đuổi học là do sinh viên, mà không nói đến chất lượng, phương pháp đào tạo của nhà trường, của giảng viên khiến người học “học mãi vẫn không thể thi qua môn được”.

Đặc biệt, cựu sinh viên của trường cũng cho rằng, việc đuổi học hàng loạt sinh viên có nguyên do từ việc tuyển sinh ồ ạt, tuyển vượt chỉ tiêu, vượt năng lực đào tạo của nhà trường.

Và hệ lụy là người học bị ảnh hưởng tâm lý, lãng phí về mặt thời gian và tiền bạc khi bị buộc thôi học giữa chừng.

Không được xác định chỉ tiêu, vẫn tuyển sinh ồ ạt

Để xác minh thông tin phản ánh của những người vừa bị trường này ra quyết định buộc thôi học, phóng viên đã tìm hiểu đề án tuyển sinh của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, mà theo quy định của Bộ GDĐT là phải công khai trên website của nhà trường để xã hội giám sát.

Trong đề án tuyển sinh các năm 2018 và 2019, trường không xác định chỉ tiêu đối với hệ đào tạo liên thông chính quy, văn bằng 2 chính quy, vừa làm vừa học. Dù vậy, thực tế trường này vẫn tiến hành tuyển sinh.

Thông tin của Lao Động, năm 2018, trường tuyển được 107 sinh viên nhập học vào các ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Luật Kinh tế, Công nghệ thông tin... Có nhiều năm trường tuyển sinh lên đến hàng ngàn chỉ tiêu hệ liên thông, mà theo cách nói của sinh viên là “đông đến nỗi không có chỗ mà học”.

Với hệ văn bằng 2, trường tuyển được 580 sinh viên cho ngành Ngôn ngữ Anh vào 2 năm 2018, 2019. Trong khi đó, theo nguồn tin của Lao Động, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội không được Bộ GDĐT thông báo chỉ tiêu, cho phép tuyển sinh văn bằng 2 ngành này.

Thời gian qua, sinh viên học văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội luôn trong tâm trạng “như ngồi trên lửa”, nhất là sau sự việc hàng loạt lãnh đạo của Trường ĐH Đông Đô bị bắt vì đào tạo văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh khi chưa được phép, còn học viên thì khốn đốn vì trót học mà chưa biết bằng có được công nhận hay không.

Nhiều sinh viên của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết đã liên hệ với nhà trường để hỏi rõ việc những người đang theo học văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh của trường liệu có được cấp bằng hay không? Tuy nhiên đến giờ chưa nhận được câu trả lời rõ ràng của người có trách nhiệm.

Mập mờ trong tuyển sinh

Cũng theo tìm hiểu của Lao Động, ngoài sinh viên học văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đang lo lắng về tương lai của mình, thì hàng trăm sinh viên các ngành Y đa khoa và Răng Hàm Mặt của trường này cũng đang “mất ăn mất ngủ”.

 
Sinh viên cho biết họ cũng ngỡ ngàng về mức điểm các môn thành phần ghi trong giấy báo trúng tuyển của trường.

Theo phản ánh của nhiều người, đến khi nhận quyết định bị buộc thôi học, họ mới tá hỏa khi biết lý do là “có dấu hiệu giả mạo trong hồ sơ tuyển sinh”.

Một sinh viên ngành Răng Hàm Mặt cho biết, năm 2019, khi được người quen giới thiệu về việc có thể nộp học bạ để xét tuyển vào Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, người này đã nộp hồ sơ.

Sau đó, tiếp tục nộp thêm cho người này một khoản tiền và không lâu sau nhận lại giấy báo trúng tuyển có dấu đỏ của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

“Tôi đã nhập học theo thời gian ghi trên trên giấy báo trúng tuyển. Học ở trường được một thời gian thì nhận thông báo bị đuổi học vì học bạ của tôi có dấu hiệu bị sửa điểm. Tôi không biết ai làm và rất lo sợ về việc này”- một cựu sinh viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết.

Liên quan đến những thông tin mập mờ trong tuyển sinh mà sinh viên phản ánh, trao đổi với Lao Động, GS –TS Vũ Văn Hóa - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội – xác nhận, nhà trường có đuổi học khoảng 100 sinh viên vì phát hiện hồ sơ có dấu hiệu giả mạo.

"Lúc sinh viên nộp hồ sơ vào trường, chúng tôi chưa kiểm tra được ngay mà sau đó tiến hành hậu kiểm. Trong quá trình hậu kiểm, nhà trường phát hiện có những sinh viên có điểm học bạ năm lớp 10 là trung bình và trung bình yếu, đến năm 12 tự nhiên giỏi.

Chúng tôi nghi ngờ và điều tra một số nơi, thì họ nói là hồ sơ sinh viên nộp vào trường là giả. Chúng tôi đã báo cho công an để điều tra xem ai làm giả, nâng điểm học bạ? Trước mắt là ra quyết định đuổi học những sinh viên này" - GS Vũ Văn Hóa thông tin.

Về việc đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh khi chưa được phép, đại diện nhà trường cho biết, vì chưa được phép tuyển sinh nên những sinh viên theo học ngành này chưa được cấp bằng. Nhà trường sẽ xin ý kiến của Bộ GDĐT để có thể đảm bảo quyền lợi cho các sinh viên.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm học viên khốn đốn vì học văn bằng 2 của Đại học Đông Đô

Đặng Chung |

Đào tạo văn bằng 2 trái phép trong thời gian dài, hàng loạt lãnh đạo bị bắt và khởi tố; cơ quan chức năng yêu cầu rà soát toàn bộ những người dùng văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh… Hệ lụy của việc đào tạo sai quy định mà Trường Đại học Đông Đô gây ra chưa dừng ở đó khi nhiều học viên cho biết đang khốn đốn vì “trót” học văn bằng 2 của trường đại học này.

Thạc sĩ xin không làm nghiên cứu sinh vì sử dụng văn bằng 2 của ĐH Đông Đô

Bích Hà |

Sau khi biết văn bằng 2 ngôn ngữ tiếng Anh của Trường Đại học Đông Đô cấp là trái quy định, nhiều thạc sĩ sử dụng văn bằng này nhằm đủ điều kiện dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ đã tự động xin rút, không tiếp tục làm nghiên cứu sinh.

Giáo viên IELTS Tuấn Quỳnh nâng điểm lừa dối học viên: Mở lớp dạy "chui"

Đặng Chung -Huyên Nguyễn |

Nhiều cơ quan chức năng đã xác nhận với Lao Động về việc không cấp phép cho giáo viên P.N.Q và IELTS Tuấn Quỳnh tổ chức các lớp dạy tiếng Anh có thu tiền. Theo quy định, để được mở lớp dạy ngoại ngữ thì tổ chức và cá nhân phải làm hồ sơ và được cơ quan chức năng cấp phép. Nếu không, có nghĩa là đang “dạy chui”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Hàng trăm học viên khốn đốn vì học văn bằng 2 của Đại học Đông Đô

Đặng Chung |

Đào tạo văn bằng 2 trái phép trong thời gian dài, hàng loạt lãnh đạo bị bắt và khởi tố; cơ quan chức năng yêu cầu rà soát toàn bộ những người dùng văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh… Hệ lụy của việc đào tạo sai quy định mà Trường Đại học Đông Đô gây ra chưa dừng ở đó khi nhiều học viên cho biết đang khốn đốn vì “trót” học văn bằng 2 của trường đại học này.

Thạc sĩ xin không làm nghiên cứu sinh vì sử dụng văn bằng 2 của ĐH Đông Đô

Bích Hà |

Sau khi biết văn bằng 2 ngôn ngữ tiếng Anh của Trường Đại học Đông Đô cấp là trái quy định, nhiều thạc sĩ sử dụng văn bằng này nhằm đủ điều kiện dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ đã tự động xin rút, không tiếp tục làm nghiên cứu sinh.

Giáo viên IELTS Tuấn Quỳnh nâng điểm lừa dối học viên: Mở lớp dạy "chui"

Đặng Chung -Huyên Nguyễn |

Nhiều cơ quan chức năng đã xác nhận với Lao Động về việc không cấp phép cho giáo viên P.N.Q và IELTS Tuấn Quỳnh tổ chức các lớp dạy tiếng Anh có thu tiền. Theo quy định, để được mở lớp dạy ngoại ngữ thì tổ chức và cá nhân phải làm hồ sơ và được cơ quan chức năng cấp phép. Nếu không, có nghĩa là đang “dạy chui”.