Có nên kéo dài thời gian nghỉ học vì COVID-19?

Linh Anh - Bích Hà |

Nhiều thông tin tích cực về phòng chống dịch COVID-19 đã khẳng định nỗ lực của Việt Nam. Đặc biệt thông tin về những bệnh nhân dương tính cuối cùng dần xuất viện, nhiều địa phương chuẩn bị công bố hết dịch. Vậy có nên tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ của các học sinh hay không?

Cần có những đánh giá tác động về quyết định cho học sinh nghỉ học

Phải khẳng định quyết định cho học sinh nghỉ học vì nguy cơ lây lan COVID-19 cho đến thời điểm này là một quyết định chính xác phù hợp với tình hình dịch bệnh cũng như giải toả được những lo lắng của phụ huynh học sinh.

Thế nhưng ở thời điểm này, những thông tin tích cực đã đến dồn dập tạo niềm tin trong nhân dân. Ở hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TPHCM đã không phát sinh ca nhiễm COVID-19 mới. Đặc biệt Hà Nội, với sự chủ động của chính quyền và người dân, đã không phát hiện ca nhiễm COVID-19 mới nào. Nhiều địa phương có người nhiễm như Khánh Hoà, Thanh Hoá chuẩn bị công bố hết dịch.

Vậy thì việc có cho học sinh tiếp tục đi học hay không phải được bàn luận thật kỹ; song cũng cần theo hướng thận trọng nhưng không quá lo lắng gây hoang mang xã hội.

Dù có lý giải việc nếu cho học sinh sinh viên đi học mà chẳng may nhiễm bệnh dịch thì xã hội sẽ phức tạp hơn rất nhiều, nhưng đã 3 tuần, học sinh và sinh viên các cấp phải nghỉ học, chưa ai tính toán hết những hệ luỵ của vấn đề này dù mỗi ngày nó tác động nhiều phía lên đời sống xã hội. Trong đó có việc hàng triệu học sinh, sinh viên phải ngồi nhà.

Học sinh, sinh viên vừa là chủ thể vừa là đối tượng của cấu trúc xã hội. Hơn 20 ngày, đối tượng này gần như bị “tách” ra khỏi xã hội. Về phía gia đình, việc con cái nghỉ học kéo theo sự lo lắng của phụ huynh trong việc cắt cử người trông giữ con, ảnh huởng trực tiếp tới năng suất lao động.

Về mặt giáo dục, 3 tuần nghỉ có nghĩa là học sinh phải học bù, giáo viên phải dạy bù. Chưa ai có thể tính toán được chất lượng giáo dục sau một “kỳ nghỉ Tết” dài chưa từng có. Đó là chưa kể nhiều cơ sở giáo dục ngoài công lập bối rối trong việc cân đối ngân sách khi không thể thu thêm tiền phụ huynh nhưng các chi phí thường xuyên vẫn phải chi.

Mặt khác, tác động từ một kỳ nghỉ quá dài tới việc học tập và thi cử, nhất là đối với các học sinh cuối cấp là cần phải tính toán.

Về xã hội, việc rút bớt kỳ nghỉ hè cũng sẽ tạo ra nhiều hệ luỵ. Đơn cử như việc nhiều gia đình huỷ các kỳ nghỉ mát theo dự định. Từ đó tác động xấu tới thị trường du lịch, kéo theo thị trường dịch vụ ăn theo. Vậy thì chủ trương tăng thu trong du lịch bằng thị trường nội địa sẽ khó hoàn thành.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, tại Việt Nam, Chính phủ cùng các bộ, ban ngành đã vào cuộc sát sao, quyết liệt và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Gần một tuần nay, nước ta không ghi nhận ca nhiễm mới, nhiều bệnh nhân được chữa khỏi và ra viện. Đây chính là tín hiệu khả quan để phụ huynh có thể yên tâm cho trẻ trở lại trường.

Thận trọng nhưng không quá lo lắng

Tại nhiều quốc gia có người nhiễm COVID-19, học sinh vẫn đến trường, họ có những cách để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Tại Singapore, cho tới nay ghi nhận 77 ca nhiễm COVID-19, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng họ là một trong số những quốc gia để học sinh đi học giữa mùa dịch.

Theo Straits Times, ông Ye Kung – Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore,  nêu 3 lý do vẫn cho đi học. Đầu tiên, khi trường học đóng cửa, học sinh ở nhà nhưng không có nghĩa là các em không ra ngoài. Môi trường này thậm chí tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn là môi trường được khử trùng an toàn tại trường học.

Thứ hai, việc kéo dài kỳ nghỉ cũng khiến phụ huynh đau đầu khi phải tìm cách trông con, ảnh hưởng lớn tới nhịp sống hàng ngày của cả gia đình.

Thứ ba, để học sinh tới trường trong mùa COVID-19, các trường học ở Singpapore phải áp dụng hàng loạt các biện pháp phòng chống dịch như tạm ngưng các hoạt động sinh hoạt chung, trang bị nhiệt kế cho tất cả các lớp học. Trước khi tới trường, học sinh sẽ được kiểm tra thân nhiệt.

Tại Hàn Quốc - đất nước ghi nhận 31 ca nhiễm COVID-19 - cũng để học sinh đến trường nhưng không phải tất cả. Nước này cho phép đóng cửa tạm thời những trường nằm trong bán kính 1 km nơi có người bị phát hiện nhiễm COVID-19. Các trường khác vẫn giảng dạy bình thường.

Tại Nhật Bản - nơi có tổng số ca nhiễm dịch COVID-19 lên tới 414 người, cao thứ 2 thế giới vẫn cho các trường học hoạt động bình thường. Theo Japan Times , hoạt động dạy học cấp phổ thông của quốc gia này vẫn diễn ra bình thường ở những nơi không có dịch. Việc đóng cửa trường chỉ xảy ra tại thành phố có dịch như Nara hay Yokohama.

Còn tại Việt Nam, căn cứ vào những thông tin tích cực và những tác động không mong muốn từ việc học sinh phải nghỉ học, cần những quyết định dứt khoát, dũng cảm từ các bộ, ngành trên quan điểm cho học sinh đi học trở lại với điều kiện kiểm soát tốt và đảm bảo an toàn cho các em.

Linh Anh - Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Công văn cho học sinh ở Thái Bình nghỉ học hết 31.3 là giả mạo

Khánh Linh |

Công văn liên quan đến việc cho học sinh toàn tỉnh Thái Bình nghỉ học đến hết 31.3 để phòng dịch COVID -19 là giả mạo.

TPHCM chính thức kiến nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 3 phòng COVID-19

Anh Nhàn |

Ngày 20.2, UBND TPHCM đã có văn bản kiến nghị kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên đến hết tháng 3 và điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020 trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19.

Học sinh chờ đợi thông báo ngày đi học trở lại

Lê Thanh Phong |

Những thông tin tích cực về phòng chống dịch COVID- 19 vừa được công bố làm cho người dân yên tâm hơn. Thông tin kịp thời, minh bạch bản thân nó đã tạo được niềm tin trong cộng đồng và đó là việc mà Việt Nam đã làm rất tốt từ khi phát hiện dịch đến nay.

Xe khách đâm nhau trên cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

Công văn cho học sinh ở Thái Bình nghỉ học hết 31.3 là giả mạo

Khánh Linh |

Công văn liên quan đến việc cho học sinh toàn tỉnh Thái Bình nghỉ học đến hết 31.3 để phòng dịch COVID -19 là giả mạo.

TPHCM chính thức kiến nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 3 phòng COVID-19

Anh Nhàn |

Ngày 20.2, UBND TPHCM đã có văn bản kiến nghị kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên đến hết tháng 3 và điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020 trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19.

Học sinh chờ đợi thông báo ngày đi học trở lại

Lê Thanh Phong |

Những thông tin tích cực về phòng chống dịch COVID- 19 vừa được công bố làm cho người dân yên tâm hơn. Thông tin kịp thời, minh bạch bản thân nó đã tạo được niềm tin trong cộng đồng và đó là việc mà Việt Nam đã làm rất tốt từ khi phát hiện dịch đến nay.