Dạy học trực tuyến để phòng dịch COVID-19: Giải pháp tối ưu vì sức khỏe, sự an toàn của học sinh

Đặng Chung |

Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong tình hình dịch COVID-19 đã lây lan vào đến trường học, hơn 30 địa phương trên cả nước quyết định cho học sinh tạm nghỉ học. Nhiều nơi, giáo viên đã tiến hành dạy học trực tuyến trong tình hình mới, với mục tiêu “tạm dừng đến trường không dừng việc học”.

Làm việc xuyên trưa để soạn bài

Ăn vội hộp cơm trưa, cặm cụi bên chiếc máy tính... đây là những hình ảnh quen thuộc của các giáo viên của Trường Tiểu học Tam Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) những ngày qua. Các thầy cô tận dụng mọi thời gian để tự mày mò các công cụ, phần mềm hỗ trợ học trực tuyến như Zoom, Microsoft, Teams... nhằm kết nối với học sinh khi các em nghỉ học để phòng dịch. Với sự nỗ lực của giáo viên, nhà trường đã có thể dạy học trực tuyến qua Zoom cho học sinh toàn trường từ ngày 2.2.

Từ ngày 30.1, khi Bộ GDĐT có văn bản chỉ đạo các địa phương, nhà trường triển khai tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường để thực hiện chương trình, phòng chống và ứng phó kịp thời khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đội ngũ nhà giáo đã nhanh chóng nhập cuộc. Giáo viên đã có những buổi làm việc xuyên trưa để cập nhật kiến thức, kỹ năng dạy học trực tuyến, xây dựng giáo án, chương trình dạy học cho phù hợp với tình hình mới.

Theo bà Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), từng là một trong những trường công lập đi đầu trong việc thực hiện dạy học trực tuyến theo thời khóa biểu, yêu cầu quan trọng để dạy học trực tuyến hiệu quả là nhà trường phải xây dựng được kế hoạch dạy học phù hợp. Lý do là khi dạy học trực tuyến, khó có thể xếp 4 tiết/buổi với thời gian 45 phút/tiết như thời khóa biểu bình thường. Nếu dạy liên tục như vậy, học sinh sẽ rất mệt. Vì thế, nhà trường phải chủ động, giãn các tiết, xây dựng bài giảng sao cho mỗi một tiết dạy trực tuyến chỉ tối đa 40 phút, để học sinh có thời gian nghỉ giữa các tiết học.

Vì thế, khi triển khai dạy trực tuyến, giáo viên sẽ vất vả hơn, khối lượng công việc phải giải quyết nhiều hơn. Nhưng trong tình hình dịch bệnh lây lan vào tới trường học như hiện nay, dạy học trực tuyến là giải pháp tối ưu vì sức khỏe, sự an toàn của học sinh.

Băn khoăn dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1

Khi môi trường giáo dục truyền thống, với bảng đen phấn trắng được thay thế bằng những lớp học ảo, thầy trò tương tác với nhau trên không gian mạng, đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải có kỹ năng về công nghệ thông tin. Nhưng lo lắng nhất hiện nay là việc dạy học trực tuyến với học sinh tiểu học, do tính chủ động trong học tập chưa cao. Giải pháp này cũng khó triển khai đồng bộ ở tất cả địa phương, vì phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng nơi, từng nhà trường và điều kiện của từng gia đình phụ huynh học sinh.

Tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành để sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2020-2021 đối với giáo dục tiểu học tổ chức ngày 2.2, rất nhiều địa phương đã bày tỏ băn khoăn về hiệu quả dạy học trực tuyến với học sinh tiểu học, đặc biệt học sinh lớp 1 - lứa học sinh đầu tiên trải nghiệm chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Tĩnh, là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt, nhưng thời gian qua thầy trò địa phương đã nỗ lực vượt khó để bước vào năm học mới. Tỉnh ưu tiên dành mọi nguồn lực cho học sinh lớp 1 thực hiện dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, bởi nếu thực hiện tốt lớp 1 thì sẽ tạo tiền đề để thực hiện tốt các lớp khác. Những tuần đầu dạy học có gặp khó khăn, lúng túng, nhưng sau một thời gian, giáo viên đánh giá sách chương trình giáo dục phổ thông mới dễ dạy hơn, giúp giáo viên chủ động, sáng tạo hơn. Nhiều giáo viên dạy rất cảm xúc vì kết hợp các kiến thức, ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để tạo cho tiết học thêm hứng thú với học sinh.

“Tuy nhiên, dịch bệnh đang rất phức tạp, Hà Tĩnh và nhiều địa phương phải chuyển sang dạy học trực tuyến. Khó nhất là với học sinh lớp 1, vì học sinh chưa chủ động, cần sự hướng dẫn, kèm cặp của phụ huynh” - ông Nguyễn Quốc Anh cho biết.

Còn bà Nguyễn Thị Bích Hoàn - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Bình Thuận - thì đề xuất Bộ GDĐT sớm có những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc dạy học trực tuyến. Hiện nhiều nơi giáo viên phải đến từng nhà giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, tuy nhiên chưa được quy đổi các hoạt động giáo dục này ra tiết dạy. Ngoài ra cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn về dạy học trực tuyến, để các nhà trường có cơ sở pháp lý đẩy mạnh phương thức dạy học này phù hợp với tình hình mới.

Còn theo ông Vũ Văn Trà - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hải Phòng - để dạy học trực tuyến thành công, đặc biệt với học sinh tiểu học, cần sự nỗ lực của không riêng ngành giáo dục mà cần sự chia sẻ, phối hợp từ phía phụ huynh. Các trường học có thể xây dựng thời khóa biểu dạy học trực tuyến phù hợp, để cha mẹ có điều kiện đồng hành cùng con trong các giờ học trực tuyến, cùng ngành giáo dục khắc phục khó khăn mà dịch COVID-19 đưa tới.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Tổ chức dạy học online trong thời gian nghỉ phòng COVID-19

Nguyễn Hà |

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy học qua Internet khi học sinh nghỉ học vì COVID-19.

Phụ huynh, học sinh Đà Nẵng bối rối với "học online"

THUỲ TRANG |

Chưa thể trở lại trường học vì dịch bệnh COVID-19 nên hiện toàn bộ học sinh tại Đà Nẵng phải học và kết nối với giáo viên qua mạng Internet. Thế nhưng, nhiều người đang rối bời vì mọi thứ còn khá bị động.

Bộ GDĐT chấn chỉnh khoản thu đầu năm, quy định mức học phí dạy học online

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chấn chỉnh thực hiện các khoản thu đầu năm học 2020-2021 và đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Hà Nội: Tổ chức dạy học online trong thời gian nghỉ phòng COVID-19

Nguyễn Hà |

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy học qua Internet khi học sinh nghỉ học vì COVID-19.

Phụ huynh, học sinh Đà Nẵng bối rối với "học online"

THUỲ TRANG |

Chưa thể trở lại trường học vì dịch bệnh COVID-19 nên hiện toàn bộ học sinh tại Đà Nẵng phải học và kết nối với giáo viên qua mạng Internet. Thế nhưng, nhiều người đang rối bời vì mọi thứ còn khá bị động.

Bộ GDĐT chấn chỉnh khoản thu đầu năm, quy định mức học phí dạy học online

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chấn chỉnh thực hiện các khoản thu đầu năm học 2020-2021 và đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.