Để học online không còn là nỗi lo của phụ huynh và học sinh

Phan Anh |

Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn cho học sinh, trên 40 tỉnh/thành đã quyết định lùi thời gian đến trường sau kỳ nghỉ Tết Tân Sửu. Với tinh thần "tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học", nhiều phụ huynh và thầy cô đang tích cực chuẩn bị hành trang cho con em học tập trong tình hình mới.

Cần thích ứng để phù hợp thực tế

Loay hoay cài đặt ứng dụng Zoom vào chiếc Ipad mới mua, chị Phan Thị Huyền Trang - một phụ huynh có con đang học lớp 2 (Tam Nông - Phú Thọ) - chia sẻ, dù việc học online còn gặp nhiều khó khăn, nhưng thấy đây là việc làm cần thiết để "chiến đấu" với dịch COVID-19 nên cả gia đình đều đang thích nghi.

"Con tôi năm nay học lớp 1. Hai vợ chồng đều làm công nhân, kinh tế cũng không thoải mái. Mấy ngày nay, hai vợ chồng đang tính đến phương án con phải học online do dịch bệnh còn phức tạp nên gom tiền mua 1 chiếc Ipad để cháu học bài. Bà nội thời gian này cũng được "đào tạo" sử dụng thiết bị công nghệ và cách sử dụng Zoom để kèm các cháu học, trong thời gian hai vợ chồng tôi đi làm" - chị Trang cho biết.

Ảnh T.T
Nhiều phụ huynh đang dần thích ứng để con đảm bảo việc học tập. Ảnh: Tô Thế

Còn theo chị Hoàng Thị Thúy Hằng (giáo viên Trường THPT Hồng Đức - tỉnh Hải Dương), dù việc dạy và học online còn đang gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên kết quả cuối cùng vẫn là sự tâm huyết của đội ngũ giáo viên, sự vào cuộc của gia đình và nỗ lực ở bản thân học sinh.

"Với giáo dục, việc dạy và học giai đoạn này rất căng thẳng. Căng thẳng nhất là đội ngũ quản lí và giáo viên trực tiếp đứng lớp, sau đó là các bậc phụ huynh.

Tôi thấy hình thức dạy và học nào cũng thế, chỉ hiệu quả với người nghiêm túc. Chúng tôi đã dạy và kiểm tra chất lượng học sinh sau học trực tuyến. Qua quá trình đó, em nào nghiêm túc vẫn đảm bảo tương đối chất lượng.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải khẳng định, việc dạy trực tuyến bước đầu chưa thể đồng đều và tốt như phương thức dạy học truyền thống được. Nhưng do hoàn cảnh bắt buộc, phụ huynh và học sinh cần tự thích nghi. Bản thân giáo viên chúng tôi cũng phải tự điều chỉnh, cả về nghiệp vụ, kĩ năng sử dụng máy tính, soạn giáo án điện tử, sử dụng phần mềm...

Làm sao để đảm bảo chất lượng cho các em sau dịch? Làm sao để các em cảm thấy việc học vẫn nghiêm túc và hiệu quả như khi học trực tiếp... là những điều chúng tôi cần tìm tòi, hoàn thiện" - cô Hằng tâm sự.

Nên đa dạng hóa phương pháp dạy học online

Chia sẻ về quá trình dạy học online tại miền núi, thầy Nguyễn Tuấn Phong - giáo viên dạy môn toán Trường THCS Mường Báng (huyện Tủa Chùa - tỉnh Điện Biên) - nói rằng, gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên việc dạy học online không phải không thể.

"Có thể kể sơ qua một số khó khăn như mạng Internet còn hạn chế, máy móc để học chưa có, các em lại ít được gia đình quan tâm chuyện học hành, ra Tết phải làm ruộng nương rất nhiều... Nhìn vào đây thì đúng là bất khả thi. Tuy nhiên, cũng có những cách để khắc phục.

Thời gian qua, trường tôi cũng đào tạo giáo viên để dạy online. Giáo viên cố gắng đa dạng hóa phương pháp dạy để giúp học sinh thích nghi.

Chúng tôi thường dạy bằng cách quay video và đưa lên YouTube để các em có thể theo dõi. Hoặc hữu hiệu nhất, tôi thấy một số đài truyền hình tổ chức các lớp học. Trên này, máy tính không có nhưng tivi thì rất nhiều. Đương nhiên là việc phát vào khung giờ nào cũng nên xem xét, vì ban ngày đa số các em vùng cao đều đi làm nương phụ giúp bố mẹ" - thầy Phong nói.

Việc dạy học online nên đa dạng hóa phương pháp
Việc dạy học online nên đa dạng hóa phương pháp để tiếp cận được nhiều đối tượng. Ảnh: LDO

Đồng quan điểm, TS Quách Tuấn Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) - cho rằng, việc dạy học online nên linh hoạt, cần chú ý đến vùng sâu, vùng xa, nơi có khả năng tiếp cận công nghệ kém.

"Trong dịch bệnh, ngành Giáo dục có thể nhìn ra đó là cơ hội để bản thân có sự chuyển đổi, tạo ra những mô hình học tập mới, mô hình tổ chức trường học mới và phải bắt đầu từ thay đổi tư duy, học cách thích nghi với điều kiện mới, tình hình mới của cả học sinh, giáo viên và phụ huynh" -TS Quách Tuấn Ngọc chia sẻ thêm.

Phan Anh
TIN LIÊN QUAN

Học trực tuyến mùa dịch COVID-19: Giáo viên cũng cần thay đổi tư duy

Phan Anh |

Dịch COVID-19 đang khiến nhu cầu học trực tuyến trở nên cấp thiết. Theo TS Quách Tuấn Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), trong suốt 20 năm qua, đây là thời điểm chuyển đổi số trong giáo dục diễn ra nhanh nhất. Và điểm mấu chốt để việc dạy và học đạt kết quả cao nằm ở giáo viên.

Dạy học trực tuyến để phòng dịch COVID-19: Giải pháp tối ưu vì sức khỏe, sự an toàn của học sinh

Đặng Chung |

Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong tình hình dịch COVID-19 đã lây lan vào đến trường học, hơn 30 địa phương trên cả nước quyết định cho học sinh tạm nghỉ học. Nhiều nơi, giáo viên đã tiến hành dạy học trực tuyến trong tình hình mới, với mục tiêu “tạm dừng đến trường không dừng việc học”.

Điều chỉnh kế hoạch dạy học, đẩy mạnh học trực tuyến ứng phó dịch COVID-19

Đặng Chung |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên, toàn ngành Giáo dục đã nhanh chóng kích hoạt các biện pháp phòng dịch trong trường học. Ngoài việc chủ động cho học sinh nghỉ học, nhiều địa phương đã triển khai đẩy mạnh dạy học trực tuyến để vừa duy trì việc học, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Học trực tuyến mùa dịch COVID-19: Giáo viên cũng cần thay đổi tư duy

Phan Anh |

Dịch COVID-19 đang khiến nhu cầu học trực tuyến trở nên cấp thiết. Theo TS Quách Tuấn Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), trong suốt 20 năm qua, đây là thời điểm chuyển đổi số trong giáo dục diễn ra nhanh nhất. Và điểm mấu chốt để việc dạy và học đạt kết quả cao nằm ở giáo viên.

Dạy học trực tuyến để phòng dịch COVID-19: Giải pháp tối ưu vì sức khỏe, sự an toàn của học sinh

Đặng Chung |

Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong tình hình dịch COVID-19 đã lây lan vào đến trường học, hơn 30 địa phương trên cả nước quyết định cho học sinh tạm nghỉ học. Nhiều nơi, giáo viên đã tiến hành dạy học trực tuyến trong tình hình mới, với mục tiêu “tạm dừng đến trường không dừng việc học”.

Điều chỉnh kế hoạch dạy học, đẩy mạnh học trực tuyến ứng phó dịch COVID-19

Đặng Chung |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên, toàn ngành Giáo dục đã nhanh chóng kích hoạt các biện pháp phòng dịch trong trường học. Ngoài việc chủ động cho học sinh nghỉ học, nhiều địa phương đã triển khai đẩy mạnh dạy học trực tuyến để vừa duy trì việc học, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh.