Đại biểu Quốc hội: Chưa nên bàn xét tốt nghiệp hay thi THPT quốc gia

Đặng Chung (ghi) |

Những ngày qua, có nhiều tranh luận về kịch bản của kỳ thi THPT quốc gia 2020 trong tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Nhiều ý kiến đề xuất cần tính đến phương án không tổ chức thi mà xét tốt nghiệp THPT cho học sinh. Nêu quan điểm về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Tăng Thị Ngọc Mai - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh – cho biết:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra hai khả năng với kỳ thi THPT quốc gia 2020. Nếu học sinh có thể trở lại trường trước 15.6 thì vẫn đảm bảo đủ thời gian để hoàn thành chương trình, thời gian cho học sinh lớp 12 ôn tập và kỳ thi THPT quốc gia vẫn có thể diễn ra vào tháng 8. Nếu học sinh chưa thể đi học vào 15.6, Bộ GDĐT sẽ trình Chính phủ, Quốc hội quyết định phương án tốt nhất cho học sinh.

Tôi cho rằng, hai phương án mà bộ đưa ra là tối ưu nhất trong thời điểm này, dù chưa chắc chắn kỳ thi năm nay có diễn ra hay không; bởi chúng ta đang rơi vào thế bị động, phụ thuộc vào tình hình của dịch bệnh. Vì thế, tốt nhất là đưa ra hướng mở như vậy.

Còn quan điểm cá nhân của tôi, nếu học sinh chưa trở lại trường trong tháng 6 thì xét tốt nghiệp cho học sinh sẽ hợp lý hơn. Hiện nhiều học sinh tâm tư là nên tổ chức thi để có sự công bằng, xét tốt nghiệp có thể xảy ra việc nâng điểm, mang tính chủ quan.

Tuy nhiên, năm 2018 đã có tai tiếng liên quan đến tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, dù ngành giáo dục đã cố gắng làm nghiêm túc, nhưng vẫn có kẽ hở. Vì vậy, thi để đảm bảo tính khách quan cũng không phải là tuyệt đối. Nói cách khác, cả hai phương án đều có tính tương đối, nên buộc chúng ta sẽ phải tính đến việc lựa chọn cách nào có lợi nhất cho học sinh trong tình hình dịch bệnh. Việc này, ngành giáo dục, Chính phủ, Quốc hội sẽ có những tính toán, công bố ở thời điểm thích hợp.

Chẳng hạn không tổ chức thi, nếu công bố sớm quá sẽ có một số học sinh lơ là trong việc học. Chúng ta cũng không nên bàn quá nhiều về việc nên thi hay xét tốt nghiệp vào thời điểm này để tập trung vào việc quan trọng nhất, cấp thiết là hướng dẫn, tổ chức để học sinh không bị gián đoạn quá trình học tập do dịch bệnh; để học sinh vẫn được trang bị đủ kiến thức cho tương lai của các em.   

Tuy nhiên, tâm lý của học sinh lúc này là muốn biết sớm phương án thi. Vì ôn thi trong tâm trạng hồi hộp, lo lắng cũng khó đạt được hiệu quả, thưa bà?

- Đúng là phụ huynh, học sinh muốn biết thi hay không thi để biết đường học. Tôi cho rằng chúng ta không nên suy nghĩ như vậy. Học là để có kiến thức, để áp dụng kiến thức vào cuộc sống. Dù thi hay không thi thì học sinh vẫn phải học, vẫn phải ôn để có hành trang vào đời. Không nên giữ tâm lý học để thi như vậy.

Đặc biệt, với học sinh lớp 12, nếu không thi, học sinh vẫn phải bổ túc kiến thức để có đủ điều kiện học tiếp lên đại học. Vì vậy, học sinh không nên coi việc thi hay không thi là áp lực cho mình. Vấn đề ở đây là chúng ta tổ chức sắp xếp như thế nào để có thể tự học tốt nhất, nắm được kiến thức căn bản. Cái đó cần lo chứ không nên lo năm nay sẽ thi hay xét tốt nghiệp.

Một phần học sinh lo lắng vì nếu không thi THPT quốc gia thì các trường đại học sẽ tổ chức thi tuyển riêng. Lâu nay học sinh được ôn tập theo hướng thi trắc nghiệm các môn ở kỳ thi THPT quốc gia, nên lo trường đại học sẽ tổ chức thi tự luận. Quan điểm của bà ra sao và có lời khuyên nào cho học sinh vào lúc này?

- Ngay từ bây giờ, học sinh hãy tự học một cách nghiêm túc, chứ không nên học theo cách đối phó. Bởi không nên đối phó với chính tương lai của mình. Các em cũng yên tâm, trường đại học sẽ ra đề thi ở ngưỡng kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt với học sinh THPT chứ không phải là những thứ cao siêu ngoài chương trình.

Tôi chỉ sợ bây giờ học sinh học mẹo nhiều quá, học mẹo để khoanh đáp áp trắc nghiệm, nên khi trường đại học chuyển sang thi tự luận, các em sẽ lúng túng. Tốt nhất là các em cần học nghiêm túc ngay từ bây giờ, học để hiểu bản chất của các vấn đề, ứng dụng nó vào trong cuộc sống.

Ngoài ra, tương lai không chỉ có một cánh cửa duy nhất là phải vào đại học. Có nhiều con đường để chúng ta chọn.

Còn nếu học sinh lo lắng, cách tốt nhất là phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức. Các em hãy xác định học cho mình, cho tương lai, để lấy kiến thức áp dụng vào cuộc sống. Khi học với tâm thế đó, thì dù năm nay “thi hay không khi” cũng không còn quan trọng.

Cảm ơn đại biểu đã chia sẻ!

Đặng Chung (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Phần mềm học trực tuyến bị lỗi bảo mật, Bộ GDĐT lên tiếng cảnh báo

Đặng Chung |

Trước việc một số nước cấm sử dụng ứng dụng Zoom trong tổ chức họp, học trực tuyến vì lo ngại về tính bảo mật, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo giáo viên nên sử dụng các phần mềm có bản quyền, được cung cấp miễn phí bởi các doanh nghiệp trong nước khi thực hiện dạy học online.

Học sinh không muốn bỏ thi THPT quốc gia 2020

Đặng Chung |

Theo dõi những thông tin về kỳ thi THPT quốc gia 2020, học sinh lớp 12 cho biết đang rất lo lắng và không thể tập trung ôn thi. Nhiều em muốn giữ ổn định kỳ thi để thuận lợi, yên tâm học tập, ôn luyện.

Nếu không thi THPT quốc gia, nhiều trường đại học sẽ lúng túng tuyển sinh

Đặng Chung - Thu Nguyễn |

"Nên tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020 hay thực hiện xét tốt nghiệp cho học sinh?" - là chủ đề nhận được sự quan tâm và tranh cãi của dư luận trong những ngày qua. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu năm nay vì khách quan mà không tổ chức được kỳ thi, nhiều trường đại học sẽ lúng túng.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Phần mềm học trực tuyến bị lỗi bảo mật, Bộ GDĐT lên tiếng cảnh báo

Đặng Chung |

Trước việc một số nước cấm sử dụng ứng dụng Zoom trong tổ chức họp, học trực tuyến vì lo ngại về tính bảo mật, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo giáo viên nên sử dụng các phần mềm có bản quyền, được cung cấp miễn phí bởi các doanh nghiệp trong nước khi thực hiện dạy học online.

Học sinh không muốn bỏ thi THPT quốc gia 2020

Đặng Chung |

Theo dõi những thông tin về kỳ thi THPT quốc gia 2020, học sinh lớp 12 cho biết đang rất lo lắng và không thể tập trung ôn thi. Nhiều em muốn giữ ổn định kỳ thi để thuận lợi, yên tâm học tập, ôn luyện.

Nếu không thi THPT quốc gia, nhiều trường đại học sẽ lúng túng tuyển sinh

Đặng Chung - Thu Nguyễn |

"Nên tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020 hay thực hiện xét tốt nghiệp cho học sinh?" - là chủ đề nhận được sự quan tâm và tranh cãi của dư luận trong những ngày qua. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu năm nay vì khách quan mà không tổ chức được kỳ thi, nhiều trường đại học sẽ lúng túng.