Đề xuất mới: Các trường đại học nên trả tiền cho sinh viên

Anh Nhàn - Anh Tú |

Các trường đại học (ĐH) nên trả tiền cho sinh viên (SV) để các em tập trung nghiên cứu khoa học. SV phải đủ tài chính lo cho bản thân, gia đình thì mới yên tâm nghiên cứu, sáng tạo và cống hiến.

Sáng 6.4, TPHCM tổ chức buổi gặp mặt giữa lãnh đạo TPHCM với chuyên gia, trí thức, doanh nhân, kiều bào. Tại buổi gặp gỡ, các chuyên gia giáo dục có nhiều năm công tác tại nước ngoài đã đưa ra các đề xuất để phát triển giáo dục cho TPHCM.

Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TPHCM tiếp xúc với kiều bào. Ảnh: Anh Tú
Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TPHCM tiếp xúc với kiều bào. Ảnh: Anh Tú

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, TS Nguyễn Văn Thuận - ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM đề xuất thành phố tập trung vào việc đào tạo sau ĐH và các trường ĐH phải tính đến chuyện trả tiền cho sinh viên.

“Qua nhiều năm sinh sống ở Hàn Quốc, tôi nhận thấy đất nước này chỉ tuyển các sinh viên giỏi vào trường ĐH “tinh hoa”, còn tại TPHCM đến mỗi mùa tuyển sinh lại lo "đi tìm" sinh viên.

Do vậy, việc thu hút nhân tài tập trung vào đào tạo sau ĐH ở Việt Nam là rất quan trọng. Ngoài việc khuyến khích học bổng thì các trường ĐH thậm chí phải trả tiền cho SV.

Trên thế giới, những trường ĐH nhận tiền của SV là những trường dở, những phòng thí nghiệm giỏi là những trường trả tiền cho SV. Vì sinh viên muốn tập trung nghiên cứu khoa học thì các em phải đủ tài chính để lo cho bản thân và gia đình.

Tôi rất mong TPHCM hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo sau ĐH, kích cầu để các trường ĐH xây dựng cơ sở vật chất” – TS Nguyễn Văn Thuận nêu ý kiến. 

Ông Trần Hải Linh - kiều bào có quốc tịch Hàn Quốc phát biểu tại hội thảo
Ông Trần Hải Linh - kiều bào Hàn Quốc phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Anh Tú

Đồng quan điểm trên, ông Trần Hải Linh- kiều bào Hàn Quốc đưa ra các dẫn chứng trong việc đào tạo ĐH tại Hàn Quốc cho thấy tầm quan trọng của việc thu hút nhân tài:

"Giai đoạn 1953 -1957 có 1.115 giáo sư được đào tạo ở nước ngoài làm nguồn cho sự phát triển giáo dục ĐH tại Hàn Quốc. Và các năm sau đó cho đến nay, tiếp tục có những chính sách thiết thực mời gọi các giáo sư, tiến sĩ người Hàn Quốc đang ở nước ngoài quay về Hàn Quốc làm việc, giảng dạy và nghiên cứu".

Từ đó, ông Trần Hải Linh đưa ra một số đề xuất cho giáo dục ĐH tại Việt Nam: "Một số trường ĐH ở Việt Nam đã và đang thực hiện thí điểm tự chủ về tài chính và thực tế cho thấy rõ là kết quả nghiên cứu, giảng dạy cũng như đầu ra của sinh viên ở các trường đó đã thay đổi và chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng tốt".

Ông Lê Thanh Liêm - Phó chủ tịch Thường trực UBND TPHCM lắng nghe ý kiến của các kiều bào, trí thức yêu nước
Ông Lê Thanh Liêm - Phó chủ tịch Thường trực UBND TPHCM lắng nghe ý kiến của các kiều bào, trí thức yêu nước. Ảnh: Anh Nhàn

Kỹ sư Phan Ty – một kiều bào trẻ từng học tập tại Anh đưa ra ý kiến về việc chảy máu chất xám: “Các em học sinh đi du học ở nước ngoài học rất giỏi nhưng tại sao các em không muốn làm việc tại Việt Nam. Lý do được đưa ra là mức lương không thỏa đáng và một phần mong muốn của phụ huynh không muốn các em trở về.

Vì thế, muốn thu hút các em về nước, phải làm sao tạo cho các em môi trường làm việc thoải mái và mức lương đủ sống”.

Anh Nhàn - Anh Tú
TIN LIÊN QUAN

Một môn học có nhiều bộ sách để không còn cảnh “thầy dạy, trò chép”

Thành Trung |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc 1 môn học có nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) là một đổi mới, tránh được việc dựa vào SGK như một tài liệu đóng khung, cứng nhắc, dẫn tới việc "thầy dạy, trò chép".

Tỉ lệ thất nghiệp dài hạn 12 tháng trở lên có xu hướng tăng

Trần Kiều |

Theo Viện nghiên cứu Lao động Xã hội (Bộ LĐTBXH), tỉ lệ thất nghiệp dài hạn (12 tháng trở lên) có xu hướng tăng lên, chiếm hơn 34% tổng số người thất nghiệp.

Gần 700 học sinh Việt Nam và quốc tế tranh tài trong kỳ thi Toán học Hà Nội mở rộng

Đặng Chung |

Ngày 3.4, kỳ thi Toán học Hà Nội mở rộng (HOMC) lần thứ 16 năm 2019 khai mạc với sự tham dự của gần 700 thí sinh, trong đó có 119 thí sinh đến từ 14 đoàn quốc tế.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Một môn học có nhiều bộ sách để không còn cảnh “thầy dạy, trò chép”

Thành Trung |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc 1 môn học có nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) là một đổi mới, tránh được việc dựa vào SGK như một tài liệu đóng khung, cứng nhắc, dẫn tới việc "thầy dạy, trò chép".

Tỉ lệ thất nghiệp dài hạn 12 tháng trở lên có xu hướng tăng

Trần Kiều |

Theo Viện nghiên cứu Lao động Xã hội (Bộ LĐTBXH), tỉ lệ thất nghiệp dài hạn (12 tháng trở lên) có xu hướng tăng lên, chiếm hơn 34% tổng số người thất nghiệp.

Gần 700 học sinh Việt Nam và quốc tế tranh tài trong kỳ thi Toán học Hà Nội mở rộng

Đặng Chung |

Ngày 3.4, kỳ thi Toán học Hà Nội mở rộng (HOMC) lần thứ 16 năm 2019 khai mạc với sự tham dự của gần 700 thí sinh, trong đó có 119 thí sinh đến từ 14 đoàn quốc tế.