Đánh giá, xếp hạng năng lực học sinh bằng điểm số, hạnh kiểm: Tạo áp lực, nặng nề

Bích Hà |

Năm nào cũng vậy, bước vào những ngày cuối tháng 5, nhiều gia đình lại xáo trộn sau kỳ họp phụ huynh của con. Câu chuyện điểm số đang trở thành chủ đề cho nhiều cuộc bàn luận từ trong mâm cơm gia đình, ra đến công sở, ở phố xóm và cả trên mạng xã hội. 

Bất đồng quan điểm vì điểm số của con

“Cuối tuần trước, lớp của con tổ chức họp phụ huynh. Vì tôi bận quá nên nhờ bà nội của con đi họp thay. Không biết cô giáo nói thế nào mà về bà cứ mắng con là sao không bằng bạn nọ, bạn kia. Suốt bữa cơm con bé cúi gầm mặt, ăn vội vàng rồi chạy vào phòng.

Chỉ vì điểm 8 của con mà không khí gia đình mấy ngày nay nặng nề quá. Điểm 8 thì đâu có gì sai, đâu phải tội đồ?” - chị Xuân Diệp (có con vừa học hết lớp 7 một trường THCS ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) thở dài khi kể về câu chuyện đang xảy ra ở gia đình mình.

Có lẽ nhiều người sẽ bắt gặp điểm chung nào đó trong câu chuyện của chị Diệp. Với vai trò là một người quản lý, nhà giáo gắn bó với nghề giáo gần 40 năm nay, thầy Lê Đức Dũng - Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Đường (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) thừa nhận, bao năm qua, điểm số vẫn luôn là nỗi ám ảnh của không chỉ học sinh, mà còn cả giáo viên và phụ huynh.

Cũng theo ông, từ mấy chục năm trước việc đánh giá học sinh bằng điểm số đã có những bất cập, nhưng đến tận bây giờ điểm số vẫn là thứ gì đó gây áp lực nặng nề. Vì trẻ con cho tới người lớn đều có những khả năng khác nhau, việc đánh điểm số qua môn Toán, Tiếng Việt, môn nọ, môn kia chỉ phản ánh một kiểu thông minh, một khả năng nào đó của trẻ.

Nếu được phép thay đổi, thầy Dũng cho biết sẽ không bao giờ cho điểm học sinh của mình, chỉ nên đánh giá các em là hoàn thành tốt, hoàn thành là được. Bởi điểm số chẳng nói lên điều gì cả.

Không nên “kết án” học sinh bằng hạnh kiểm

Những ngày cuối năm học, không chỉ câu chuyện về điểm số, mà việc xếp loại hạnh kiểm của học sinh cũng nhận được sự quan tâm. Đặc biệt mới đây, một học sinh lớp 1 của Trường THPT Lương Thế Vinh (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) đã suýt mất mạng vì uống thuốc tự tử khi em bị xếp loại hạnh kiểm trung bình năm học 2017 – 2018.

Lý do em có hành động dại dột vì nghĩ rằng một khi bị xếp loại hạnh kiểm trung bình thì tương lai sẽ mờ mịt, khó thi vào trường Y để sau này ra trường làm bác sĩ như em mong muốn. Thậm chí, em còn nghĩ rằng, sau này sẽ khó xin việc làm với một người có hạnh kiểm “trung bình” như em.

Suýt nữa “bản án hạnh kiểm” trong nhà trường đã cướp đi một sinh mạng, một học sinh giỏi.

Hiện ở không ít nước trên thế giới, việc đánh giá đạo đức người khác được xem là vấn đề nhạy cảm, tối kỵ.

Thầy Nguyễn Quốc Vương – nghiên cứu sinh ĐH Kanazawa Nhật Bản, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - dẫn chứng, ngay ở Nhật Bản, giáo viên của họ cũng không bao giờ tiến hành đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.

Bởi họ suy nghĩ, trường học là nơi học sinh được học tập để trở thành công dân dân chủ, thì chuyện giáo viên đánh giá đạo đức học sinh là điều khó có thể tưởng tượng. Vậy mà ở Việt Nam, hạnh kiểm là một thước đo quan trọng. Đã đến lúc cần thay đổi theo hướng mạnh dạn bỏ việc đánh giá học sinh bằng hạnh kiểm, để tránh làm các em bị tổn thương.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Tại sao có đẳng cấp giữa “dân” lớp chọn và “dân” lớp thường?

VŨ HOÀNG SƠN |

Từ câu chuyện nam sinh của Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến (TPHCM) tự tử để lại bức thư tuyệt mệnh với nội dung do áp lực học tập, điểm số và áp lực từ gia đình muốn con đứng đầu khối, dưới góc nhìn của một giáo viên, Ths Vũ Hoàng Sơn – giáo viên Trường Tiểu học Bình Hòa (quận Bình Thạnh – TP. HCM) đã có những chia sẻ về câu chuyện chạy đua vì thành tích trong giáo dục.

Nam sinh tự tử: Khi áp lực từ bố mẹ không được nhà trường giải tỏa…

Thế Lâm |

Cái chết thương tâm (tự tử) của nam sinh lớp 10E3 Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP.HCM) sẽ còn làm day dứt các bậc phụ huynh với câu hỏi: Có nhất thiết đánh đổi tất cả cuộc sống của con trẻ chỉ vì điểm số cao?

Bắt con thực hiện ước mơ của cha mẹ, nhiều trẻ sợ học, trầm cảm

Đặng Chung |

Mong muốn con phải giỏi giang, điểm số cao, thành tích vượt trội đã khiến nhiều phụ huynh “ép” con học. Vì thế việc học với nhiều trẻ không còn là niềm vui khám phá tri thức mà trở thành một áp lực, nỗi ám ảnh...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tại sao có đẳng cấp giữa “dân” lớp chọn và “dân” lớp thường?

VŨ HOÀNG SƠN |

Từ câu chuyện nam sinh của Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến (TPHCM) tự tử để lại bức thư tuyệt mệnh với nội dung do áp lực học tập, điểm số và áp lực từ gia đình muốn con đứng đầu khối, dưới góc nhìn của một giáo viên, Ths Vũ Hoàng Sơn – giáo viên Trường Tiểu học Bình Hòa (quận Bình Thạnh – TP. HCM) đã có những chia sẻ về câu chuyện chạy đua vì thành tích trong giáo dục.

Nam sinh tự tử: Khi áp lực từ bố mẹ không được nhà trường giải tỏa…

Thế Lâm |

Cái chết thương tâm (tự tử) của nam sinh lớp 10E3 Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP.HCM) sẽ còn làm day dứt các bậc phụ huynh với câu hỏi: Có nhất thiết đánh đổi tất cả cuộc sống của con trẻ chỉ vì điểm số cao?

Bắt con thực hiện ước mơ của cha mẹ, nhiều trẻ sợ học, trầm cảm

Đặng Chung |

Mong muốn con phải giỏi giang, điểm số cao, thành tích vượt trội đã khiến nhiều phụ huynh “ép” con học. Vì thế việc học với nhiều trẻ không còn là niềm vui khám phá tri thức mà trở thành một áp lực, nỗi ám ảnh...