Đề xuất học sinh Hà Nội trở lại trường từ đầu tháng 3.2021

Bích Hà - Duy Thiên |

Nếu tình hình dịch trên địa Hà Nội tiếp tục được kiểm soát, không có phát sinh các ca bệnh mới hay diễn biến phức tạp lên, thì học sinh sẽ được trở lại trường từ đầu tháng 3.2021.

Ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo (GDĐT) Hà Nội xác nhận, Sở đang xem xét đề xuất với UBND TP.Hà Nội phương án học sinh sẽ sớm trở lại trường nếu dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt như hiện nay.

Sở GDĐT Hà Nội cho rằng, trước tình hình phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố đang được triển khai tích cực, dịch bệnh đã và đang dần được kiểm soát. Sau khi đã trao đổi, thống nhất, Sở GDĐT và Sở Y tế Hà Nội sẽ đề xuất UBND Thành phố xem xét, đồng ý cho học sinh, học viên các cấp học, bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên; trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài; các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn đến trường học trở lại từ ngày 2.3.2021.

Trên cơ sở đề xuất của Sở GDĐT Hà Nội, UBND TP.Hà Nội sẽ quyết định thời gian cho học sinh trở lại trường.

Sáng 24.2, tại cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, từ ngày 16.2 đến nay (9 ngày), Hà Nội chưa ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng. Cộng dồn của giai đoạn 4, thành phố có 35 ca mắc ngoài cộng đồng; 1.140 trường hợp F1 đã được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm, trong đó có 30 trường hợp cho kết quả dương tính. 12.829 trường hợp F2 đều được cách ly tại nhà theo dõi sức khỏe theo quy định.

Về việc rà soát, xét nghiệm cho những người về từ các vùng có dịch, Hà Nội đã thực hiện xét nghiệm cho 51.744/53.289 người, đến nay, 48.919 mẫu đã có kết quả, tất cả đều âm tính.

Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố hiện còn 529 trường hợp nhập cảnh, đang thực hiện cách ly tập trung; 4 địa điểm hiện còn phong tỏa, gồm: Khách sạn Somerset, quận Tây Hồ; Tòa nhà Sun Red River 23 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm; 5 hộ gia đình tại thôn Do Hạ, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh; Nhà 14/4B Yên Thế, phường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình.

Bảo đảm các yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều biện pháp quyết liệt và đồng bộ, như: Tạm dừng mở cửa đón khách tại các khu di tích, cơ sở tôn giáo, các quán ăn, uống đường phố từ ngày 16.2; tạm dừng tổ chức họp tập trung các bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên - chuyên nghiệp... từ ngày 17.2; kiện toàn hơn 20 nghìn tổ "Giám sát và tuyên truyền phòng, chống COVID-19 tại cộng đồng"; tăng cường tuyên truyền, vận động kết hợp kiểm tra, xử phạt những trường hợp vi phạm...

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng, trên cơ sở kết quả xét nghiệm của người đi về từ các vùng dịch trên cả nước và sau 9 ngày chưa ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng, UBND thành phố đã giao các sở, ban, ngành đánh giá về nguy cơ trong từng ngành, lĩnh vực, đề xuất các giải pháp để đưa các hoạt động dần trở lại trạng thái bình thường mới cũng như đề xuất Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội nới lỏng từng bước nhưng vẫn bảo đảm công tác phòng, chống dịch.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng, Hà Nội mong muốn được đăng ký mua vaccine tiêm phòng COVID-19 cho tất cả người dân trên địa bàn nên đề nghị sớm có cơ chế để các tỉnh, thành phố tiếp cận trực tiếp với nguồn cung cấp vaccine.

Bích Hà - Duy Thiên
TIN LIÊN QUAN

Để dạy học trực tuyến đạt hiệu quả: Cần nỗ lực của thầy, ý thức của trò

Đặng Chung |

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không chỉ các trường phổ thông mà hầu hết trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đều đã điều chỉnh phương thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong thời điểm này, để đảm bảo an toàn cho học sinh. Nhưng để có được những giờ học online chất lượng và thực sự hiệu quả, cần nỗ lực rất lớn của cả thầy và trò.

Hơn 45 tỉnh, thành lùi lịch trở lại trường của học sinh sau kỳ nghỉ Tết

Trang Hà |

Nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tính đến sáng 17.2, trên cả nước đã có 45 địa phương thông báo lùi lịch trở lại trường của học sinh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Học trực tuyến mùa dịch COVID-19: Giáo viên cũng cần thay đổi tư duy

Phan Anh |

Dịch COVID-19 đang khiến nhu cầu học trực tuyến trở nên cấp thiết. Theo TS Quách Tuấn Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), trong suốt 20 năm qua, đây là thời điểm chuyển đổi số trong giáo dục diễn ra nhanh nhất. Và điểm mấu chốt để việc dạy và học đạt kết quả cao nằm ở giáo viên.

Dự báo diễn biến không khí lạnh và nắng nóng trong một tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh trong thời kỳ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Phú Thọ: Dân khốn khổ vì dự án đường cao hơn nền nhà cả mét

Tô Công - Minh Nguyễn |

Người dân sống tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao bức xúc vì dự án đường nâng nền lên quá cao, gây phiền toái thậm chí là thiệt hại cho nhiều hộ gia đình.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Đề xuất 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu

ANH THƯ |

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10.2023. Theo đó, một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo là bổ sung quy định giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống 15 năm.

Để dạy học trực tuyến đạt hiệu quả: Cần nỗ lực của thầy, ý thức của trò

Đặng Chung |

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không chỉ các trường phổ thông mà hầu hết trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đều đã điều chỉnh phương thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong thời điểm này, để đảm bảo an toàn cho học sinh. Nhưng để có được những giờ học online chất lượng và thực sự hiệu quả, cần nỗ lực rất lớn của cả thầy và trò.

Hơn 45 tỉnh, thành lùi lịch trở lại trường của học sinh sau kỳ nghỉ Tết

Trang Hà |

Nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tính đến sáng 17.2, trên cả nước đã có 45 địa phương thông báo lùi lịch trở lại trường của học sinh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Học trực tuyến mùa dịch COVID-19: Giáo viên cũng cần thay đổi tư duy

Phan Anh |

Dịch COVID-19 đang khiến nhu cầu học trực tuyến trở nên cấp thiết. Theo TS Quách Tuấn Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), trong suốt 20 năm qua, đây là thời điểm chuyển đổi số trong giáo dục diễn ra nhanh nhất. Và điểm mấu chốt để việc dạy và học đạt kết quả cao nằm ở giáo viên.