Đề cương dày hơn cả sách giáo khoa, học sinh ám ảnh, phụ huynh đề xuất bỏ kì thi học kì

Tuyết Anh |

Gánh nặng điểm số và cuộc chạy đua thành tích học tập vô tình khiến kì thi học kì trở thành “tảng đá” đè nặng lên vai học sinh và phụ huynh.

Thi học kì trở thành nỗi "ám ảnh"

Chương trình học được giảm tải, tưởng đâu việc học hành, thi cử sẽ nhẹ nhàng đối với học sinh, thế nhưng trên thực tế, gánh nặng điểm số vẫn không thể biến mất. Học sinh vẫn phải quay cuồng khi tham gia vào “cuộc chiến” thi cuối học kì.

Dù đã nhận về kết quả thi như mong đợi, với tổng điểm tổ hợp môn A00 xếp top đầu của khối, nhưng khi nhắc lại quãng thời gian ôn thi học kì cách đây nửa tháng, Lê Ngọc Tố Y - học sinh lớp 12 tại Hà Tĩnh - vẫn cảm thấy ám ảnh.

“8 môn thi với 8 bộ đề cương có khối lượng kiến thức khổng lồ, khiến bản thân em luôn rơi vào trạng thái căng thẳng và lo sợ. Tuy gia đình, thầy cô không tạo áp lực điểm số lên em trong mỗi kì thi, nhưng khi nhìn thấy các bạn học ngày, học đêm để đạt được điểm cao em không thể nào không học.

Mỗi độ ôn thi, 12h đêm nhắn tin vào nhóm hỏi vấn đề gì, các bạn đều trả lời em rất nhanh, chưa có một ai đi ngủ” - Tố Y nhớ lại quãng thời gian ôn thi của mình.

Không riêng Tố Y, dù rất mệt mỏi nhưng tuyệt nhiên trong thời gian ôn thi cuối kì hồi tháng 12 năm ngoái, Đặng Trọng Cửu - học sinh lớp 9, Trường THCS Diễn Cát (Nghệ An) - không hôm nào đi ngủ trước 1h sáng. Đối với Cửu, năm nay, mọi áp lực dường như nhân đôi, khi phải cùng lúc chuẩn bị cho hai kì thi là thi cuối kì và thi chuyển cấp.

“Trước khi đến với kì thi chuyển cấp vào tháng 6, em phải hoàn thành trọn vẹn kì thi cuối kì I và cuối kì II. May mắn, điểm thi học kì I mới đây của em khá cao, xứng đáng với công sức cũng như thời gian em dành ra để ôn tập trong suốt một tháng qua. Em cũng không còn lo “mất Tết” vì điểm thi thấp như nhiều bạn hay bảo” - Trọng Cửu bày tỏ.

Thay đổi cách kiểm tra, đánh giá để giảm bớt áp lực

Cả tháng 12 năm ngoái, chị Phạm Thị Thúy Linh (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) - không thể làm bất cứ việc gì khác ngoài việc đèo cậu con trai lớp 5 từ nhà đến trường, rồi từ trường đến các lớp học thêm.

“Ở thành phố lớn, phụ huynh cho con học thêm rất nhiều, đặc biệt là thời gian cao điểm ôn thi cuối học kì. Cá nhân tôi không muốn cho con đi học thêm quá nhiều, muốn con có thời gian vui chơi. Nhưng khi thấy bạn bè học nhiều như vậy, con cũng lo lắng và có đề xuất với tôi là cho con đi học thêm” - chị Linh cho hay.

Để giảm áp lực, chị Linh mong muốn các trường học xem xét bỏ kì thi này hoặc chỉ tổ chức thi một năm một lần. Điều này vừa giảm bớt áp lực cho các con, vừa giúp phụ huynh bớt lo lắng.

“Thực lòng tôi rất muốn các trường học xem xét bỏ kì thi cuối học kì hoặc thay đổi cách kiểm tra. Vì khi thấy các con ôn ngày, ôn đêm và sáng hôm sau phải dậy đi học trong tình trạng mệt mỏi tôi rất xót. Chưa kể phụ huynh cũng bị ảnh hưởng một phần công việc” - chị Linh đề xuất.

Cùng quan điểm, chị Nguyễn Thị Bình (Quận 2, TPHCM) - đề xuất trong thời gian tới, thay vì tổ chức thi học kì, thầy cô có thể quan sát quá trình học tập của con rồi đưa ra nhận xét vào cuối chương trình học.

“Việc đánh giá, nhận xét toàn bộ quá trình học của con sẽ đánh giá đúng thực chất hơn là qua điểm số. Với cách làm này, các con sẽ tập trung học trong suốt cả quá trình, chứ không chỉ chờ đến khi thi học kì mới tập trung học đống đề cương dày hơn cả sách giáo khoa” - chị Bình nói.

Tuyết Anh
TIN LIÊN QUAN

Xu hướng đẩy mạnh các kỳ thi riêng

Tuyết Anh |

Trong nhiều năm trở lại đây, thay vì lệ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT, các trường có xu hướng sử dụng kết quả của một số kỳ thi về đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, có độ tin cậy cao để tuyển sinh.

Nhiều tranh luận xoay quanh việc giao bài tập Tết cho học sinh

TRÀ MY |

Nhiều phụ huynh cho rằng, nếu không giao bài tập, học sinh sẽ bị quên kiến thức, hay có tâm lý ngại học sau Tết.

Học phí đại học tăng, học sinh cân nhắc thay đổi nguyện vọng

Tuyết Anh |

Nhiều học sinh trên cả nước đang dần tính đến phương án thay đổi nguyện vọng sau khi nghe tin học phí tăng trong năm học tới.

Lý do loạt lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang liên tiếp bị bắt

Việt Bắc |

Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp cựu Giám đốc và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Hà Giang và nhiều cán bộ của cơ quan này bị khởi tố, bắt giam.

Đình chỉ hoạt động của Công ty Cellab sau phản ánh của Lao Động

BÙI THƠM |

Sau phản ánh của báo Lao Động về "Phòng khám Cellab mồi khách chữa bách bệnh bằng tiêm truyền tế bào gốc từ người", ngày 17.1 Sở Y tế TP Hà Nội đã có công văn báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của báo. Theo đó, Sở Y tế đã có công văn số 26/TTr-KCB ngày 15.1 về việc đình chỉ hoạt động của cơ sở này và gửi UBND quận Hai Bà Trưng để thực hiện giám sát.

Luật Đất đai sửa đổi sẽ tác động tích cực phát triển kinh tế, bất động sản

NHÓM PV |

Ngày 18.1, Quốc hội bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5 với đa số phiếu tán thành thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Các chuyên gia đánh giá đây là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước.

Hết năm 2023, Lilama 18 doanh thu nghìn tỉ đồng, nợ người lao động gần 82 tỉ đồng

Minh Ánh - Quang Dân |

Lũy kế hết năm 2023, Lilama 18 đưa về 1.329 tỉ đồng doanh thu. Thuyết minh báo cáo tài chính công ty cho biết, phần lớn doanh thu năm vừa qua đến từ các hợp đồng xây dựng. Ngoài ra, Lilama 18 còn nợ người lao động gần 82 tỉ đồng, nợ thuế nhà nước xấp xỉ 12 tỉ đồng.

Lâu đài nghìn tỉ của đại gia Lê Văn Tám - chủ doanh nghiệp vướng ồn ào 2.551 tỉ quỹ bình ổn xăng dầu

Tô Công |

Phú Thọ - Tọa lạc bên hồ công viên Văn Lang giữa TP Việt Trì, lâu đài đồ sộ của Công ty TNHH Hải Linh đang trong quá trình hoàn thiện. Đây là doanh nghiệp đang dính lùm xùm sử dụng sai mục đích 2.551 tỉ đồng Quỹ bình ổn xăng dầu.

Xu hướng đẩy mạnh các kỳ thi riêng

Tuyết Anh |

Trong nhiều năm trở lại đây, thay vì lệ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT, các trường có xu hướng sử dụng kết quả của một số kỳ thi về đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, có độ tin cậy cao để tuyển sinh.

Nhiều tranh luận xoay quanh việc giao bài tập Tết cho học sinh

TRÀ MY |

Nhiều phụ huynh cho rằng, nếu không giao bài tập, học sinh sẽ bị quên kiến thức, hay có tâm lý ngại học sau Tết.

Học phí đại học tăng, học sinh cân nhắc thay đổi nguyện vọng

Tuyết Anh |

Nhiều học sinh trên cả nước đang dần tính đến phương án thay đổi nguyện vọng sau khi nghe tin học phí tăng trong năm học tới.