Cô giáo yêu cầu học trò viết cam kết đạt điểm cao: Nhà trường nói gì?

Anh Nhàn |

Một số học sinh lớp 6 tại Trường THCS Lê Lợi (quận 3, TP Hồ Chí Minh) phải viết cam kết để đạt điểm cao hơn. Việc này được cho là xuất phát từ mong muốn học sinh tiến bộ trong học tập nhưng phương pháp giáo dục chưa đúng cách.

Sáng 1.11, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Văn Diệu – Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi (quận 3, TP Hồ Chí Minh) xác nhận có việc cô U – cô giáo chủ nhiệm lớp 6/2 của nhà trường yêu cầu học sinh viết cam kết học bài kỹ hơn để đạt điểm cam hơn.

“Cô U dạy môn tiếng Anh được phân công chủ nhiệm lớp 6/2 nhưng những cam kết này thuộc về môn khác chứ không phải bộ của cô U dạy. Trong quá trình chủ nhiệm lớp, cô thấy học trò từ lớp 5 lên lớp 6 còn chưa quen với cách học, trình độ không đồng đều nên điểm kiểm tra ban đầu còn thấp. Xuất phát từ sự lo lắng cho học sinh, cô đã cho các em viết cam kết có chữ ký của phụ huynh với mong muốn các em học bài kỹ hơn” - ông Diệu nói. 

Ông Diệu cho biết thêm, đây là sự việc để nhà trường rút kinh nghiệm, tìm cách giáo dục phù hợp hơn. Sau sự việc, cô U đã viết tường trình và nhà trường cũng sẽ báo cáo lên Sở GDĐT TP.HCM.

 
Học sinh trường THCS Lê Lợi (quận 3) trong giờ ra chơi. Ảnh: Anh Nhàn

Về sự việc đáng tiếc này, cô U trao đổi rằng, mục đích của việc viết cam kết là muốn tốt cho học sinh chứ không nặng áp lực thành tích.

Cô U cho hay: “Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã trao đổi về việc nếu học sinh nào có điểm kém ở nhiều môn, tôi sẽ cho các em viết cam kết, như là cách để thông báo với phụ huynh về việc học của con/em mình. Nhiều phụ huynh đã thống nhất việc này. Vào năm học, với môn tiếng Anh tôi dạy các em học tốt, điểm rất cao nhưng một số môn có em đạt điểm kém, thấy vậy tôi rất xót nên tôi mới cho viết cam kết, hứa với cô sẽ chăm chỉ học tập hơn. Em học sinh viết cam kết 5.5 điểm môn Địa lý là trước đó đã có điểm kém ở vài môn học khác, chứ chỉ 5.5 điểm một môn thì đã đạt yêu cầu, không phải viết”.

Đưa ra quan điểm về việc này, bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, Trưởng phòng GD-ĐT quận 3 cho hay, bà đã nắm được sự việc tại trường THCS Lê Lợi và cho rằng phương pháp giáo dục của cô giáo U chưa thực sự phù hợp. 

Sau sự việc, Phòng Giáo dục quận 3 đã thông tin đến các trường Tiểu học và THCS công lập và ngoài công lập trên địa bàn chấn chỉnh tình trạng trên, không được sử dụng phương pháp đó trong dạy học. Đồng thời, thông tin đến các giáo viên có cách giảng dạy phù hợp, tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.

Được biết, cô U đã dạy tại trường THCS Lê Lợi trên 10 năm và có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. Trường THCS Lê Lợi có hơn 1600 học sinh, trên 65% học sinh có học lực khá, giỏi. Hiện nhà trường đang dạy 9 lớp 6 với gần 400 học sinh.

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Học sinh thừa cân, béo phì có nên uống "sữa học đường"?

Hà Phương - Anh Nhàn |

Từ 1.11, chương trình Sữa học đường sẽ bắt đầu triển khai tại các trường của 10 quận của thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều phụ huynh lo ngại, con em béo phì thừa cân có nên tham gia chương trình Sữa học đường hay không?

Học sinh trường Marie Curie TP.HCM chém nhau phải nhập viện

Anh Nhàn |

Do xích mích trên mạng, 2 học sinh chém nhau. Hiện, hai em đã đi học bình thường và công an đang làm rõ vụ việc.

Vụ nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn rồi quay clip: Nhà trường nói gì?

Anh Nhàn |

Trường THCS-THPT Phạm Ngũ Lão (Gò Vấp, TPHCM) đã báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM sự việc nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn rồi quay clip lên mạng.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Học sinh thừa cân, béo phì có nên uống "sữa học đường"?

Hà Phương - Anh Nhàn |

Từ 1.11, chương trình Sữa học đường sẽ bắt đầu triển khai tại các trường của 10 quận của thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều phụ huynh lo ngại, con em béo phì thừa cân có nên tham gia chương trình Sữa học đường hay không?

Học sinh trường Marie Curie TP.HCM chém nhau phải nhập viện

Anh Nhàn |

Do xích mích trên mạng, 2 học sinh chém nhau. Hiện, hai em đã đi học bình thường và công an đang làm rõ vụ việc.

Vụ nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn rồi quay clip: Nhà trường nói gì?

Anh Nhàn |

Trường THCS-THPT Phạm Ngũ Lão (Gò Vấp, TPHCM) đã báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM sự việc nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn rồi quay clip lên mạng.