Đề xuất hỗ trợ chi phí cho sinh viên học chương trình quốc tế ở trong nước

Đặng Chung - Tuấn Anh |

PGS-TS Bùi Xuân Hải -  Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh đề xuất, Nhà nước nên hỗ trợ 50% chi phí đào tạo cho những sinh viên Việt Nam học chương trình liên kết quốc tế ở trong nước. Điều này sẽ giúp thúc đẩy phong trào “du học tại chỗ”,  giúp quốc tế hóa các chương trình giáo dục ở Việt Nam.

“Khoản đầu tư xứng đáng”

Lo lắng vì việc học tập bị ảnh hưởng là tâm trạng chung của các du học sinh trong vòng xoáy của dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới.

Trước thực tế này, Bộ GDĐT đã đề nghị các trường đại học ở Việt Nam triển khai thực hiện tiếp nhận du học sinh và sinh viên quốc tế có nhu cầu, có đủ điều kiện tiếp tục học tập vào các chương trình đào tạo quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh, các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.

Những ngày qua, các cơ sở giáo dục đại học trong nước đã chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng tiếp nhận du học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều khó khăn, vướng mắc đã được các trường chỉ ra và đề xuất giải pháp.

Theo PGS-TS Bùi Xuân Hải -  Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, một trong những điểm yếu của sinh viên Việt Nam là ngoại ngữ. Nhiều gia đình phải chi rất nhiều tiền cho con em ra nước ngoài học ngoại ngữ trước, rồi mới vào chương trình học chính thức.

Đây cũng là lý do họ chọn con đường du học thay vì học tập trong nước.

PGS-TS Bùi Xuân Hải đề xuất hỗ trợ chi phí cho sinh viên học chương trình quốc tế ở trong nước.

Nhận định ở góc độ GDP, ông Hải cho rằng, nếu Chính phủ bỏ ra 1 đồng để hỗ trợ về học sinh học ở Việt Nam học ngoại ngữ ở trong nước sẽ tốt hơn nhiều việc gia đình bỏ ra 3-4 đồng chi phí du học. Việc này còn giúp cho các trường đại học ở Việt Nam sẽ quốc tế hóa nhanh chóng hơn, hội nhập quốc tế nhanh hơn bằng các chương trình liên kết.

“Nếu Bộ GDĐT đề xuất Chính phủ có sự hỗ trợ 50% chi phí đào tạo cho các sinh viên học chương trình liên kết quốc tế tại Việt Nam, nếu như các em được nhận vào học và hoàn thành khóa học thì rất có ý nghĩa.

Bởi nhìn về tầm vĩ mô, lâu dài sẽ giúp các trường đại học ở Việt Nam có thêm nguồn sinh viên học các chương trình quốc tế, chương trình liên kết tại Việt Nam, giúp thu ngân sách nhà nước. Khoản ngân sách đầu tư ban đầu này có thể khó sắp xếp, nhưng nếu nhìn vào tầm vĩ mô và lợi ích lâu dài thì rất xứng đáng” – PGS Bùi Xuân Hải nhấn mạnh.

Một rào cản khác được ông Hải chỉ ra là khó khăn trong việc tìm đối tác nước ngoài uy tín, chất lượng để liên kết. Ông mong Bộ GDĐT làm việc với Bộ Ngoại giao cùng các tham tán văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ lên danh sách đại học có thiện chí với Việt Nam để trường trong nước liên hệ.

Tránh việc mượn “mác quốc tế”

Còn bà Dương Hồng Loan - Giám đốc Đối ngoại chiến lược, Đại học RMIT – thì nêu ra những khó khăn mà đơn vị mình đang gặp phải.

Hiện nhà trường có khoảng 600 sinh viên quốc tế, do ảnh hưởng của COVID-19, những em này chưa thể quay lại Việt Nam. Các em không được cấp visa và cũng không có chuyến bay nào để quay lại trường. Nhiều giảng viên nước ngoài chưa quay trở lại Việt Nam do chưa có chuyến bay thương mại.

“Hiện sinh viên nhiều trường khác đang mắc kẹt ở các quốc gia khi học trao đổi một kỳ hay tham gia khóa thực tập. Không ít em đang sống trong lo sợ, trong khi chi phí một tháng ở nước ngoài vô cùng đắt đỏ.

Chúng tôi mong Bộ GDĐT có ý kiến, đề xuất với Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 quốc gia hỗ trợ. Đây cũng là cách để giúp các trường đại học”- bà Loan kiến nghị.

Ông Lê Quang Sơn - Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng – cũng nêu thực tế, hiện việc xin visa cho sinh viên hay cán bộ nước ngoài đến làm việc theo chương trình liên kết quốc tế rất khó khăn. Ông kiến nghị Bộ GDĐT tác động, cùng các bộ ngành liên quan tạo cơ chế thông thoáng cho việc này.

Một số trường đại học khác thì cho rằng, hiện không ít nơi mượn mác quốc tế, không minh bạch thông tin của các chương trình liên kết, điều này tạo nên việc cạnh tranh không công bằng.

Trước thực tế này, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc minh bạch là rất cần thiết, tránh tình trạng ghép từ “quốc tế” vào tên gọi.

“Tất cả chương trình đào tạo liên kết quốc tế phải xứng với chất lượng, phải minh bạch để học sinh, sinh viên, phụ huynh lựa chọn đúng” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh và cho biết, tới đây Bộ sẽ đẩy mạnh thanh-kiểm tra, cho dừng tất cả những chương trình liên kết quốc tế không đảm bảo chất lượng.

Đặng Chung - Tuấn Anh
TIN LIÊN QUAN

Sẵn sàng đón du học sinh Việt Nam trở về nước học tập

Đặng Chung - Tuấn Anh |

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, các trường đại học trong nước cần nâng cao chất lượng, tạo điều kiện cho du học sinh trở về được học ở môi trường tốt nhất khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp trên thế giới.

ĐH Việt Nam tiếp nhận sinh viên quốc tế của ĐH top đầu nước Mỹ

Đặng Chung |

Lần đầu tiên, Đại học Cornell – một trường danh tiếng của nước Mỹ - đã hợp tác với trường đại học Việt Nam trong việc hỗ trợ tiếp nhận sinh viên quốc tế của trường này sang Việt Nam học tập.

Hỗ trợ du học sinh Việt Nam "du học trong nước" để giữ chân ngoại tệ

Đặng Chung - Tuấn Anh |

Trong khi nhiều du học sinh Việt Nam đang lúng túng chưa biết sẽ học ở đâu, tiếp tục việc học như thế nào khi dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đây là trách nhiệm và cũng là cơ hội để các trường đại học trong nước nâng cao chất lượng, tạo điều kiện cho du học sinh trở về được học ở môi trường tốt nhất. Thực hiện được việc này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cho các gia đình, mà còn là cách để giữ nguồn chi phí dành cho du học ở lại Việt Nam.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Sẵn sàng đón du học sinh Việt Nam trở về nước học tập

Đặng Chung - Tuấn Anh |

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, các trường đại học trong nước cần nâng cao chất lượng, tạo điều kiện cho du học sinh trở về được học ở môi trường tốt nhất khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp trên thế giới.

ĐH Việt Nam tiếp nhận sinh viên quốc tế của ĐH top đầu nước Mỹ

Đặng Chung |

Lần đầu tiên, Đại học Cornell – một trường danh tiếng của nước Mỹ - đã hợp tác với trường đại học Việt Nam trong việc hỗ trợ tiếp nhận sinh viên quốc tế của trường này sang Việt Nam học tập.

Hỗ trợ du học sinh Việt Nam "du học trong nước" để giữ chân ngoại tệ

Đặng Chung - Tuấn Anh |

Trong khi nhiều du học sinh Việt Nam đang lúng túng chưa biết sẽ học ở đâu, tiếp tục việc học như thế nào khi dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đây là trách nhiệm và cũng là cơ hội để các trường đại học trong nước nâng cao chất lượng, tạo điều kiện cho du học sinh trở về được học ở môi trường tốt nhất. Thực hiện được việc này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cho các gia đình, mà còn là cách để giữ nguồn chi phí dành cho du học ở lại Việt Nam.