Dạy và học tiếng Việt tại xứ sở Bạch dương

Thùy Ân từ Moskva |

Có thể cảm nhận rõ ràng nhiệt huyết của những thế hệ thầy cô giáo, chuyên gia người Nga, người Việt nhiều năm gắn bó với tiếng Việt cũng như ngành Việt Nam học qua trao đổi, chia sẻ tại tọa đàm “Tiếng Việt tại Liên bang Nga - triển vọng và thách thức” (tổ chức tại Đại học Ngôn ngữ quốc gia Moskva ngày 7.9 vừa qua). Tọa đàm là một trong những hoạt động vinh danh “Ngày hội tiếng Việt” tại Nga lần thứ 3.

Triển vọng mới, thách thức mới

Diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến, tọa đàm kết nối các nhà nghiên cứu tiếng Việt, giáo viên, sinh viên Nga đang theo học tiếng Việt cùng những giảng viên người Việt từ các điểm cầu giữa Việt Nam và Liên Bang Nga như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Moskva, Saint Petersburg, Vladivostok.

Sôi nổi, hào hứng là không khí buổi tọa đàm. Dù cách nhau hàng nghìn cây số, khác nhau về múi giờ, nhưng những người tham dự, dù người Việt hay người Nga đều có một điểm chung - tình yêu sâu sắc đối với tiếng Việt!

Các đại biểu chia sẻ công tác dạy và học, kinh nghiệm, phương pháp, những thành tựu đạt được của thầy và trò những năm vừa qua. Theo chia sẻ của Tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hoa - hiện giảng dạy tại Đại học Ngôn ngữ quốc gia Moskva (MGLU), các sinh viên Nga theo học tiếng Việt tại trường, dù đã tốt nghiệp hay vẫn còn đang học đều có một điểm chung - nỗ lực học tiếng Việt và tìm hiểu đất nước Việt Nam.

Trái ngọt thầy trò trường MGLU đạt được, như cô Hoa tự hào chia sẻ, là thành tích cao đạt được trong cuộc thi dịch thuật tiếng Việt toàn Liên bang Nga. Theo quan sát của cô Hoa, sinh viên theo học khoa tiếng Việt của trường MGLU, điểm mạnh không chỉ nằm ở tốc độ dịch nhanh mà còn chính xác trong cấu trúc câu dịch, phương thức diễn đạt trong các bài dịch.

Để đạt được những kết quả như vậy không chỉ nhờ ở sự cố gắng của cô và trò, mà còn trong phương pháp giảng dạy độc đáo: Các bài tập dịch thuật được giao cho sinh viên dịch thường là những bài phóng sự, phỏng vấn. Sinh viên sẽ dịch từng câu trong bài, giáo viên sẽ giải thích, chỉnh sửa lỗi sai cho sinh viên; sinh viên sẽ tổng hợp lại nội dung chính của cả bài sau khi dịch xong.

Ngoài ra, sinh viên Nga còn được xem phim truyện Việt Nam, giao lưu nói tiếng Việt với sinh Việt Nam, tham gia thực tập tại Việt Nam. Sinh viên MGLU đã đạt được thành công nhất định trong hành trình học tiếng Việt của mình.

Số lượng sinh viên Nga theo học tiếng Việt ngày một tăng những năm gần đây - đánh dấu sự quan tâm dành cho ngành Việt Nam học. Việc học tiếng Việt nói riêng và ngành Việt Nam học nói chung đem lại cho cả thầy lẫn trò nhiều cơ hội cũng như thách thức mới.

Nếu như việc học tiếng Việt - một ngôn ngữ khác hoàn toàn so với tiếng Nga và văn hóa của một đất nước xinh đẹp ở cách xa hàng nghìn km là một trải nghiệm mới mẻ đối với sinh viên Nga, thì việc truyền đạt sao cho dễ hiểu nhất, sinh động nhất trong các giờ học mang lại một số thách thức đối với các thầy cô.

Theo chia sẻ của ông Maxim Syunnerberg (Viện các nước Châu Á và Châu Phi - Đại học Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov – MGU), dù sinh viên Nga rất nỗ lực trong việc học tiếng Việt, nhưng vẫn gặp không ít khó khăn trong những bài tập liên quan đến dịch thuật; sinh viên Nga khi làm những bài tập dịch hay mắc lỗi sai trong việc tìm từ ngữ phù hợp vì từ tiếng Việt thường hay mang nhiều ý nghĩa khác nhau nên những sai sót, lẫn lộn là điều không tránh khỏi.

Cũng trong buổi tọa đàm, các đại biểu còn thảo luận về xu hướng mới trong việc học tiếng Việt của sinh viên. Theo phát biểu của bà Svetlana Glazunova, người có hơn 30 năm dạy tiếng Việt tại Đại học Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO), việc học tiếng Việt đối với các sinh viên không chỉ gói gọn trong việc học một ngôn ngữ mới, tìm hiểu nền văn hóa khác mà còn phục vụ cho ngành học và công việc trong tương lai của bản thân.

Để đáp ứng nguyện vọng của sinh viên, giáo viên cũng thay đổi phương thức giảng dạy, đưa giáo trình mới, phổ cập chương trình mới để từ đó, sinh viên vừa có thể kết hợp việc học tiếng Việt với việc nghiên cứu các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị - ngoại giao, quân sự.

Bước đầu trở về cội nguồn

Tiếng Việt giảng dạy cho con em thuộc cộng đồng người Việt hiện đang sinh sống, làm việc tại xứ sở Bạch dương hiện thế nào? Đối với con em thuộc thế hệ thứ hai sinh ra lớn lên tại nước ngoài, tiếng Việt dường như là một ngôn ngữ khác, không phải tiếng mẹ đẻ vì các em không có nhiều điều kiện, môi trường để tiếp xúc, học hỏi và giao lưu tiếng Việt.

Tuy nhiên, những năm gần đây, nhận thức trong việc dạy tiếng Việt và lịch sử - văn hóa Việt Nam dành cho con em đang dần trở nên quan trọng, thu hút nhiều sự chú ý, quan tâm từ các gia đình cộng đồng người Việt tại Nga.

Nhiều lớp học, trung tâm dạy tiếng Việt, đặc biệt nhiều hoạt động chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán tại Nga - Việt Nam được tổ chức với mong muốn mang đến cho các thế hệ con em một môi trường tiếp xúc với tiếng Việt và gieo cho các em một tình yêu đối với cội nguồn quê hương Tổ quốc Việt Nam.

Theo chia sẻ của các thầy cô, trước đây, việc giảng dạy tiếng Việt cho con em Việt Nam sinh sống tại nước ngoài không dành được nhiều sự quan tâm lớn từ gia đình, người thân của các em hay chỉ nhận một số ít quan tâm do có nhiều thiếu hụt trong công tác tổ chức - quản lý nên việc giảng dạy gần như tự phát, chỉ có vài lớp học được mở.

Tuy nhiên, dần dần, mong muốn giảng dạy tiếng Việt cho các em phát triển và bản thân các em dần hình thành ý thức tìm hiểu về cội nguồn của mình nên việc dạy và học ngày càng được nâng cao, mở rộng. Với mong muốn đưa quê hương đến gần hơn với những người con xa xứ, chất lượng giảng dạy cũng như công tác đào tạo - quản lý hiện đã và đang trở nên chặt chẽ, chuyên môn hơn.

Phối hợp với những thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, nhiều lớp học, khoa tiếng Việt được mở ra, các phương pháp mới được cập nhật, đưa vào trong chương trình giảng dạy với mục đích sao cho việc học tiếng Việt trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, hiệu quả nhất cho các em. Dù là người Việt, nhưng việc học tiếng Việt với các em vẫn có những trở ngại nhất định trong quá trình học, nhưng nhờ sự ân cần, quan tâm của các thầy cô và bản thân các em mong muốn tìm hiểu về cội nguồn vì thế việc học cũng phần nào trở nên nhẹ nhàng hơn.

“Việt Nam hiện đang có một môi trường làm việc màu mỡ thu hút người nước ngoài, đồng thời quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, công nghệ, ngoại giao thời điểm hiện tại có những tín hiệu khả quan nên việc học tiếng Việt để phục vụ cho ngành học được xem như một xu hướng mới” (Theo bà Svetlana Glazunova, người có 30 năm dạy tiếng Việt tại Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO).

Thùy Ân từ Moskva
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó cho dạy học môn tích hợp theo chương trình mới

Vân Trang |

Sau 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, khó khăn lớn nhất với thầy cô hiện nay là dạy học môn tích hợp.

Nhiều phản hồi tích cực sau 3 năm dạy học Chương trình GDPT mới

trà my |

Sau 3 năm dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều thầy cô cho rằng, bước đầu đã đón nhận những tín hiệu tích cực.

Cô giáo dạy tiếng Việt trên đảo Jeju

HOÀI ANH |

Lê Ngọc Uyên Sa đứng trước lớp, bắt đầu kể cho học sinh Hàn Quốc về sự tích hồ Hoàn Kiếm. Các học đều tròn mắt, hào hứng trước câu chuyện của cô giáo.

Mặt hàng của Nga được Mỹ nhập khẩu mức kỷ lục

Thanh Hà |

Phân bón của Nga nhập khẩu vào Mỹ đã đạt mức kỷ lục, với tổng giá trị mua trong vòng 7 tháng lên tới 944 triệu USD.

Giảm sức hút sau tập có Jack, Vietnam Idol tiếp tục mời Hoàng Thùy Linh

Anh Trang |

Đêm liveshow thứ 2 (tập 11) của Vietnam Idol 2023 có độ tăng trưởng lượt xem khá chậm trên Youtube.

Có tình trạng găm hàng, tăng giá bán thang dây thoát hiểm, bình chữa cháy

Anh Tuấn |

Lực lượng quản lý thị trường trên cả nước sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng găm hàng, tăng giá đối với các thiết bị phòng cháy, chữa cháy như bình xịt chữa cháy, mặt nạ chống khói, thang dây thoát hiểm.

Cựu siêu mẫu Ngọc Thúy hầu tòa trong vụ bị chồng cũ kiện đòi 288 tỉ đồng

Anh Tú |

Sáng 18.9, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử vụ kiện tranh chấp quyền sở hữu tài sản và chia tài sản chung sau ly hôn giữa bà Phạm Thị Ngọc Thúy (cựu người mẫu Ngọc Thúy) với chồng cũ - đại gia Đức An. Đây là lần đầu tòa đưa vụ án ra xét xử sau hơn 12 năm thụ lý. Theo kế hoạch phiên tòa sẽ kéo dài trong 3-5 ngày.

Nghệ An dừng liên kết đào tạo kỹ năng sống, phụ huynh vui mừng

QUANG ĐẠI |

Sau khi Sở Giáo dục – Đào tạo Nghệ An quyết định tạm dừng hoạt động liên kết đào tạo kỹ năng sống trong các trường công lập, nhiều phụ huynh và giáo viên bày tỏ niềm vui, cảm ơn các cơ quan truyền thông đã phản ánh sự việc.

Gỡ khó cho dạy học môn tích hợp theo chương trình mới

Vân Trang |

Sau 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, khó khăn lớn nhất với thầy cô hiện nay là dạy học môn tích hợp.

Nhiều phản hồi tích cực sau 3 năm dạy học Chương trình GDPT mới

trà my |

Sau 3 năm dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều thầy cô cho rằng, bước đầu đã đón nhận những tín hiệu tích cực.

Cô giáo dạy tiếng Việt trên đảo Jeju

HOÀI ANH |

Lê Ngọc Uyên Sa đứng trước lớp, bắt đầu kể cho học sinh Hàn Quốc về sự tích hồ Hoàn Kiếm. Các học đều tròn mắt, hào hứng trước câu chuyện của cô giáo.