Dạy học online: “Cô ơi, con bị văng ra rồi”

Bích Hà |

Bắt đầu từ 6.4, nhiều trường công lập ở Hà Nội triển khai việc dạy học online cho học sinh, để phấn đấu thực hiện mục tiêu 100% trường học trên địa bàn thủ đô tổ chức dạy học trực tuyến. Trong những buổi học đầu tiên này, nhiều tình huống đã phát sinh, khiến cả giáo viên, phụ huynh đều lúng túng.

Học sinh ra- vô liên tục

Từ 2 ngày trước, giáo viên các trường học ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã gửi thông báo đến phụ huynh của trường về việc từ đầu tuần này sẽ tổ chức dạy học online cho học sinh. Hơn 2 tháng học sinh tạm nghỉ để phòng dịch, nhà trường vẫn duy trì việc ôn tập kiến thức bằng cách gửi bài tập qua thư điện tử, nhưng lần này là tổ chức lớp học trực tuyến bài mới và có kiểm tra, đánh giá.

Ngay khi vừa nghe thông tin này, phụ huynh có phản ứng khác nhau. Chị Thu Trang (phụ huynh có con học lớp 2 Trường Tiểu học Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, những giờ qua, trên các nhóm do phụ huynh của trường lập ra, các cha mẹ bàn luận sôi nổi, băn khoăn, lo ngại.

Lý do được phụ huynh đưa ra là nhà không có máy tính, học trên điện thoại nhưng đa số điện thoại màn hình nhỏ, rất khó quan sát những bài giảng của giáo viên. Rồi mạng kém, hay đã gửi con về quê để tránh dịch…

Nhưng cuối cùng, sau những ngày chuẩn bị, lớp học qua ứng dụng Zoom của lớp con chị Trang cũng diễn ra vào ngày 6.4. Lớp học diễn ra sôi nổi theo cách cả phụ huynh và giáo viên đều không mong muốn. Các học sinh rất hân hoan khi gặp lại nhau, cười nói rôm rả. Phụ huynh cũng tò mò về hình thức học này, đứng cạnh màn hình của con xì xào, cười nói. Giáo viên cũng lúng túng sau vài buổi tập huấn sử dụng công nghệ dạy học trực tuyến. Vì thế mà lớp học trở nên ồn ào hơn mức cần thiết, không ai nghe rõ ai nói gì.

“Cô giáo phải mất hơn 30 phút để ổn định lớp học. Đến khi tiết học bắt đầu thì trên nhóm Zalo của lớp, phụ huynh lại liên tục nhắn "Cô ơi, tại sao con bị văng ra rồi"; “Con Bảo Trang không vào được nữa, cô ơi”; "Bây giờ con phải làm sao?"… Do mạng yếu nên các con đang học thì bị out ra, nên lớp học liên tục bị gián đoạn”- chị Trang chia sẻ.

Đây cũng là thực tế của nhiều lớp học trực tuyến tại các trường ngoại thành Hà Nội. Cả học sinh, giáo viên, phụ huynh mới dừng ở việc làm quen với hình thức học tập mới, nên hiệu quả chưa cao.

 
Để tiết học trực tuyến có hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ công nghệ, chất lượng mạng, khả năng của giáo viên...

Khó đảm bảo 100% học sinh tham gia

Không chỉ ở khu vực ngoại thành, mà ở các quận như Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm (Hà Nội)… việc triển khai dạy học trực tuyến, đặc biệt ở các trường tiểu học cũng có những khó khăn, do ý thức tự học của học sinh chưa cao.

Quận Cầu Giấy chính thức triển khai cho học sinh toàn quận học trực tuyến bắt đầu từ 30.3. Các trường được yêu cầu bồi dưỡng kiến thức tổng hợp theo từng môn, bắt đầu từ tuần 21 theo chương trình Bộ GDĐT ban hành. Tuy nhiên, khó khăn nhất là các trường tiểu học khi triển khai dạy trực tuyến cho học sinh khối 1, 2.

Ý thức tự giác học tập của học sinh chưa tốt nên khi tổ chức dạy học đủ các môn như thời khóa biểu, bắt buộc phụ huynh phải ngồi học cùng. Nhiều phụ huynh “trở tay không kịp” trong việc vừa sắp xếp công việc, vừa phải ngồi kèm con học trực tuyến. Cũng vì khó sắp xếp thời gian, nên không phải lớp học trực tuyến nào cũng có đầy đủ học sinh tham gia.

Là một trong những trường công lập ở Hà Nội sớm triển khai dạy học trực tuyến cho học sinh, cô Nguyễn Thị Lý - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) thừa nhận việc dạy học online có một số hạn chế.

Hiện có khoảng 2-5% trên tổng số học sinh của trường không tham gia lớp học trực tuyến với các lý do: Phụ huynh cho các con về quê tránh dịch, chất lượng đường truyền không tốt, điện thoại của con cùi bắp, không có máy tính. Vấn đề đặt ra là làm sao đảm bảo quyền lợi cho tất cả học sinh?

“Chúng tôi đưa ra giải pháp là những học sinh nào không có điều kiện học trực tuyến, chúng tôi sẽ ghi âm, ghi hình bài giảng để các con có thể học ngoài giờ, học vào buổi tối khi bố mẹ đi làm về” – cô Lý cho biết.

Còn theo một lãnh đạo Phòng GDĐT quận Cầu Giấy, nếu học sinh nào không thể tham gia các lớp học trực tuyến thì giáo viên cần có giải pháp khác như gửi bài tập qua mail để hướng dẫn học sinh. Sau khi học sinh trở lại trường, sẽ dành thời gian để hệ thống, ôn luyện lại kiến thức, đảm bảo học tất cả học sinh đều được trang bị đủ kiến thức cần thiết.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Lịch dạy học trên truyền hình của học sinh trên cả nước

Bích Hà |

Các địa phương tiếp tục công bố lịch phát sóng chương trình dạy học trên truyền hình từ 6-11.4, để cung cấp kiến thức trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch COVID-19.

Chọn qua online, tập huấn giáo viên trực tuyến

đặng chung |

Dịch bệnh COVID-19 không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động dạy học mà còn khiến công tác chọn lựa sách giáo khoa mới của nhiều địa phương bị gián đoạn. Để kịp ứng phó với tình hình mới, các trường học đã chuyển hướng thực hiện việc này bằng hình thức online, cũng như triển khai tập huấn trực tuyến cho giáo viên để có thể sử dụng được sách giáo khoa mới.

Đang gặp thời, ứng dụng họp trực tuyến Zoom bị cảnh báo lỗi bảo mật

Thế Lâm |

Ứng dụng họp trực tuyến Zoom đang gặp thời trong mùa dịch COVID-19 nhờ xu hướng làm việc tại nhà (work from home) và họp hành, dạy và học trực tuyến. Tuy nhiên, ngay trong lúc đang lên như diều gặp gió, Zoom lại bị cảnh báo về bảo mật đối với người dùng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Lịch dạy học trên truyền hình của học sinh trên cả nước

Bích Hà |

Các địa phương tiếp tục công bố lịch phát sóng chương trình dạy học trên truyền hình từ 6-11.4, để cung cấp kiến thức trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch COVID-19.

Chọn qua online, tập huấn giáo viên trực tuyến

đặng chung |

Dịch bệnh COVID-19 không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động dạy học mà còn khiến công tác chọn lựa sách giáo khoa mới của nhiều địa phương bị gián đoạn. Để kịp ứng phó với tình hình mới, các trường học đã chuyển hướng thực hiện việc này bằng hình thức online, cũng như triển khai tập huấn trực tuyến cho giáo viên để có thể sử dụng được sách giáo khoa mới.

Đang gặp thời, ứng dụng họp trực tuyến Zoom bị cảnh báo lỗi bảo mật

Thế Lâm |

Ứng dụng họp trực tuyến Zoom đang gặp thời trong mùa dịch COVID-19 nhờ xu hướng làm việc tại nhà (work from home) và họp hành, dạy và học trực tuyến. Tuy nhiên, ngay trong lúc đang lên như diều gặp gió, Zoom lại bị cảnh báo về bảo mật đối với người dùng.