Có nước hiệu trưởng phải từ chức nếu dạy thêm, học thêm

Trà My |

Khác với Việt Nam, tại nhiều nước trên thế giới, việc học thêm được tổ chức hoàn toàn dựa trên nhu cầu của học sinh nên không tạo áp lực cho người học.

Chia sẻ về việc học thêm của các nước trên thế giới, em Phạm Duy Khánh - du học sinh tại Trường Quốc tế Berlin Brandenburg (Đức) cho biết, tại đây, giáo viên hay phụ huynh không có quyền can thiệp vào việc học thêm của học sinh. Việc học thêm phụ thuộc vào sự lựa chọn của chính học sinh đó.

Ngoài ra, học sinh sẽ là người trực tiếp được chọn giáo viên để dạy học cho mình.

“Ở Đức cũng tổ chức việc dạy thêm như ở Việt Nam. Tuy nhiên, học sinh muốn học hay không là điều không ép buộc. Cha mẹ và giáo viên tôn trọng quyết định của em. Hơn thế, nếu có học thêm thì cũng sẽ không kèm riêng tại nhà của giáo viên” - Khánh cho hay.

Duy Khánh cũng cho biết thêm, tại Đức có 2 hình thức học thêm phổ biến là học tại các trung tâm luyện thi hoặc đăng kí học tại các câu lạc bộ trong trường.

“Hai hình thức học tập trên không nằm trong chương trình học chính khoá của chúng em. Thậm chí, thứ Bảy, Chủ nhật cũng không cần phải đến lớp. Thay vì học thêm, chúng em sẽ tham gia đọc sách, giải trí bằng các môn thể thao khác mà không có ai can thiệp hay bắt ép” - Khánh nói.

Sinh sống và làm việc tại Pháp 3 năm, chị Dương Thị Như Quỳnh - du học sinh hệ trao đổi tại Paris (Pháp) cho biết, tương tự như ở Đức, học sinh tại Pháp cũng không có khái niệm về học thêm. Việc học diễn ra rất nhẹ nhàng và không có quá nhiều áp lực.

“Trên trường, học sinh không phải học thêm như các buổi học thêm đan xen vào các buổi chính khoá như Việt Nam hiện nay. Hoạ chăng thì ai có nhu cầu nâng cao kiến thức sẽ đến các trung tâm ôn thi. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn tự nguyện. Do đó, việc học gần như rất thoải mái và không chịu tác động hay thành tích từ phụ huynh, giáo viên” - chị Quỳnh cho hay.

Phụ huynh này chia sẻ thêm, ở Pháp, học sinh không có xu hướng đến trường vào các ngày cuối tuần. Thay vào đó, các em sẽ tham gia các hoạt động ngoại khoá hoặc đến thư viện để đọc sách, trò chuyện với bạn bè.

Các nước tại châu Âu như Pháp, Đức..., học sinh toàn quyền quyết định có học thêm hay không, còn giáo viên không được phép dạy thêm học sinh chính khóa.

Có nhiều ý kiến cũng bày tỏ sự quan tâm đối với việc học của học sinh tại một số nước trên khu vực châu Á, so sánh việc học ở Việt Nam.

Trả lời về câu hỏi này, chị Nguyễn Thị Hằng - hiện sinh sống tại Nagoya, Aichi (Nhật Bản) cho biết, việc học sinh Nhật Bản đi học thêm vào buổi tối không hiếm. Tuy nhiên, việc học thêm ở Nhật Bản không bắt buộc và thường dành cho học sinh chăm chỉ, có ý định thi các chứng chỉ quốc tế, giành học bổng...

"Ở Nhật Bản thường tổ chức học thêm theo mô hình trung tâm luyện thi hoặc các câu lạc bộ năng khiếu. Các lớp học thêm sẽ được diễn ra sau giờ học chính và thường có lịch học trải dài cả tuần.

Ngoài ra, theo tôi được biết, giáo viên ở các trường chính quy không được tham gia giảng dạy ở trung tâm luyện thi, nếu vi phạm sẽ bị sa thải, hiệu trưởng trường đó phải từ chức" - chị Hằng nói.

Trà My
TIN LIÊN QUAN

Bắc Giang: Không được ép học sinh học thêm, cắt xén giờ học chính khoá

Vân Trường |

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang yêu cầu tuyệt đối không được bắt ép buộc học sinh tham gia học thêm, cắt xén chương trình học chính khóa.

Giáo viên dùng nhiều chiêu trò kéo học sinh học thêm

Vân Trang |

Nhiều giáo viên đã dùng nhiều chiêu trò để lôi kéo học sinh "tự nguyện" đăng kí học thêm.

Không được xếp tiết học thêm chèn vào giờ học chính, làm khó phụ huynh

Vân Trang |

Theo các chuyên gia giáo dục, các trường học không được xếp các tiết học thêm, liên kết xen kẽ vào giờ học chính khoá, dồn phụ huynh vào thế khó.

Hơn 40 bang ở Mỹ khởi kiện Meta

Thanh Hà |

Hàng chục tiểu bang của Mỹ cáo buộc Meta - chủ sở hữu Facebook và Instagram - thu lợi từ "nỗi đau của trẻ em", gây tổn hại đến sức khỏe tâm thần của trẻ và gây hiểu lầm cho mọi người về sự an toàn của nền tảng này.

Sau chỉ đạo của UBND TPHCM, xe khách vẫn rầm rộ đón trả khách ở cây xăng

MINH QUÂN |

TPHCM - Cách đây một tháng, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi yêu cầu Sở Công Thương phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức chỉ đạo các đơn vị kinh doanh xăng dầu không được tổ chức xe khách vào đón, trả khách tại các cây xăng. Tuy nhiên, tại nhiều cây xăng trên Quốc lộ 1, 13, hoạt động đón trả khách vẫn diễn ra rầm rộ.

Học sinh, giáo viên gặp khó khi Lịch sử từ môn tự chọn thành bắt buộc

Trà My - Vân Trang |

Năm học 2022 - 2023, môn Lịch sử từ môn học tự chọn chuyển thành môn bắt buộc. Điều này khiến các nhà trường, giáo viên, học sinh ít nhiều gặp khó khăn trong quá trình triển khai.

Đề xuất giải pháp để nhận bảo hiểm xe máy được nhanh chóng hơn

Minh Hương |

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy (bảo hiểm xe máy) là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải có khi tham gia giao thông theo quy định của Nhà nước. Khi có tai nạn xảy ra, bảo hiểm xe máy sẽ bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới.

Trắc nghiệm: Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng

NHÓM PV |

Tay chân miệng là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và chưa có vắc xin phòng ngừa. Dù được xem là bệnh lành tính và có thể điều trị khỏi hoàn toàn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.


Bắc Giang: Không được ép học sinh học thêm, cắt xén giờ học chính khoá

Vân Trường |

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang yêu cầu tuyệt đối không được bắt ép buộc học sinh tham gia học thêm, cắt xén chương trình học chính khóa.

Giáo viên dùng nhiều chiêu trò kéo học sinh học thêm

Vân Trang |

Nhiều giáo viên đã dùng nhiều chiêu trò để lôi kéo học sinh "tự nguyện" đăng kí học thêm.

Không được xếp tiết học thêm chèn vào giờ học chính, làm khó phụ huynh

Vân Trang |

Theo các chuyên gia giáo dục, các trường học không được xếp các tiết học thêm, liên kết xen kẽ vào giờ học chính khoá, dồn phụ huynh vào thế khó.