Để em Phạm Song Toàn phải chuyển trường, mục tiêu giáo dục đã thất bại

Đặng Chung |

Ngay trong môi trường sư phạm, một việc làm đúng không được bảo vệ, một việc làm sai lại không dám đấu tranh. Điều này thể hiện sự dân chủ trong trường học chỉ là hình thức, nó đang gián tiếp đẩy mục tiêu giáo dục đi đến thất bại.

Cần bỏ lối giáo dục áp đặt 

Sau gần một tháng câu chuyện “cô giáo quyền lực không giảng bài cho học sinh” đã có cái kết bất ngờ: Học sinh dũng cảm lên tiếng phải ra đi trước làn sóng tẩy chay, áp lực từ bạn bè, nhà trường; còn cô giáo không giảng bài vẫn chưa có quyết định xử lý.

Nếu để em Phạm Song Toàn buộc phải chuyển trường vì không chịu nổi áp lực dư luận, đó có phải là thất bại từ nhà trường, các giáo viên, các bậc phụ huynh đến ngành giáo dục hay không?

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, rõ ràng để điều này xảy ra, mục tiêu giáo dục đã không đạt. Vì nhiệm vụ của giáo dục, ngoài cung cấp kiến thức thì nhiệm vụ cao cả, quan trọng là giúp học sinh tự đứng được trên đôi chân của mình khi đủ 18 tuổi, biết phân biệt đúng-sai, phải-trái và dám đấu tranh trước cái sai, cái ác.

Chỉ tiếc là, tư duy giáo dục theo kiểu áp đặt, quyền uy đã tồn tại quá lâu trong mỗi thầy cô, người làm quản lý giáo dục. Áp đặt lâu ngày làm cho đứa trẻ đánh mất chính mình, trở thành một người khác, dẫn đến việc không có chính kiến, không biết đương đầu ra sao khi gặp phải những sóng gió đầu đời, không dám lên tiếng khi cô giáo làm sai, không dám từ chối khi bị cô giáo phạt uống nước bẩn.

 
TS Nguyễn Tùng Lâm. 

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, nếu vẫn duy trì lối giáo dục theo kiểu áp đặt này, hậu quả sẽ còn tai hại. Trò bị thầy bạo hành, rồi nhận lại bằng bạo lực. Ông cho rằng đã đến lúc toàn ngành giáo dục cần thay đổi, bỏ ngay tư duy giáo dục theo kiểu áp đặt lên học trò, hãy lấy sự tôn trọng học sinh làm nguyên tắc trong giáo dục.

Em Phạm Song Toàn phải được tôn vinh!

Là một nhà giáo lão thành, TS Lâm trân trọng những học sinh có phẩm chất dũng cảm như em Phạm Song Toàn. Ông cho rằng: Em Phạm Song Toàn phải được tôn vinh, được tôn trọng ngay trong chính nhà trường, để tất cả những ai gièm pha, lợi dụng ném đá phải thay đổi suy nghĩ. Tôi chỉ mong nhà trường, ngành giáo dục TPHCM hãy tạo điều kiện tốt nhất, phải để em Phạm Song Toàn được sống tốt đẹp, hạnh phúc ngay trong chính ngôi trường của mình.

Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, việc để xảy ra tình trạng cô giáo lên lớp không giảng bài cho học sinh kéo dài tận 3 tháng là lỗi của hiệu trưởng. Đây là biểu hiện của lối quản lý quan liêu, cũng chứng tỏ nhà trường hiện nay không dân chủ, hoặc có thì chỉ là hình thức.

“Theo tôi, cần xử lý nghiêm cô giáo đã im lặng khi lên lớp và hiệu trưởng vì để điều này xảy ra quá lâu. Không thể nhân nhượng một ai, vì lý do này, hay lý do khác.

Ông đưa ra lời khuyên với các thầy cô giáo: "Một đồng nghiệp đã từng tâm sự với tôi, trong nghề dạy học của chúng ta không có sai và đúng, không có thắng và thua, mà chỉ có niềm ân hận và tự hào.

Mỗi thầy cô giáo phải là gương sáng để học sinh noi theo, bởi thầy cô chỉ cần sai một ly là đi ngàn dặm. Sản phẩm trong cuộc đời dạy học của chúng ta chính là nhân cách của học trò. Từ lâu các cụ đã đúc rút: Thầy nào - trò nấy. Xin thầy cô hãy nhớ”.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Cô giáo “quyền lực” im lặng không giảng bài: Giáo viên chủ nhiệm không thể vô can

HẢI ĐĂNG |

Trong khi cô giáo “quyền lực” im lặng không giảng bài, một hành vi kỳ quái chưa từng có trong lịch sử giáo dục, vẫn chưa bị kỷ luật, thì học sinh trung thực mạnh dạn nói lên bất công đã phải “ra đi”.

Sau 2 vụ cô giáo “quyền lực”: Cần dạy trẻ kỹ năng ứng phó tình huống "bạo lực học đường"

Khánh Hạ - Hà Phương |

Những hành vi bạo lực không phải những hành vi được dự kiến trước, mà đều xảy ra bất ngờ với cả thầy và trò. Vì vậy, không thể để xảy ra những sự việc đáng tiếc mới tìm cách ứng phó!

Nữ sinh "tố" cô giáo không giảng bài được chuyển trường: "Rất tốt, đáng hoan nghênh"

Cường Ngô |

Nguyên Bộ trưởng Giáo dục Phạm Minh Hạc rất hoan nghênh việc em Phạm Song Toàn có nguyện vọng chuyển trường, được lãnh đạo Sở GDĐT TPHCM chấp thuận, tạo điều kiện cho nữ sinh này an tâm học tập ở môi trường mới.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cô giáo “quyền lực” im lặng không giảng bài: Giáo viên chủ nhiệm không thể vô can

HẢI ĐĂNG |

Trong khi cô giáo “quyền lực” im lặng không giảng bài, một hành vi kỳ quái chưa từng có trong lịch sử giáo dục, vẫn chưa bị kỷ luật, thì học sinh trung thực mạnh dạn nói lên bất công đã phải “ra đi”.

Sau 2 vụ cô giáo “quyền lực”: Cần dạy trẻ kỹ năng ứng phó tình huống "bạo lực học đường"

Khánh Hạ - Hà Phương |

Những hành vi bạo lực không phải những hành vi được dự kiến trước, mà đều xảy ra bất ngờ với cả thầy và trò. Vì vậy, không thể để xảy ra những sự việc đáng tiếc mới tìm cách ứng phó!

Nữ sinh "tố" cô giáo không giảng bài được chuyển trường: "Rất tốt, đáng hoan nghênh"

Cường Ngô |

Nguyên Bộ trưởng Giáo dục Phạm Minh Hạc rất hoan nghênh việc em Phạm Song Toàn có nguyện vọng chuyển trường, được lãnh đạo Sở GDĐT TPHCM chấp thuận, tạo điều kiện cho nữ sinh này an tâm học tập ở môi trường mới.