Dạy chương trình tiếng Việt lớp 1: Giáo viên chủ động vượt khó

Đặng Chung - Tạ Quang - Thiều Trang |

Thừa nhận có nhiều khó khăn, có tình trạng học sinh học trước quên sau, nhưng giáo viên tại các xã miền núi của TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã phát huy quyền tự chủ của mình khi triển khai chương trình và sách giáo khoa mới, đặc biệt với môn tiếng Việt.

Giáo viên được trao quyền chủ động giảng dạy

Sau gần 2 tháng triển khai chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa (SGK) mới, giáo viên, phụ huynh đã có nhiều phản hồi, góp ý về chất lượng chương trình và các bộ SGK.

Ghi nhận của Lao Động tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - THCS Đồng Lâm 2 (Quảng Ninh), trong giờ học tiếng Việt tại lớp 1, học sinh khá khó khăn trong việc đánh vần và ghép từ.

Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - THCS Đồng Lâm 2 trong tiết học môn tiếng Việt. Ảnh: Đỗ Sơn

Theo ông Vũ Hoàng Luân - Hiệu trưởng nhà trường – có nhiều nguyên nhân khiến học sinh, giáo viên của trường “gặp khó” với môn tiếng Việt.

Với đặc thù phần lớn học sinh là người dân tộc thiểu số, tiếng Việt đối với học sinh ở đây không phải là tiếng mẹ đẻ, mà là ngôn ngữ thứ hai. Nhiều em do hoàn cảnh gia đình, nhà ở xa, nên ở lại bán trú tại trường. Phụ huynh đều là người dân tộc thiểu số, chủ yếu làm nông và ít có điều kiện kèm cặp con em học tại nhà.

“Với khó khăn như vậy, cùng với việc SGK mới có lượng kiến thức trong 1 bài học lớn, như sách “Kết nối tri thức với cuộc sống" có nhiều bài học yêu cầu học sinh học đến 2-3 vần một lúc, nên các em không theo kịp”- ông Luân nói thêm.

Cô Nguyễn Thị Quyên - Phó Hiệu trưởng nhà trường – thì lạc quan cho rằng, dù SGK tiếng Việt lớp 1 có một số bài học “nặng” với học sinh, nhất là học sinh người dân tộc thiểu số, nhưng may mắn là chương trình giáo dục phổ thông mới lại đặc biệt chú trọng giao quyền tự chủ cho giáo viên đứng lớp.

“Nhằm tiếp cận tư duy giảng dạy mới, nhà trường đã cử đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn.

Giáo viên của chúng tôi cũng được "trao quyền" chủ động nghiên cứu, sáng tạo và xây dựng kế hoạch giảng dạy theo đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cụ thể, giáo viên tiến hành soạn giáo án trước buổi học 1 tuần, nếu gặp khó khăn sẽ trực tiếp nêu ý kiến và đề xuất phương án giảng dạy phù hợp trong các cuộc họp chuyên môn của nhà trường. Điểm hay của chương trình giáo dục phổ thông mới là SGK chỉ là một kênh tham khảo, không phải là "pháp lệnh" để làm theo như trước đây" - cô Quyên nhấn mạnh.

Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - THCS Đồng Lâm 2 (Quảng Ninh) cũng cho biết, hàng tuần, ban giám hiệu nhà trường đều có kế hoạch dự giờ không báo trước để xem xét các khó khăn mà giáo viên đang gặp phải, đưa ra thảo luận tại các cuộc họp chuyên môn và xin ý kiến chỉ đạo nhà trường để thay đổi, tìm phương pháp phù hợp.

"Trải qua một thời gian giảng dạy, tôi thấy môn Tiếng Việt 1 bắt đầu từ tuần 4, 5 yêu cầu bài đọc khá nhiều, giáo viên và học sinh không thể thực hiện trong một tiết học.

Qua trao đổi với giáo viên, chúng tôi đã thống nhất chia kiến thức trong các bài học để dạy thành 2 buổi chính - phụ, để quá trình tiếp thu của học sinh đạt hiệu quả tốt nhất và giáo viên không bị áp lực quá nhiều" - cô Quyên chia sẻ.

Phân loại đối tượng học sinh để kèm cặp

Để học sinh lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất, các giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1 đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu SGK mới, phân tích ưu-nhược điểm các bộ SGK mà mình lựa chọn, để có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Giáo viên được chủ động, sáng tạo khi dạy theo chương trình mới.

Theo đánh giá của cô Bàn Thị Hường - giáo viên chủ nhiệm lớp 1, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học & THCS Đồng Lâm 2, sách Tiếng Việt lớp 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” có nhiều bài đọc dài, trong 1-2 tháng đầu các cô không đuổi kịp chương trình và mất khá nhiều thời gian để hướng dẫn các con làm quen.

Để học sinh nhớ bài tốt hơn, cô Hường đã tham khảo các cách dạy học của các cô giáo khác, phân loại đối tượng học sinh trong lớp để kèm cặp.

Chẳng hạn trong một bài, những em học tốt, giáo viên cho đọc hết bài còn những em chậm hơn có thể chỉ đọc các từ và dành thời gian nhiều hơn để kèm cặp đối tượng này.

Nhờ vậy, sau gần 2 tháng, cả cô và trò đã vượt qua những khó khăn ban đầu. Hiện học sinh lớp 1 của trường đã giảm bớt tình trạng "học trước quên sau”, 50% học sinh đã có thể đọc trơn tru.

Đặng Chung - Tạ Quang - Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Tiếng Việt lớp 1 của NXB Giáo dục VN cũng có "sạn”,quên thực hiện tác quyền

Thiên Hà |

Không chỉ bộ sách giáo khoa (SGK) của NXB Đại học Sư phạm TPHCM có “sạn” như dư luận đã chỉ ra, mà các sách Tiếng Việt lớp 1 của NXB Giáo dục Việt Nam cũng chứa nhiều “sạn” khó chấp nhận.

Còn nhiều “sạn” trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1

Mai Lâm |

Trong cuộc họp với Bộ GDĐT về những phản ánh của dư luận liên quan đến sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1, nhiều chuyên gia đề xuất cần tiếp tục "nhặt sạn" trong SGK.

Bộ GDĐT: Thống nhất điều chỉnh nội dung chưa phù hợp trong SGK Tiếng Việt 1

Bích Hà |

Bộ GDĐT đã có kết luận chính thức về những phản ánh của dư luận liên quan đến sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Tiếng Việt lớp 1 của NXB Giáo dục VN cũng có "sạn”,quên thực hiện tác quyền

Thiên Hà |

Không chỉ bộ sách giáo khoa (SGK) của NXB Đại học Sư phạm TPHCM có “sạn” như dư luận đã chỉ ra, mà các sách Tiếng Việt lớp 1 của NXB Giáo dục Việt Nam cũng chứa nhiều “sạn” khó chấp nhận.

Còn nhiều “sạn” trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1

Mai Lâm |

Trong cuộc họp với Bộ GDĐT về những phản ánh của dư luận liên quan đến sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1, nhiều chuyên gia đề xuất cần tiếp tục "nhặt sạn" trong SGK.

Bộ GDĐT: Thống nhất điều chỉnh nội dung chưa phù hợp trong SGK Tiếng Việt 1

Bích Hà |

Bộ GDĐT đã có kết luận chính thức về những phản ánh của dư luận liên quan đến sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1.