Công bố kho bài giảng điện tử phục vụ dạy học trực tuyến

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa giới thiệu đến giáo viên, học sinh và phụ huynh cả nước kho học liệu số nhằm hỗ trợ trong việc triển khai dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường để phòng dịch COVID-19.

Kho bài giảng và học liệu số bao gồm một số bài giảng minh họa cho lớp 1; một số bài giảng minh họa cho lớp 2.

Hướng dẫn dạy học trực tuyến (bao gồm các tài liệu, video giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến, công cụ số hỗ trợ dạy học, kinh nghiệm sử dụng và triển khai... được lựa chọn từ cộng đồng giáo viên, giúp giáo viên tham khảo trong lựa chọn phần mềm và tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả).

Ngoài ra còn có kho học liệu số (là sản phẩm hợp tác giữa Hệ Tri thức Việt số hóa với Bộ GDĐT nhằm tập hợp các nguồn tài nguyên số từ cộng đồng giáo viên và xã hội để chia sẻ dùng chung trong ngành giáo dục. Tài nguyên số gồm bài giảng e-learning, bài giảng đã dạy trên truyền hình và các tài nguyên số khác.

Học sinh, giáo viên và phụ huynh có thể tham khảo các nguồn tài nguyên số TẠI ĐÂY.

 
Các bài giảng đang được phát trên một số kênh truyền hình và trở thành kho học liệu để phục vụ dạy học trực tuyến.

Theo Bộ GDĐT, hiện kho học liệu đang trong quá trình xây dựng nên một số tài nguyên chưa được cập nhật. Nội dung các nguồn tài nguyên này sẽ được Bộ GDĐT tiếp tục xây dựng, tổng hợp từ các nguồn khác và liên tục được cập nhật để hỗ trợ các thầy cô, phụ huynh và nhà trường.

Trước đó, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, trước khi vào năm học mới, ngành Giáo dục đã bàn kỹ vấn đề trọng tâm là đảm bảo chất lượng dạy và học trong bối cảnh dịch. Tinh thần được xác định là "linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tận dụng mọi giải pháp, công cụ để thích ứng trong điều kiện dịch bệnh kéo dài, có thể diễn biến phức tạp".

"Việc dạy và học trong thời gian thực hiện giãn cách, cách ly thì tận dụng các phương tiện điện tử, truyền hình, lớp học ảo, học từ xa... Dù khó khăn đến đâu vẫn phải đảm bảo chất lượng. Nơi nào có điều kiện học trực tiếp tại nhà trường thì tổ chức dạy và học đảm bảo an toàn" - Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.

Tuy nhiên, việc dạy và học qua các phương tiện trực tuyến còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế. Việc dạy và học qua các ứng dụng trực tuyến có ưu điểm là tương tác thời gian thực giữa thầy cô và học sinh, nhưng việc tổ chức khó khăn, nhất là thiếu thiết bị và thiếu đường truyền. Nếu chỉ 10% trên tổng số 2 triệu học sinh cùng trực tuyến học thì khó đảm bảo về đường truyền.

Vì vậy, Bộ GDĐT đã xây dựng, chuẩn bị kho học liệu lớn trên mạng, tận dụng các bài giảng, bài học điện tử; phát trên các kênh truyền hình như VTV1, VTV2, VTV7... Với những học liệu đó, nơi nào không có điều kiện về đường truyền, học trực tuyến thì thầy cô gửi cho học sinh qua mail, zalo... cùng với các tài liệu hướng dẫn học tập.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh, giáo viên nâng cấp gói mạng để dạy học trực tuyến

Tường Vân |

Trước tình trạng “rớt” mạng, lỗi app, sóng chập chờn, mất hình, mất tiếng… trong những buổi đầu học trực tuyến, nhiều phụ huynh, giáo viên bỏ tiền túi nâng cấp gói mạng để đảm bảo chất lượng dạy và học.

Bài 3: Năm học quyết tâm vì một nền Giáo dục thực học, thực nghiệp

Nhóm PV |

Học sinh và giáo viên cả nước đã bước vào năm học 2021-2022 bằng lễ khai giảng trực tuyến, bắt đầu những giờ học online, để thích ứng với tình hình dịch bệnh. Bối cảnh còn khó khăn, kỳ vọng thì lớn, nhiệm vụ lại nặng nề, nhưng sự quyết tâm, tinh thần vượt khó trong mỗi nhà giáo thì luôn sẵn có. Với sự chủ động và sáng tạo, mỗi thầy cô đã và đang biến khó khăn, thách thức thành động lực để thay đổi, vì mục tiêu đưa Giáo dục Việt Nam ngày càng tốt lên.

Trường học thời COVID-19: Thích ứng để đổi mới

Nhóm PV |

Kỳ 2:  “Chia lửa” cùng tuyến đầu chống dịch

“Cuộc chiến” với dịch COVID-19 đang bước vào giai đoạn mới, khó khăn và thách thức hơn. Như các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế-xã hội, Giáo dục cũng bị tác động, học sinh chịu nhiều thiệt thòi khi phải tạm dừng đến trường. Nhưng với những nỗ lực, sự quyết tâm, “lực cản mang tên COVID-19" đã được hàng triệu giáo viên, học sinh biến thành động lực để thay đổi và phát triển.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

TPHCM yêu cầu thanh, kiểm tra nhà ở cho thuê có nhiều căn hộ, mật độ ở đông

Huyền Trân |

TPHCM - Ngày 10.6, Chủ tịch UBND TPHCM đã có ý kiến chỉ đạo tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ của hộ gia đình, cá nhân; cơ sở dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao trên địa bàn thành phố.

Hơn 13.000 thí sinh ở TPHCM được miễn thi môn Ngoại ngữ

Chân Phúc |

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, TPHCM có 13.076 thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ.

Hai thành viên BRICS bán cả trăm tỉ USD trái phiếu Mỹ

Ngọc Vân |

Nga và Trung Quốc, hai nước thành viên BRICS, đã bán hàng trăm tỉ USD trái phiếu Mỹ trong thời gian qua.

Lý do dự án đường ven sông 3.960 tỉ đồng ở Đồng Nai phải thi công "da beo"

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Dự án xây dựng đường ven sông Cái là dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 3.960 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ tạo thêm trục giao thông mới ở khu vực trung tâm TP Biên Hòa và cải tạo cảnh quan đô thị ven sông. Tuy nhiên, đến nay dự án đang gặp nhiều vướng mắc đặc biệt là về mặt bằng để thi công ưu tiên 5 cây cầu mới trong dự án.

Phụ huynh, giáo viên nâng cấp gói mạng để dạy học trực tuyến

Tường Vân |

Trước tình trạng “rớt” mạng, lỗi app, sóng chập chờn, mất hình, mất tiếng… trong những buổi đầu học trực tuyến, nhiều phụ huynh, giáo viên bỏ tiền túi nâng cấp gói mạng để đảm bảo chất lượng dạy và học.

Bài 3: Năm học quyết tâm vì một nền Giáo dục thực học, thực nghiệp

Nhóm PV |

Học sinh và giáo viên cả nước đã bước vào năm học 2021-2022 bằng lễ khai giảng trực tuyến, bắt đầu những giờ học online, để thích ứng với tình hình dịch bệnh. Bối cảnh còn khó khăn, kỳ vọng thì lớn, nhiệm vụ lại nặng nề, nhưng sự quyết tâm, tinh thần vượt khó trong mỗi nhà giáo thì luôn sẵn có. Với sự chủ động và sáng tạo, mỗi thầy cô đã và đang biến khó khăn, thách thức thành động lực để thay đổi, vì mục tiêu đưa Giáo dục Việt Nam ngày càng tốt lên.

Trường học thời COVID-19: Thích ứng để đổi mới

Nhóm PV |

Kỳ 2:  “Chia lửa” cùng tuyến đầu chống dịch

“Cuộc chiến” với dịch COVID-19 đang bước vào giai đoạn mới, khó khăn và thách thức hơn. Như các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế-xã hội, Giáo dục cũng bị tác động, học sinh chịu nhiều thiệt thòi khi phải tạm dừng đến trường. Nhưng với những nỗ lực, sự quyết tâm, “lực cản mang tên COVID-19" đã được hàng triệu giáo viên, học sinh biến thành động lực để thay đổi và phát triển.