Đào tạo thế hệ công dân toàn cầu

TƯỜNG VÂN - THIỀU TRANG |

Các em học sinh tự tin làm chủ các kỹ năng, linh hoạt, sáng tạo, tích cực trong quá trình học tập... Đấy là tín hiệu đáng mừng mà chúng tôi ghi nhận được, sau gần 2 năm của lộ trình đổi mới giáo dục hướng tới mục tiêu lấy người học làm trung tâm, đào tạo thế hệ công dân toàn cầu.

Đề cao khả năng tư duy và sự sáng tạo của người học

Xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch, thiết kế bản vẽ, tính toán diện tích khu đất, căn nhà, tự làm nội thất, dựng mô hình 3D… là những điều học sinh khối 4 - Trường Phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội) được trải nghiệm thông qua dự án “Ngôi nhà mơ ước” do giáo viên các bộ môn Toán, Công nghệ, Mỹ thuật, Tin học lên ý tưởng và tổ chức thực hiện.

Tham gia dự án với mong muốn tạo ra không gian gần gũi với thiên nhiên để gia đình thoải mái sum vầy sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi, em Đức An - lớp 4A4 đã thiết kế ra An’s Home - mô hình ngôi nhà một tầng, gần biển với vườn rộng và nhiều cây xanh. Tổng khu đất của An’s Home rộng 1.000m2, trong đó ngôi nhà chiếm 70m2. Nhà có phòng khách, phòng ngủ, khu nấu ăn với nội thất tiện nghi.

Là một trong những giáo viên khởi xướng dự án, cô Trần Xuân Hương - Phó bộ môn Toán Tiểu học bày tỏ sự hạnh phúc khi nhận về nhiều sản phẩm công phu, sáng tạo của học trò. Cô Hương cho biết, thông qua dự án này, học sinh được trau dồi để phát triển các hệ giá trị như kiên định, trách nhiệm, ham học hỏi, tư duy và sáng tạo xuất sắc, tôn trọng, tự hào, thấu cảm. Đặc biệt là chú trọng phát triển nhân cách đạo đức, tính sáng tạo của học sinh, theo đuổi phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”.

“Dự án này đã phần nào cho các con thấy được sự kết nối các kiến thức trong chương trình với thực tiễn, đồng thời được rèn luyện các kỹ năng mềm như khả năng lập kế hoạch, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Các con đã bước đầu vận dụng linh hoạt kiến thức được học vào giải quyết vấn đề thực tế. Đặc biệt, dự án hướng đến người học, chú trọng phát triển năng lực của học sinh. Đó là sự kiên định khi các em kiên trì thực hiện, không bỏ cuộc khi gặp khó khăn“ - cô Hương chia sẻ.

Hướng tới thế hệ công dân toàn cầu

Dự án “ngôi nhà mơ ước” của học sinh Trường Phổ thông liên cấp Olympia chỉ là một trong số hàng trăm hoạt động của nhà trường nói riêng cũng như hàng triệu trường học trên cả nước nói chung nhằm hướng tới mục tiêu đổi mới giáo dục.

Nếu trước đây, giáo viên đóng vai trò là người truyền thụ tri thức, học sinh tiếp nhận 1 chiều thì hiện nay, thầy cô đã thay đổi, sáng tạo và linh hoạt hơn trong mỗi giờ giảng. Thầy cô trở thành người “quan sát” hoạt động của học sinh, đưa các em trở thành những người tự chủ, sáng tạo, tự tin chiếm lĩnh tri thức theo đúng tinh thần “lấy người học làm trung tâm” - Mục tiêu mà chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 hướng tới.

Theo lộ trình, năm học 2021-2022 là năm học thứ 2 ngành giáo dục triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Tiếp cận với đổi mới giáo dục trong điều kiện bình thường vốn đã không dễ dàng, nay lại đặt trong bối cảnh dịch bệnh thì những khó khăn, áp lực là điều có thể dự báo. Nhưng với sự vào cuộc, chung tay của toàn ngành Giáo dục, chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai một cách linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả và minh bạch trong 2 năm vừa qua.

Dự án “Ngôi nhà mơ ước” do học sinh lớp 4 thực hiện. Ảnh: NVCC
Dự án “Ngôi nhà mơ ước” do học sinh lớp 4 thực hiện. Ảnh: NVCC

Những bỡ ngỡ, lo lắng ban đầu của giáo viên, học sinh và phụ huynh qua đi và thu về nhiều trái ngọt. Học sinh nhanh đọc thông viết thạo và tự tin hơn các khóa học trước. Nhiều chuyên gia đánh giá, Chương trình giáo dục phổ thông mới đã giúp giáo viên được chủ động, sáng tạo, chủ động trong từng bài giảng và  học sinh được phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện, tạo nên những con người tự chủ, sáng tạo, là những công dân toàn cầu...

“Sau 2 năm triển khai chương trình mới, điều tôi nhìn rất rõ là sự tự tin của các con học sinh, đặc biệt là trẻ lớp 1. Chỉ sau vào tháng đến trường, các con thoải mái, tự tin giao tiếp cùng thầy cô, bố mẹ và bạn bè... Đây là tín hiệu mừng vì các em đã được tích hợp rất nhiều kiến thức, kỹ năng.

Bên cạnh đó, trong 2 năm qua vẫn có rất nhiều áp lực với giáo viên, học sinh vì phải làm quen với cái mới trong điều kiện dịch bệnh. Do đó, cần có thời gian để thầy trò làm quen. Tôi tin rằng, trong những năm học tiếp theo của lộ trình đổi mới, việc dạy học sẽ thu về những trái ngọt tiếp theo để thầy cô coi đó là động lực, không ngừng cố gắng, vươn lên mỗi ngày” - cô Nguyễn Thị Mai Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Hưng (Hà Nội) chia sẻ.

Tiếp tục, kiên định với lộ trình đổi mới giáo dục

Năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu với lớp 3,7 và lớp 10. Điểm đổi mới nhất so với chương trình hiện hành là việc cho phép học sinh chọn môn học theo sở thích, sở trường. Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, tinh thần đổi mới này sẽ có tác động đến mọi học sinh phổ thông ở các cấp học, tuy nhiên mạnh nhất, nhiều nhất là đối với học sinh Trung học phổ thông (THPT).

GS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An nhận định, chương trình mới có những ưu điểm rõ ràng so với cũ. Theo đó, nội dung chương trình được xây dựng, thiết kế đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, phù hợp với định hướng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như hội nhập quốc tế. Từ đó, giúp phát huy năng khiếu, sở trường của học sinh; đảm bảo nền tảng cho chất lượng nguồn nhân lực.

“Chương trình mới nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với chương trình cũ. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là cách triển khai như thế nào cho hợp lý, hiệu quả trong thực tiễn. Do đó, việc áp dụng, triển khai đòi hỏi các địa phương, nhà trường phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có lộ trình và thực hiện từng bước” -  ông Thành nhận định.

Cô Quý Hoa - giáo viên Trường THCS - THPT Newton (Hà Nội) - bày tỏ hy vọng, chương trình mới sẽ phát huy và đánh giá được học sinh một cách thực sự ở năng lực người học. Bởi bản chất của dạy học là dạy cho học sinh phương pháp và cách học, trao cho học sinh công cụ và cách thức để các em chiếm lĩnh tri thức chứ không phải biến học sinh thành những “con vẹt” chỉ biết lặp lại và học thuộc.

Kỳ vọng rất nhiều, nhưng theo nhiều chuyên gia, vấn đề đáng quan tâm, lo ngại nhất hiện nay là đội ngũ giáo viên có kịp thích ứng với yêu cầu của đổi mới giáo dục. Bởi giáo viên sẽ phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức, đúng với quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”. Việc đổi mới giáo dục vốn không hề dễ dàng, nay lại đặt trong bối cảnh dịch bệnh, thầy trò vừa phải đảm bảo mục tiêu giáo dục, vừa phải tham gia công tác phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh.

“Để thực hiện lộ trình ấy, trước mắt là con đường gian nan; cần tất cả những người liên quan và đặc biệt  là những người trực tiếp thực hiện phải thấm nhuần và hiểu mục tiêu, sẵn sàng thay đổi chính mình và những thói quen cố hữu, những lối mòn trong giảng dạy… thì mới có thể đạt được mong muốn” - cô Hoa chia sẻ.

Trong chặng đường đổi mới giáo dục, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh đến sự kiên trì trong tư tưởng, quan điểm đổi mới; bám sát, bám chắc mục tiêu và triết lý đổi mới. Đổi mới để chuyển đổi từ trang bị kiến thức, truyền thụ bị động, sang tăng cường sự sáng tạo, năng động của cả thầy và trò, từ đó phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng của người học.

“Lấy mục tiêu ưu tiên số 1 của giáo dục phổ thông là dạy người, dạy thái độ sống, kỹ năng sống, trách nhiệm xã hội, năng lực tự học, đi cùng với các năng lực khác về nhận thức, về tư duy… làm nền tảng để tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.

TƯỜNG VÂN - THIỀU TRANG
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.