Cô giáo Hà Nội bị “tố” bắt học sinh tát nhau trong lớp

Đặng Chung |

Nghiêm khắc trong giáo dục, thậm chí dùng hình phạt để học sinh nhận ra cái sai là điều cần thiết. Nhưng việc bắt học sinh tát vào mặt nhau, uống nước giẻ lau bảng, hay ngậm dép… là những hình phạt bị phụ huynh và nhiều chuyên gia cho rằng rất phản giáo dục.

“Hình phạt không thể chấp nhận được”

Những giờ qua, thông tin phụ huynh của Trường THCS Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) tố cô giáo phạt học sinh nói chuyện riêng trong lớp bằng cách cho các em lên bục giảng tát vào mặt nhau đã nhận được sự quan tâm của dư luận.

Sáng 17.10, chia sẻ với Lao Động, bà Bùi Thị Thu Hằng - Trưởng phòng GDĐT huyện Đan Phượng (Hà Nội) - cho biết Phòng Giáo dục vẫn đang cùng nhà trường xác minh sự việc. Quan điểm là sẽ không bao che, giáo viên T.T.M.H (chủ nhiệm lớp 6D Trường THCS Thọ Xuân, huyện Đan Phượng) sai đến đâu sẽ xử lý đến đó.

Bởi nếu hành động của giáo viên không chuẩn sẽ gây phản cảm và ảnh hưởng đạo đức nhà giáo. Nếu sự việc đúng như phụ huynh phản ánh, giáo viên bắt học sinh tát vào mặt nhau thì sẽ xử lý nghiêm.

Về phía phụ huynh của hai học sinh tát nhau đến sưng má trên bục giảng, họ cho rằng phương pháp giáo dục và hành vi xử lý kỷ luật của cô T.T.M.H thực sự chưa ổn, không thể chấp nhận được, thậm chí là phản giáo dục. Học sinh sẽ học được gì sau hình phạt này, hay chỉ gieo vào đầu các em mầm bạo lực?

Dù rất bức xúc, tuy nhiên phụ huynh cho biết sẽ bỏ qua cho cô giáo. Chỉ mong nếu cô có yêu cầu học sinh tát nhau thật thì nên nhận, chứ không nên vòng vo phủ nhận như hiện nay. Cô hãy coi đây là bài học trong việc dùng hình phạt khi học sinh mắc lỗi.

“Phạt học sinh phải mang tính giáo dục”

Một lời khen thưởng đúng lúc sẽ là động lực để học sinh phấn đấu, hoặc đôi khi chỉ một lần bị thầy cô trách phạt cũng khiến học trò ghi nhớ suốt đời. Nói thế để thấy môi trường giáo dục mang tính đặc thù, nơi không chỉ dạy tri thức mà còn rèn luyện nhân cách, việc thưởng – phạt cũng góp phần rất lớn trong việc giáo dục học sinh.

Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt. Có người trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, giật tóc, quỳ...). Người lại trừng phạt về tinh thần (la mắng, hạ nhục học sinh, làm cho xấu hổ...).

 
 Vụ việc giáo viên phạt học sinh bằng cách bắt uống nước giặt giẻ lau bảng từng gây bức xúc trong dư luận.

Có người lại nghĩ ra các hình phạt như bắt học sinh uống nước lau bảng (xảy ra tại Hải Phòng), hay cho các bạn đánh, tát vào miệng nếu học sinh nói chuyện trong lớp.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, những hình phạt trên đến nay đều không còn phù hợp với thực tế, thậm chí nếu đối chiếu với các quy định về trẻ em thì giáo viên còn vi phạm pháp luật, vì xâm phạm quyền của trẻ em.

“Trong Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, đặc biệt là Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Trẻ em 2016 đã quy định rất rõ: Các trường phải có ý kiến tham vấn của trẻ em về tất cả các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em.

Rõ ràng, những quy định như kiểm điểm học sinh phạm lỗi trước lớp, trước toàn trường, hay đuổi học… là một dạng xâm hại tinh thần trẻ em, vi phạm quyền được đi học của trẻ và cần bị lên án. Trong môi trường đặc thù như giáo dục thì hình phạt cũng phải mang tính giáo dục" - Thạc sĩ Nguyễn Trọng An chia sẻ.

Theo ông, ngành giáo dục nên thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt, để giáo viên trau dồi kinh nghiệm, đưa ra các sáng kiến về việc sử dụng hình phạt tích cực trong trường học. Việc này không chỉ bảo vệ quyền trẻ em mà sẽ giúp giáo viên bảo vệ chính mình.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên xúc phạm, đánh học sinh bị phạt tiền: Phạt học sinh ngậm bút, đứng xó lớp có là xúc phạm danh dự?

Bích Hà |

Mức tiền đưa ra để phạt giáo viên rất cụ thể, từ 10-30 triệu đồng nếu xúc phạm danh dự và xâm phạm thân thể học sinh. Thế nhưng, việc xác định hành vi nào là xúc phạm người học, đến mức nào sẽ bị phạt tiền còn rất nhiều tranh cãi.

Cần “cách li” vĩnh viễn cô giáo phạt học sinh súc miệng bằng nước vắt giẻ lau bảng khỏi ngành giáo dục?

HUYÊN NGUYỄN |

Hành vi phạt học sinh lớp 3 uống nước vắt giẻ lau bảng của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương xảy ra tại Trường Tiểu học An Đồng (huyện An Dương, TP.Hải Phòng) đã gây lên những phẫn nộ dư luận, nhiều bày tỏ sự bất bình. Nhiều chuyên gia cho rằng cần “cách li" vĩnh viễn cô giáo Hương khỏi ngành giáo dục.

Từ vụ cô giáo quỳ gối cần "khung" và "hành lang" để giáo viên phạt học sinh

Lục Tùng (ghi) |

"Việc một cô giáo bị bắt buộc quỳ trước phụ huynh là một hành động quá khích, hạ thấp vai trò của giáo viên (GV) cần được phê bình nghiêm túc, “đến nơi, đến chốn” trước khi bàn đến việc cô giáo ấy đã phạt đúng hay sai. Bởi nếu không thì học sinh (HS) sẽ không biết “tôn sư trọng đạo” và môi trường giáo dục (GD) sẽ bị hạ thấp trong cái nhìn của xã hội..." - Đó là ý kiến của GS.TS, NGND Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Giáo viên xúc phạm, đánh học sinh bị phạt tiền: Phạt học sinh ngậm bút, đứng xó lớp có là xúc phạm danh dự?

Bích Hà |

Mức tiền đưa ra để phạt giáo viên rất cụ thể, từ 10-30 triệu đồng nếu xúc phạm danh dự và xâm phạm thân thể học sinh. Thế nhưng, việc xác định hành vi nào là xúc phạm người học, đến mức nào sẽ bị phạt tiền còn rất nhiều tranh cãi.

Cần “cách li” vĩnh viễn cô giáo phạt học sinh súc miệng bằng nước vắt giẻ lau bảng khỏi ngành giáo dục?

HUYÊN NGUYỄN |

Hành vi phạt học sinh lớp 3 uống nước vắt giẻ lau bảng của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương xảy ra tại Trường Tiểu học An Đồng (huyện An Dương, TP.Hải Phòng) đã gây lên những phẫn nộ dư luận, nhiều bày tỏ sự bất bình. Nhiều chuyên gia cho rằng cần “cách li" vĩnh viễn cô giáo Hương khỏi ngành giáo dục.

Từ vụ cô giáo quỳ gối cần "khung" và "hành lang" để giáo viên phạt học sinh

Lục Tùng (ghi) |

"Việc một cô giáo bị bắt buộc quỳ trước phụ huynh là một hành động quá khích, hạ thấp vai trò của giáo viên (GV) cần được phê bình nghiêm túc, “đến nơi, đến chốn” trước khi bàn đến việc cô giáo ấy đã phạt đúng hay sai. Bởi nếu không thì học sinh (HS) sẽ không biết “tôn sư trọng đạo” và môi trường giáo dục (GD) sẽ bị hạ thấp trong cái nhìn của xã hội..." - Đó là ý kiến của GS.TS, NGND Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ.