Cùng con đi thi

Quỳnh Liên |

Sáng nay, tôi đã dậy thật sớm, sửa soạn ăn sáng, động viên tinh thần và đưa con đến điểm thi. Gạt hết những lo âu, trống trải trong lòng, tôi động viên con, hãy cố gắng hết sức, dù kết quả như thế nào, ba mẹ vẫn luôn ở bên con....

Lên dây cót trước cả năm trời

Áp lực, căng thẳng, hồi hộp đến nghẹt thở, Đó là tất cả những gì đọng lại trong ký ức tôi khi nhắc đến cuộc chiến giành tấm vé vào trường THPT công lập của con trai - cuộc chiến mà tôi luôn đồng hành cùng con trong suốt 1 năm qua dù là bước đi nhỏ nhất.

Số lượng học sinh tuyển vào trường THPT năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội khoảng 102.000 em (tăng khoảng 1.000 học sinh so với năm học trước). Trong đó, số lượng tuyển vào các trường THPT công lập khoảng 72.000 học sinh (tăng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023), chiếm tỉ lệ 55,7%. Đây là tỉ lệ thấp kỷ lục trong vài năm trở lại đây.

Chính vì vậy, ngay từ khi con vừa lên lớp 9, tôi đã phải nhiều lần trò chuyện, làm công tác tư tưởng để con hiểu rằng, năm học này sẽ cực kỳ vất vả, gian nan. Động viên con, nhưng cũng chính là tôi đang tự động viên mình phải thật mạnh mẽ, phải là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con, cùng con vượt qua chặng đường chông gai phía trước.

Tại Hà Nội và một số tỉnh thành, ngoài ba môn thi bắt buộc Toán, Văn, Ngoại ngữ, còn 1 môn thi thứ tư được bốc thăm ngẫu nhiên. Môn học này sẽ được công bố vào khoảng thời gian cuối tháng 3, đầu tháng tư hàng năm.

Thật khó để ép một đứa trẻ có thể học đều toàn diện tất cả các môn học và con tôi cũng không ngoại lệ. Do vậy, tôi đã đưa ra quyết sách “mạnh tay” chi tiền cho con học kèm 1:1 để vực lại những lỗ hổng kiến thức một cách nhanh chóng nhất ngay từ đầu năm học. Trong tất cả các môn học, Hoá học và Ngoại ngữ là 2 môn con tôi học kém nhất nên đã được ưu tiên hàng đầu.

Đằng đẵng hàng tháng trời, con chỉ học, học và học. Sáng học trên trường, chiều đến các lớp học thêm và tối đến là thời gian học kèm 1:1. Chi phí mỗi môn học dao động khoảng 1.500.000 đồng/môn. Tính trung bình, chỉ riêng tiền học thêm bên ngoài, mỗi tháng gia đình tôi phải chi trả là 6 triệu đồng/tháng.

Tiền đối với tôi không phải là vấn đề nếu nó đổi lại được cơ hội vào trường THPT công lập cho con.

Nhiều lần tôi tỉnh giấc nửa đêm, đi đến kiểm tra xem con đã ngủ chưa, bất giác trông thấy hình ảnh con trai tôi đang nằm ngủ gật trên đống đề luyện thi vào lớp 10 cùng những bộ sách xếp chồng lên nhau. Cảnh tượng đó khiến tôi mường tượng ra phần nào những áp lực thi cử mà con tôi đang phải đối mặt. Dù mệt mỏi và vất vả nhưng đành chấp nhận, tất cả vì tương lai của con.

Sốc với tỉ lệ chọi lớp 10

Trước đây, khi nghe nói kỳ thi vào trường THPT công lập ở Hà Nội rất căng thẳng, tôi vẫn chưa quá lo lắng, bởi con học lực khá, được giáo viên "điểm" vào danh sách những bạn có cơ hội trúng tuyển trường công lập. Chỉ đến khi đăng ký nguyện vọng, đợi chờ công bố tỉ lệ chọi, tôi mới thấm nỗi áp lực này.

Cả gia đình tôi đã phải căng não nghiên cứu, đặt lên hạ xuống, tính toán không biết bao nhiêu lần trước khi đặt nguyện vọng. Bởi nếu không cân nhắc kỹ, rất dễ sai một li, đi một dặm.

Nguyện vọng 1 của con là vào Trường THPT Lê Quý Đôn (Đống Đa), nguyện vọng 2 là Trường THPT Đống Đa (Đống Đa) và nguyện vọng cuối cùng - Trường THPT Khương Hạ (Thanh Xuân). Quyết định này đã có sự tư vấn kỹ lưỡng từ giáo viên và tôi tự tin, con tôi sẽ trúng tuyển vào trường công lập.

Sáng 17.5, Hà Nội công bố tỉ lệ chọi vào lớp 10 công lập. Giây phút nhìn những con số được công bố kiến tôi “đứng hình”. Không một ai có thể ngờ, Trường Tiểu học, THCS và THPT Khương Hạ - ngôi trường mới thành lập được vài năm lại là trường có tỉ lệ chọi cao nhất Hà Nội, lên đến 1/3,55. Tỉ lệ chọi vào Trường THPT Đống Đa thậm chí còn cao hơn Trường THPT Lê Quý Đôn. Điều này đồng nghĩa, cơ hội trúng tuyển của con đã giảm xuống 1/3 so với dự định ban đầu.

Cuộc chạy đua vào các trường ngoài công lập

Tôi luôn tự hào mình đã làm rất tròn vai một người bạn đồng hành cùng con. Mỗi lần con thi thử kết quả không như ý muốn, con đều tâm sự, không ngại bày tỏ nỗi buồn với tôi. Thậm chí, không ít lần con bật khóc khi kết quả thi thử không như mong đợi. Mỗi lúc như vậy, tôi luôn động viên tinh thần con, rằng đã là cuộc thi, con phải chấp nhận kết quả thắng thua, miễn là bản thân cố gắng, nỗ lực hết sức...

Động viên con, nhưng lòng tôi trống trải, từng ánh mắt buồn bã, giọt nước mắt của con như cứa vào trái tim tôi, ruột gan tôi rối bời, lồng ngực nghẹn lại. Cậu con trai 15 tuổi của tôi đã phải chịu áp lực tinh thần đè nặng - áp lực do chính con tự tạo ra cho bản thân mình.

Không thể để con chịu thêm áp lực tinh thần, tôi vội vàng tìm hiểu thông tin, hỏi những anh chị đồng nghiệp đi trước kinh nghiệm và tính đến phương án đăng ký cho con vào các trường ngoài công lập. Đây là phương án dự phòng để nếu con trượt nguyện vọng công lập, vẫn còn chỗ để học. Phần khác, điều này sẽ giúp con an tâm hơn trong quá trình ôn tập.

Tôi đã nộp hồ sơ cho con vào 4 Trường THPT dân lập: THCS & THPT Lương Thế Vinh, THPT Đào Duy Từ, THPT Hoàng Cầu, THPT Phan Huy Chú. Mặc dù là trường THPT dân lập, nhưng việc cạnh tranh giành suất vào học tại những ngôi trường này cũng khốc liệt không kém bởi năm nay, tâm lí bố mẹ ai cũng đi tìm phương án dự phòng cho con.

Riêng Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh, có đến hàng nghìn hồ sơ ứng tuyển trong khi tổng số chỉ tiêu chỉ vỏn vẹn 720 học sinh lớp 10 ở cả 2 cơ sở. Còn với Trường THPT Đào Duy Từ, con đã phải trải qua 2 lần thi mới trúng tuyển.

Áp lực từ công việc, áp lực từ cuộc sống, áp lực chuyện học hành, thi cử của con bủa vây tâm trí tôi trong suốt thời gian dài. Nhiều lúc tôi cảm thấy ấm ức và tự quay sang trách móc: Tại sao giữa Thủ đô Hà Nội, các con lại thiếu chỗ học, lại phải chịu đựng những áp lực khủng khiếp đến như vậy. Nhưng rốt cuộc, trách móc chẳng thể khiến con đỡ áp lực, cũng không giúp con tăng cơ hội trúng tuyển vào trường THPT công lập.

Tôi đã làm thủ tục giữ chỗ, đóng các khoản chi phí vào Trường THPT Đào Duy Từ. Tiền nong không thành vấn đề, tôi sẵn sàng mất 10 - 20 triệu, thậm chí nhiều hơn để "mua" sự an tâm.

Sâu thẳm tôi luôn kỳ vọng con thi đỗ trường công lập. Chính bản thân con cũng lấy đó làm động lực để phấn đấu bởi sau 9 năm đèn sách, kết quả thi là minh chứng rõ nhất cho sự cố gắng, là niềm tự hào, kiêu hãnh của con đối với thầy cô, bạn bè và gia đình.

Sáng nay, hàng nghìn sĩ tử Hà Nội sẽ bắt đầu cuộc chiến căng thẳng để giành suất học ở trường THPT công lập. Các con bước vào phòng thi căng thẳng 1 thì những ông bố, bà mẹ ngồi đợi phía sau cánh cửa sắt như tôi căng thẳng gấp 10 lần. Lặng lẽ nhìn sân trường vắng lặng, từng giây, từng phút trôi qua chậm rãi, những khuôn mặt lo âu, thấp thỏm của cha mẹ, bất giác, tôi chợt nghĩ, không thể để cậu con trai thứ 2 của mình phải chịu những áp lực nặng nề đến như vậy.

Sang năm con vào lớp 6, có lẽ, gia đình tôi sẽ tìm một hướng đi mới cho con, có thể là đầu tư cho con học ngoại ngữ - đây sẽ là lợi thế giúp con mở ra nhiều cơ hội cho tương lai. Hoặc cũng có thể, tôi sẽ hướng con theo học một ngôi trường dân lập ngay từ đầu. Tuổi thơ con xứng đáng có một môi trường học tập vui vẻ, thay vì lao đầu vào một cuộc chiến khốc liệt như vậy.

Quỳnh Liên
TIN LIÊN QUAN

Thi lớp 10: Nắm chắc điểm 9,10 tiếng Anh nếu nhớ những lưu ý này

Linh Chi |

Cô Bùi Thị Ánh Dương - Giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội đã chỉ ra những lỗi sai học sinh thường mắc phải trong đề thi tiếng Anh vào lớp 10.

Đi biển xuyên đêm, phụ huynh vẫn đội mưa đưa đón con thi lớp 10

THUỲ TRANG - MAI HƯƠNG |

Sau một đêm dài lênh đênh trên biển đánh bắt cá, ông Nguyễn Văn Bảy (trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) vẫn tranh thủ trở về nhà từ sáng sớm để đưa con gái đi thi tuyển sinh lớp 10. “Kỳ thi quan trọng, cháu chỉ tin tưởng ba đưa đi cho may mắn nên tôi cố gắng hỗ trợ con. Con thi áp lực nên chút mệt nhọc của cha mẹ cũng chẳng có gì” – ông Bảy nói.

Phụ huynh vượt hàng trăm cây số, cùng con ăn, nghỉ tại trường thi lớp 10

Trà My |

Mặc dù thời tiết ở Hà Nội chưa hạ nhiệt, các bậc phụ huynh đưa con thi lớp 10 tại điểm thi Trường THPT Chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn vẫn bất chấp cái nắng nóng, quên ăn, quên uống chờ đợi con ở cổng trường thi.

Hàng trăm người gửi đơn sau ngày 30.4 được Manulife hứa giải quyết từ 1.7

Ngọc Ánh |

TP Hồ Chí Minh - Mới đây, nhóm khách hàng nộp đơn sau ngày 30.4.2023 đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Manulife Việt Nam để tiếp tục giải quyết những vấn đề liên quan đến vụ “hô biến” tiền gửi tiết kiệm Ngân hàng SCB thành bảo hiểm Manulife.

Chủ nhà mắc kẹt khi xuống tiền mua nhà trong hẻm nhỏ ở Hà Nội

Thu Giang |

Với ưu điểm giá rẻ hơn nhiều so với nhà mặt phố lớn, chung cư, nhiều gia đình sinh sống tại TP Hà Nội đã chấp nhận xuống tiền mua nhà trong ngõ hẻm nhỏ với vô vàn điều bất tiện.

Lý do tiến sĩ Việt quay trở lại Việt Nam nghiên cứu thuốc

Minh Ánh - Phương Linh |

TS Trương Thanh Tùng - giảng viên Khoa dược, Viện nghiên cứu tiên tiến Phenikaa, Trường ĐH Phenikaa - một trong 75 gương điển hình tiên tiến tiêu biểu năm 2023, chia sẻ, dù là nhà khoa học nhưng bản thân anh cũng là dược sĩ, vì vậy mục đích cuối cùng anh hướng tới là chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Sau khi có đủ kiến thức, kinh nghiệm ở nước ngoài, anh chọn về Việt Nam để cống hiến cho quê hương.

Phó Thủ tướng thăm nạn nhân vụ tấn công vào 2 trụ sở Công an ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang thăm các nạn nhân bị thương, đang nằm điều trị tại cơ sở y tế trong vụ tấn công trụ sở xã tại Đắk Lắk

Tranh luận về quy chế chi tiêu nội bộ tại phiên xét xử bà Lê Thị Dung

QUANG ĐẠI |

Bị cáo Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An cho rằng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ công khai, đúng quy trình, thanh toán đúng quy chế. Trong khi đó, kế toán đơn vị này lại cho rằng đã sai trong xây dựng một số nội dung của quy chế chi tiêu nội bộ.

Thi lớp 10: Nắm chắc điểm 9,10 tiếng Anh nếu nhớ những lưu ý này

Linh Chi |

Cô Bùi Thị Ánh Dương - Giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội đã chỉ ra những lỗi sai học sinh thường mắc phải trong đề thi tiếng Anh vào lớp 10.

Đi biển xuyên đêm, phụ huynh vẫn đội mưa đưa đón con thi lớp 10

THUỲ TRANG - MAI HƯƠNG |

Sau một đêm dài lênh đênh trên biển đánh bắt cá, ông Nguyễn Văn Bảy (trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) vẫn tranh thủ trở về nhà từ sáng sớm để đưa con gái đi thi tuyển sinh lớp 10. “Kỳ thi quan trọng, cháu chỉ tin tưởng ba đưa đi cho may mắn nên tôi cố gắng hỗ trợ con. Con thi áp lực nên chút mệt nhọc của cha mẹ cũng chẳng có gì” – ông Bảy nói.

Phụ huynh vượt hàng trăm cây số, cùng con ăn, nghỉ tại trường thi lớp 10

Trà My |

Mặc dù thời tiết ở Hà Nội chưa hạ nhiệt, các bậc phụ huynh đưa con thi lớp 10 tại điểm thi Trường THPT Chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn vẫn bất chấp cái nắng nóng, quên ăn, quên uống chờ đợi con ở cổng trường thi.