Cô giáo trẻ nhọc nhằn "cõng" chữ lên non vì một tiếng "thương"

Thiều Trang |

Vì một tiếng "thương" dành cho những học trò vùng cao, cô giáo trẻ Trà Thị Thu - giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Trà Tập (Trà Tập, Nam Trà My, Quảng Nam) - đã gạt phăng giọt nước mắt sợ hãi, quyết tâm "cõng" chữ lên non để gieo mầm tri thức.

Câu thần chú "Không có việc gì khó"

Đều đặn chiều chủ nhật hằng tuần, cô giáo trẻ Trà Thị Thu lại lỉnh kỉnh đồ đạc, nhu yếu phẩm và vật dụng cá nhân, bắt đầu hành trình vào điểm trường Tắk Pổ thuộc Trường PTDTBT Tiểu học Trà Tập.

Đường đến trường là "một hành trình gian khó" khi cô giáo sinh năm 1994 phải di chuyển 120km đến trung tâm huyện, tiếp tục leo trên những con dốc cao, men theo sườn núi 3 tiếng đồng hồ mới đến được điểm trường tạm bợ. Những ngày thời tiết khắc nghiệt, cô giáo Thu phải leo dốc hơn 4 giờ đồng hồ mới hoàn thành hành trình gian khó.

Đường đến trường khó khăn chồng chất khó khăn. Ảnh: NVCC
Đường đến trường khó khăn chồng chất khó khăn. Ảnh: NVCC

Nhớ lại những ngày đầu mới nhận công tác, cô Thu thủ thỉ: "Ngày đầu đến trường, tôi phải đi bộ, leo dốc hơn 4 giờ đồng hồ trong thời tiết khắc nghiệt mới đến được trường - một ngôi trường không có tivi, không sóng điện thoại và không có cả điện thắp sáng.

Đến nơi, tôi mệt không muốn thở, nhưng miệng vẫn luôn nói không có việc gì khó, không có việc gì khó...".

Lớp học vùng cao. Ảnh: NVCC
Lớp học vùng cao. Ảnh: NVCC

Thời gian đầu, do bất đồng ngôn ngữ nên cô nói phần cô, học trò nói phần học trò. Thậm chí, chỉ học một âm "a" mà cả ngày học sinh không nhớ nổi. Khó khăn ngoài sức tưởng tượng đã khiến cô Thu thoáng nghĩ tới việc rời bỏ công việc yêu thích. Nhưng những tiếng ê a khó nhớ của học trò, sự đùm bọc của bà con thôn bản đã níu chân cô giáo trẻ.

"Thời gian đầu, tối tối, tôi cố gạt những giọt nước mắt trong nỗi sợ, cô đơn và nhớ nhà khôn nguôi. Những ngày sau, vì yêu mến trẻ nên tôi chủ động gần gũi với học trò và bà con nơi đây. Tôi bắt đầu học tiếng dân tộc, học từng từ cơ bản, rồi lại tập cho các em nói tiếng phổ thông. Nhờ sự kiên trì của bản thân, dần dần mọi khó khăn cũng được tháo gỡ" - cô Thu bộc bạch.

Điểm trường còn nhiều khó khăn. Ảnh: NVCC
Điểm trường Tắk Pổ còn nhiều khó khăn. Ảnh: NVCC

"Tôi có rất nhiều con, dù bản thân chưa lập gia đình”

Nhìn lại chặng đường gần 6 năm đồng hành cùng học sinh vùng cao, cô Thu chậm rãi nói: "Có lẽ, động lực lớn nhất giúp tôi bám trường, bám lớp là tiếng ê a khó nhớ của học trò, sự chân thành của người đồng bào dân tộc thiểu số. Họ thiếu thốn từ cái ăn, cái mặc nhưng chan chứa tình yêu thương, thân thiện, gần gũi.

Tôi thương các em, thương người dân nơi đây. Vì vậy, tôi tự nhủ với bản thân rằng, mình phải làm được điều gì đó cho các em và phụ huynh, để các em có thể tốt hơn từng ngày".

Nhớ lại những kỷ niệm gắn liền với nơi vùng cao hùng vĩ này, cô Thu kể về những năm học đặc biệt. Năm 2016-2017, cô giáo trẻ dạy tại điểm trường Răng Dí thuộc Trường PTDTBT Tiểu học Trà Tập - nơi có những gia đình có đến 7, 8 đứa trẻ nheo nhóc, sữa không có để uống, cơm không đủ để ăn. Lớp cô có 15 em học sinh thì 15 em đều cõng trên lưng đứa em từ 5, 6 tháng đến 2 tuổi đi học cùng, để ba mẹ chúng đi rẫy làm lụng.

Rồi 2 năm học tiếp theo, cô Thu dạy ở điểm trường Mô Rỗi. Ở đó, có 10 em học sinh nhà rất xa trường, đi bộ đến trường mất 2 giờ đồng hồ. Thương học trò, cô Thu và một cô giáo khác nuôi các em hai năm ăn học ở trường. Vừa làm cô giáo, vừa làm mẹ hiền.

“Đôi khi tôi cứ nghĩ mình là mẹ của các em, dù bản thân chưa lập gia đình” - cô Thu cười và nói.

 
Cô giáo trẻ Trà Thị Thu - giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Trà Tập cùng học trò thân yêu. Ảnh: NVCC (chụp trước khi dịch COVID-19 bùng phát lại)

Đặc biệt, với năm học 2021-2022, trước khi xảy ra dịch bệnh trên địa bàn huyện Nam Trà My, cô Thu đã cùng nhà trường, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch ứng phó với dịch bệnh COVID-19 bằng cách tập trung dạy nội dung cơ bản và giao bài tập về nhà ở những nội dung trùng lặp. Vì vậy, khi xảy ra dịch bệnh trong 3 tuần liền, công tác dạy và học không bị gián đoạn.

Sau đó, trong 3 tuần tạm dừng đến trường do dịch bệnh, cô Thu cũng chủ động soạn, in các bản âm vần, xây dựng bài tập gửi lên bản làng, nhờ anh chị của học sinh hướng dẫn thêm cho các em, giúp học trò không quên kiến thức.

Vượt qua bao khó khăn, cô giáo trẻ Trà Thị Thu vẫn luôn tâm niệm: "Hãy cứ làm rồi từng bước vượt qua khó khăn, hãy sống hết mình, dám nghĩ, dám làm để cuộc đời màu áo xanh thật sự có ý nghĩa".

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Chuyện giáo viên thắp lửa tri thức ở vùng sâu mùa COVID-19

Thiều Trang |

Trải qua bao gian truân, nhọc nhằn, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Kiều - giáo viên tiếng Anh - Trường TH&THCS Trần Phú (Đắk Ngo, Tuy Đức, Đắk Nông) vẫn miệt mài thắp lửa tri thức, mở cánh cửa tương lai cho biết bao học trò vùng sâu xa ngái. Mặc sự cản trở của đại dịch COVID-19, cô giáo Mỹ Kiều vẫn nỗ lực sáng tạo trong dạy học để tất cả học sinh không bị bỏ lại phía sau.

"Tôi cảm hóa học sinh bằng sự thấu hiểu và lòng chân thành"

Thiều Trang |

Hơn 11 năm gắn bó với nghề, thầy Vũ Trường Hải - giáo viên bộ môn Thể dục Trường THPT Trần Hưng Đạo (Gò Vấp, TPHCM) luôn xem học sinh là người thân trong gia đình. Để rồi trong hành trình ấy, thầy đã "cảm hóa" nhiều học sinh cá biệt bằng sự thấu hiểu và lòng chân thành.

14 ngày không quên của hai cô giáo xung phong đi cách ly cùng học trò

Thiều Trang |

Nhận tin 52 học trò nhỏ trở thành F1, cô giáo Hà Thị Kim và cô Hà Thị Dung - giáo viên trường tiểu học Tri Lễ 1 (huyện Quế Phong, Nghệ An) đã không ngần ngại xung phong đi cách ly cùng học trò, chẳng màng điều gì sẽ xảy ra với mình trong những ngày sắp tới.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chuyện giáo viên thắp lửa tri thức ở vùng sâu mùa COVID-19

Thiều Trang |

Trải qua bao gian truân, nhọc nhằn, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Kiều - giáo viên tiếng Anh - Trường TH&THCS Trần Phú (Đắk Ngo, Tuy Đức, Đắk Nông) vẫn miệt mài thắp lửa tri thức, mở cánh cửa tương lai cho biết bao học trò vùng sâu xa ngái. Mặc sự cản trở của đại dịch COVID-19, cô giáo Mỹ Kiều vẫn nỗ lực sáng tạo trong dạy học để tất cả học sinh không bị bỏ lại phía sau.

"Tôi cảm hóa học sinh bằng sự thấu hiểu và lòng chân thành"

Thiều Trang |

Hơn 11 năm gắn bó với nghề, thầy Vũ Trường Hải - giáo viên bộ môn Thể dục Trường THPT Trần Hưng Đạo (Gò Vấp, TPHCM) luôn xem học sinh là người thân trong gia đình. Để rồi trong hành trình ấy, thầy đã "cảm hóa" nhiều học sinh cá biệt bằng sự thấu hiểu và lòng chân thành.

14 ngày không quên của hai cô giáo xung phong đi cách ly cùng học trò

Thiều Trang |

Nhận tin 52 học trò nhỏ trở thành F1, cô giáo Hà Thị Kim và cô Hà Thị Dung - giáo viên trường tiểu học Tri Lễ 1 (huyện Quế Phong, Nghệ An) đã không ngần ngại xung phong đi cách ly cùng học trò, chẳng màng điều gì sẽ xảy ra với mình trong những ngày sắp tới.