Để học sinh không bị “sốc” khi đi học trở lại

Huyên Nguyễn |

Ngại đến trường hay khi đi học trở lại thì không thích giao tiếp với người khác... là tâm lý của không ít học sinh sau thời gian dài ở nhà vì dịch bệnh.

Ở nhà lâu ngày tạo sức ỳ tâm lý

“Em đã quen với việc học online, em vẫn tiếp thu được kiến thức vì thế khi được đi học trở lại, em rất ngại” - đó là chia sẻ của L.T – một học sinh Trường THPT Gia Định (TPHCM). Nỗi niềm của T cũng không hiếm bạn trẻ đang gặp phải.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho rằng đây là sức ỳ tâm lý của trẻ em khi ở nhà và học trực tuyến quá lâu. Ngay ở người lớn, triệu chứng này cũng thường gặp, khi nghỉ Tết, nghỉ phép dài ngày thì tâm lý không muốn làm việc trở lại. Theo bác sĩ Tiến, khi học sinh đi học trở lại, ngoài việc ba mẹ hỗ trợ con chuẩn bị sách vở thì cũng cần giải thích cho con tầm quan trọng của việc đi học trực tiếp, có thể giúp con phát triển toàn diện năng lực và thể chất.

Theo ý kiến của các chuyên gia, học sinh đến trường rất cần thiết. Việc học trực tuyến kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của học sinh, nhất là với lứa tuổi thanh thiếu niên.

Học sinh TPHCM đi học trở lại từ 13.12. Ảnh: Huyên Nguyễn
Học sinh TPHCM đi học trở lại từ 13.12. Ảnh: Huyên Nguyễn

Khi ở nhà, các hoạt động giao tiếp bên ngoài, hoạt động thể chất, tinh thần gần như dừng lại. Bên cạnh đó, tiếp xúc với máy tính, điện thoại quá nhiều, học sinh sẽ mất dần đi cảm xúc, không học hỏi được kỹ năng, thái độ sống. Chưa kể các hệ lụy khác về sức khỏe tâm thần, thể chất như dễ lo âu trầm cảm, rối loạn cảm xúc, dễ tổn thương, hay bực bội, cáu gắt. Nhiều trẻ có nguy cơ mắc các bệnh như cận thị, béo phì, cong vẹo cột sống, thiếu canxi…

Không đặt nặng việc học kiến thức

Với những thay đổi về thời khóa biểu và thói quen sinh hoạt, các chuyên gia tâm lý và bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh nên có sự chuẩn bị cũng như hỗ trợ để trẻ trở lại trường trong tâm thế tốt nhất cả về học tập lẫn sinh hoạt. Ngoài ra, ở thời gian đầu trẻ bắt đầu đi học trở lại cũng cần theo dõi các biểu hiện tâm lý của con.

Thạc sĩ Lê Thị Dung - giảng viên bộ môn Tâm lý học, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, cho rằng: “Việc hạn chế đi lại giao tiếp, học tập trực tuyến kéo dài, khiến học sinh trở thành nhóm đối tượng dễ mắc những vấn đề tâm lý nhất. Vì vậy khi đi học trực tiếp, bên cạnh các biện pháp bảo đảm an toàn cho thầy và trò thì nắm bắt tâm tư, suy nghĩ của các em cũng rất quan trọng”.

Nữ giảng viên đưa giải pháp nhà trường có thể tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề trong phạm vi lớp học hoặc chia nhóm nhỏ để tìm hiểu những vấn đề các em đang gặp phải, có phương án hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, cần quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống nhằm tăng ý chí, niềm tin, bản lĩnh và thái độ ứng xử, hòa thiện nhân cách cho học sinh, góp phần xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện.

“Các em học sinh cũng đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ từ gia đình, thầy cô, bạn bè khi gặp những khó khăn”, thạc sĩ Lê Thị Dung nhấn mạnh.

Thạc sĩ Dung lưu ý rằng, sức khỏe tinh thần của học sinh trong thời gian này quan trọng hơn là kiến thức, vì thế, không gây áp lực, quá tải. Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ cũng cần được thực hiện sau một thời gian học sinh đã được ôn tập, củng cố, bổ sung kiến thức.

Tâm lý thích nghi cần có từ chính phụ huynh

Để học sinh đi học trở lại trong bối cảnh hiện nay, sự ủng hộ và đồng hành của phụ huynh cũng giúp cho các em bình tĩnh và thích ứng an toàn hơn khi đến trường.

Thạc sĩ
Thạc sĩ Lê Thị Dung cho rằng tâm lý thích nghi cần có từ chính phụ huynh. Ảnh: NV

“Các bậc cha mẹ cần xác định rõ và phải thích nghi trong hoàn cảnh “bình thường mới”, không thể nào để trẻ ở mãi trong nhà được. Chúng ta cần cho trẻ một bối cảnh rộng hơn để phát triển. Điều quan trọng là luyện cho các em năng lực thích ứng với môi trường mới” – nữ giảng viên nói.

Tùy vào độ tuổi khác nhau mà cha mẹ có sự chuẩn bị khác nhau, tạo cho con một trạng thái tích cực khi đến trường. Theo Thạc sĩ Dung, đối với học sinh bậc THPT, việc trở lại trường học phần nào dễ dàng hơn vì các con đủ lớn để thích nghi và tự lập.

Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý để con có giờ giấc học tập hợp lý, tránh bị xao nhãng bởi các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại. Khi con đã yêu thích đến trường thì việc điều chỉnh hành vi, thay đổi thói quen để dễ bắt nhịp với môi trường mới kỷ cương, nền nếp hơn hoàn toàn không phải là vấn đề trở ngại.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Học online quá lâu, học sinh ngại đến trường?

HOÀI ANH |

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, để học sinh được vui vẻ, thoải mái khi trở lại trường, cần chọn lựa một thời điểm phù hợp và có kế hoạch cụ thể. Nhưng hơn hết, việc trở lại trường cần tránh gắn với những kì thi để không gây ra áp lực cho học sinh.

Tuyển sinh 2022: Công nghệ thông tin – ngành học “triệu đô” trong xã hội số

NHÓM PV |

Ngày nay, bất cứ ngành công nghiệp nào cũng đều có sự hiện diện của công nghệ thông tin. Chính vì thế, ngành học này được dự báo vẫn tiếp tục hấp dẫn trong tuyển sinh năm 2022. Chương trình 360 độ nghề nghiệp với sự tham gia của TS Lê Mạnh Hải - Trưởng khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Gia Định (GDU) và ông Nguyễn Hữu Ru - Giám đốc kỹ thuật, Công ty Cổ phần Giải pháp Hệ thống Long Vân sẽ mang đến cho phụ huynh, học sinh nhiều thông tin hữu ích.

Học sinh TPHCM chính thức đi học trở lại sau 7 tháng học trực tuyến

NGỌC LÊ - HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Ngày  13.12, học sinh lớp 9 và 12 trên địa bàn Thành phố chính thức đi học trở lại, bắt đầu ngày học trực tiếp đầu tiên của năm học 2021-2022.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Học online quá lâu, học sinh ngại đến trường?

HOÀI ANH |

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, để học sinh được vui vẻ, thoải mái khi trở lại trường, cần chọn lựa một thời điểm phù hợp và có kế hoạch cụ thể. Nhưng hơn hết, việc trở lại trường cần tránh gắn với những kì thi để không gây ra áp lực cho học sinh.

Tuyển sinh 2022: Công nghệ thông tin – ngành học “triệu đô” trong xã hội số

NHÓM PV |

Ngày nay, bất cứ ngành công nghiệp nào cũng đều có sự hiện diện của công nghệ thông tin. Chính vì thế, ngành học này được dự báo vẫn tiếp tục hấp dẫn trong tuyển sinh năm 2022. Chương trình 360 độ nghề nghiệp với sự tham gia của TS Lê Mạnh Hải - Trưởng khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Gia Định (GDU) và ông Nguyễn Hữu Ru - Giám đốc kỹ thuật, Công ty Cổ phần Giải pháp Hệ thống Long Vân sẽ mang đến cho phụ huynh, học sinh nhiều thông tin hữu ích.

Học sinh TPHCM chính thức đi học trở lại sau 7 tháng học trực tuyến

NGỌC LÊ - HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Ngày  13.12, học sinh lớp 9 và 12 trên địa bàn Thành phố chính thức đi học trở lại, bắt đầu ngày học trực tiếp đầu tiên của năm học 2021-2022.