30 năm hành trình phát triển trường phổ thông dân lập đầu tiên:

Dạy và học để làm người tử tế

TUỆ TUỆ |

Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập THCS & THPT Lương Thế Vinh (1989-2019) được tổ chức ngày 6.10 trong không khí trang trọng, ấm cúng. Không phát biểu hay diễn văn dài dòng, thay vào đó là những câu chuyện mà xuyên suốt là triết lý giáo dục của cố nhà giáo Văn Như Cương đã “khắc tạc” vào trái tim, trí óc của biết bao thế học trò của thầy, đã trở thành niềm cảm hứng cho nhiều thế hệ: “Trước hết phải là người tử tế”!

Những viên gạch đầu tiên của giáo dục ngoài công lập

Hơn 30 năm trước, vào thời điểm cuối những năm tám mươi của thế kỷ 20, nhà giáo Văn Như Cương đã nhận ra nền giáo dục Việt Nam phải có luồng gió mới để trở nên sinh động hơn: Giáo dục được mở rộng mà ngân sách không phải tăng thêm. Muốn vậy, Đảng và Nhà nước nên cho phép được thành lập các cơ sở giáo dục dân lập.

GS Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho biết: Những năm 1986-1987 tình hình giáo dục rất bi đát, nhiều trường tan vỡ, hàng ngàn học sinh bỏ học, giáo viên bỏ trường. Cố PGS.TS Văn Như Cương đã đề xuất xây dựng một trường gọi là trường dân lập. Một ngôi trường mới cũng là khởi đầu cho một mô hình giáo dục mới. Ngay từ thuở ban đầu ấy Trường Lương Thế Vinh đã nhận được tin yêu của phụ huynh thủ đô.

Ông Đoàn Văn Kiểm, phụ huynh học sinh kể rằng: “Khi trường thành lập, tôi cũng biết là thầy phải đi mượn địa điểm chứ nhà trường đã có gì đâu. Nhưng tôi tin tưởng mục tiêu mà trường lập ra”.

Từ mô hình trường dân lập đầu tiên của nhà giáo Văn Như Cương đã mở ra cả hệ thống giáo dục ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay, phủ rộng từ mầm non đến đại học, góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, đồng thời tạo sự cạnh tranh, thúc đẩy hệ thống trường công lập đổi mới.

Xúc động các thế hệ học sinh về thăm trường.
Xúc động các thế hệ học sinh về thăm trường, thăm thầy cô.

30 năm qua, những khó khăn, thách thức mà nhà trường đã vượt qua, những cống hiến to lớn nhưng thầm lặng của các thầy cô giáo, sự chăm chỉ rèn luyện của các em học sinh, về sự nhiệt tình của các vị phụ huynh… đã làm nên một thương hiệu Lương Thế Vinh đáng tự hào!

"Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kỹ thuật có chuyên môn, những nhà nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc. Nhưng trước hết phải là người tử tế"– cố nhà giáo Văn Như Cương

Viết tiếp những bản giao hưởng Lương Thế Vinh

Với triết lý “Có chí thì nên,” từ một trường dân lập non trẻ, Trường Lương Thế Vinh đã trở thành một trong những trường có chất lượng ở Thủ đô. Quan trọng hơn cả, nơi đây đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.

Không giấu được những giọt nước mắt xúc động khi kể về người thầy giáo Văn Như Cương, về ngôi trường đã thay đổi cả cuộc đời mình, cựu học sinh Đào Thu Hương kể: Đó là vào năm 2003, khi cô và bố mẹ đi gõ cửa khắp nơi để xin học nhưng dường như cơ hội cho một thí sinh khiếm thị như Hương là rất ít vào thời điểm đó.

Sau khi xem học bạ của Hương, thầy Cương chỉ hỏi “con sẽ trả bài thế nào?”. “Con sẽ trả bài viết bằng máy vi tính với những môn tự nhiên và trả bài miệng với những môn xã hội”, cô học trò trả lời và ngay lập tức thầy đồng ý nhận Hương vào học... Kỷ niệm về người thầy của bao thế hệ, về mái trường cứ thế ùa về trong Hương.

 
         Các thế hệ thầy và trò nhà trường sẽ viết tiếp hành trình của ngôi trường Lương Thế Vinh.

Còn với cựu học sinh Mỹ Hạnh (khóa 20), nay là giáo viên Toán của Trường Lương Thế Vinh chia sẻ, với kết quả học tập của mình, cô có nhiều sự lựa chọn trường đại học nhưng cô lại theo học sư phạm, bởi chính câu nói “ít em muốn vào sư phạm, ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi!”, của thầy Cương. Cô Hạnh mong muốn cùng với các thế hệ thầy và trò nhà trường sẽ viết tiếp hành trình của ngôi trường vừa tròn 30 tuổi.

TUỆ TUỆ
TIN LIÊN QUAN

Triết lý làm người tử tế của GS Văn Như Cương thay đổi cuộc đời cậu học trò

Đặng Chung |

Phút bồng bột của tuổi trẻ làm Nguyễn Đức Phong mắc sai lầm và đứng trước nguy cơ bị đuổi học. May mắn được thầy Văn Như Cương giúp đỡ và truyền nghị lực, cậu học trò đã nên người và đến nay vẫn thấm thía triết lý “làm người tử tế” của thầy.

Tay "trắng" khởi nghiệp ở độ tuổi 52 của ông đồ "gàn" Văn Như Cương

HUYÊN NGUYỄN |

Ở độ tuổi 52, khi nhận thấy nhu cầu của xã hội, cố nhà giáo Văn Như Cương đã liều lĩnh cho ra đời ngôi trường THPT dân lập đầu tiên của cả nước mang tên Lương Thế Vinh từ con số 0: Không thầy giáo, không phòng học, không bàn ghế…, và nhất là không tiền vốn.

Chuyện “Phó tiến sĩ lợn” của cố nhà giáo Văn Như Cương

HUYÊN NGUYỄN (sưu tầm) |

"Phó tiến sĩ nuôi lợn, lợn nuôi phó tiến sĩ" là câu chuyện của cố nhà giáo Văn Như Cương phản ánh chân thật đời sống khốn khó, thu nhập eo hẹp thời bao cấp của nghề giáo.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Triết lý làm người tử tế của GS Văn Như Cương thay đổi cuộc đời cậu học trò

Đặng Chung |

Phút bồng bột của tuổi trẻ làm Nguyễn Đức Phong mắc sai lầm và đứng trước nguy cơ bị đuổi học. May mắn được thầy Văn Như Cương giúp đỡ và truyền nghị lực, cậu học trò đã nên người và đến nay vẫn thấm thía triết lý “làm người tử tế” của thầy.

Tay "trắng" khởi nghiệp ở độ tuổi 52 của ông đồ "gàn" Văn Như Cương

HUYÊN NGUYỄN |

Ở độ tuổi 52, khi nhận thấy nhu cầu của xã hội, cố nhà giáo Văn Như Cương đã liều lĩnh cho ra đời ngôi trường THPT dân lập đầu tiên của cả nước mang tên Lương Thế Vinh từ con số 0: Không thầy giáo, không phòng học, không bàn ghế…, và nhất là không tiền vốn.

Chuyện “Phó tiến sĩ lợn” của cố nhà giáo Văn Như Cương

HUYÊN NGUYỄN (sưu tầm) |

"Phó tiến sĩ nuôi lợn, lợn nuôi phó tiến sĩ" là câu chuyện của cố nhà giáo Văn Như Cương phản ánh chân thật đời sống khốn khó, thu nhập eo hẹp thời bao cấp của nghề giáo.