Cô giáo 32 năm dành trọn tình thương cho học trò vùng dân tộc thiểu số

Tuyết Anh |

Vì một tiếng “thương”, cô giáo Nguyễn Thị Ngà - Trường Tiểu học An Quang (Bình Định) - đã quyết định từ bỏ giấc mơ phố thị, vượt hàng nghìn cây số “gieo chữ” cho học trò nơi vùng núi cao.

Từ bỏ giấc mơ phố thị...

Cô Nguyễn Thị Ngà sinh ra và lớn lên tại Hưng Yên. Năm 1990, sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm, cô Ngà được phân công về công tác tại một điểm trường vùng cao thuộc huyện An Lão (Bình Định), với mức lương ít ỏi chỉ 256 nghìn đồng/tháng.

Xác định nhận nhiệm vụ tại vùng khó khăn, con đường phía trước sẽ gian truân và đầy thử thách, cô Ngà đã tự nhủ phải nỗ lực hết mình vì những mầm non tương lai của đất nước.

"Ngày mới đến, nhìn khắp bốn bề đều là rừng núi, lau sậy mọc sát hai bên đường, khung cảnh hoang sơ, học sinh và cô lại có sự bất đồng về ngôn ngữ khiến tôi cảm thấy lạc lõng vô cùng, chỉ muốn quay lưng.

Nhưng chợt nhìn thấy ánh mắt học sinh, lòng tôi lại chùng xuống. Tôi gạt đi suy nghĩ đó và muốn gắn bó với các em thêm nhiều năm nữa” - cô giáo Ngà kể lại.

Con đường đến trường của Ngà suốt nhiều năm trước. Ảnh: NVCC
Con đường đến trường của cô Ngà suốt nhiều năm. Ảnh: NVCC

Ai từng sống trên vùng núi cao thì mới có thể nếm trải hết sự khắc nghiệt và khó khăn nơi đây. Cuộc sống của giáo viên vùng cao muôn vàn thiếu thốn nhưng các thầy, cô vẫn bám trường, bám bản "cõng" chữ lên non, gieo mầm tri thức.

“Đến năm 2002, tôi được phân công về công tác tại Trường Tiểu học An Quang, một ngôi trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Thời điểm đó, đường sá giao thông đi lại rất khó khăn.

Vào mùa mưa, nước sông dâng cao cộng với đường đi toàn bùn đất, chúng tôi buộc phải đi bộ gần hai chục cây số mới lên được điểm trường lẻ. Nơi đây nói không với nước sạch, sóng điện thoại và điện thắp sáng lại càng không. Tối đến, mỗi thầy cô chỉ có một chiếc đèn nhỏ thắp bằng dầu ma-dút để soạn bài. Sáng ra nhìn mặt ai cũng đen nhẻm vì muội dầu” - cô Ngà nhớ lại quãng thời gian trước đây.

Thời điểm hiện tại, cô Ngà đã được về công tác tại điểm trường chính đỡ khó khăn và vất vả hơn. Nhưng tình yêu với học trò nơi rẻo cao vẫn còn lớn, nên cứ hai năm một lần, cô Ngà lại tiếp tục hành trình ươm mầm tri thức ở những điểm trường vùng núi.

Mang tiếng Việt đến với học trò vùng dân tộc thiểu số

Trường Tiểu học An Quang cũng như bao ngôi trường vùng dân tộc thiểu số khác, đa phần các em học sinh còn nhiều hạn chế về ngôn ngữ tiếng Việt. Do đó, để "gieo con chữ" nơi đây đòi hỏi nhà giáo phải cố gắng, nỗ lực để tìm tòi ra phương pháp, áp dụng phù hợp với mỗi học sinh.

Thời gian qua, cô Ngà đã có nhiều sáng kiến, giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó phải kể đến sáng kiến “Một số giải pháp giúp học sinh vùng dân tộc thiểu số sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả”.

“Tiếng Việt được xem là ngôn ngữ thứ nhất đối với học sinh vùng xuôi, nhưng lại là ngôn ngữ thứ hai đối với học sinh vùng cao. Hầu hết, các em mới đầu khi nhìn thấy thầy cô, người lớn đều cúi mặt xuống hoặc nhìn đi chỗ khác, vì ngại giao tiếp.

Chính hình ảnh này đã thôi thúc tôi phải tìm hiểu và nghiên cứu tìm ra giải pháp giúp các em sử dụng Tiếng Việt tốt hơn, xóa đi rào cản về ngôn ngữ” - cô Ngà cho hay.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy học sinh vùng dân tộc thiểu số.  Ảnh: NVCC
Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy học sinh vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: NVCC

Để phát huy hết tính hiệu quả của sáng kiến, cô Ngà còn tranh thủ thời gian rảnh tự học thêm tiếng mẹ đẻ của bà con nơi đây, để hỗ trợ vào bài giảng khi cần thiết.

“Ngoài học tiếng dân tộc, tôi còn áp dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng. Với mong muốn mang hình ảnh sinh động, phong phú về tiếng Việt đến gần học sinh hơn, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất” - cô Ngà chia sẻ.

Trong thời gian tới, cô Ngà dự định tiếp tục mang tiếng Việt đến với học trò dân tộc thiểu số bằng nhiều hình thức mới mẻ khác. Góp phần giúp học sinh học tốt các môn học cơ sở, xây dựng tiền đề cho các cấp học tiếp theo.

Tuyết Anh
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh Hà Nội mạnh tay chi hàng chục triệu đồng giữ chỗ lớp 10 cho con

Tuyết Anh |

Sợ trượt nguyện vọng lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh tại Hà Nội chấp nhận chi từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng nộp phí “giữ chỗ” tại các trường tư.

Cô giáo miệt vườn hơn 10 năm sưu tập, lưu giữ nét chữ đẹp của học trò

PHƯƠNG ANH |

Với tình yêu dành cho con chữ, hơn 10 năm qua, cô giáo Tống Trúc Ly - cựu giáo viên Trường THPT An Lạc Thôn, huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) đã dành thời gian để dạy viết và lưu giữ những nét chữ đẹp của các em học sinh. Đến nay, bộ sưu tập chữ đẹp có trên 200 nét chữ được cô Ly lưu giữ như món quà đẹp nhất của nghề giáo.

Nỗi trăn trở của giáo viên để chữa lành tâm lí cho học trò

Phan Liên |

Cô giáo Lưu Thị Phương Loan (tỉnh Vĩnh Phúc) đang ấp ủ và xây dựng mô hình "Tư vấn tâm lí trực tuyến cho học sinh THPT” sau thời gian chứng kiến những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên.

Nhiều doanh nghiệp nợ BHXH coi thường quyết định xử phạt

Hà Anh |

Mặc dù cơ quan từ Trung ương tới địa phương đã có quyết định xử phạt về hành vi nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của người lao động (NLĐ), tuy nhiên lãnh đạo các doanh nghiệp vẫn không đóng tiền phạt cũng như trả nợ BHXH. Không ít NLĐ đánh giá: Lãnh đạo doanh nghiệp coi thường các cơ quan chức năng, dẫn tới những lời kêu cứu của họ rơi vào “vô vọng”.

Trực tiếp Hoàng Anh Gia Lai vs TPHCM tại vòng 13 V.League 2023-2024

NHÓM PV |

Trực tiếp trận Hoàng Anh Gia Lai và TPHCM tại vòng 13 Night Wolf V.League 2023-2024 diễn ra lúc 17h00 ngày 9.3.

Thu bạc tỉ từ các phiên live TikTok: Kiếm tiền liệu có dễ như vậy?

Nhóm PV |

TikTok shop là nền tảng thương mại điện tử đầu tiên "khai sinh" ra hình thức bán hàng qua các phiên livestream. Cũng từ đó, những con số doanh thu kỷ lục được ghi nhận trong các phiên livestram gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, việc kiếm tiền trên nền tảng mạng xã hội liệu có đơn giản đến như vậy, chúng ta sẽ cùng bàn luận với Nhà văn Hoàng Anh Tú trong chương trình Cà phê chiều thứ 7 ngày hôm nay.

Không đủ kinh phí trả tiền điện, Khu công nghiệp ở Đắk Nông ô nhiễm nghiêm trọng

PHAN TUẤN |

Công ty Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tâm Thắng là đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trực thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Nông. Do không được cấp đủ kinh phí để hoạt động, đơn vị này không có tiền mua điện và hóa chất để xử lý nước thải nên đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở trong và ngoài Khu công nghiệp Tâm Thắng.

Dự báo diễn biến thời tiết trong tuần tới trên cả nước

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra nhận định khí tượng và hải văn trong cuối tuần này và tuần tới (từ ngày 9.3 đến ngày 15.3).

Phụ huynh Hà Nội mạnh tay chi hàng chục triệu đồng giữ chỗ lớp 10 cho con

Tuyết Anh |

Sợ trượt nguyện vọng lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh tại Hà Nội chấp nhận chi từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng nộp phí “giữ chỗ” tại các trường tư.

Cô giáo miệt vườn hơn 10 năm sưu tập, lưu giữ nét chữ đẹp của học trò

PHƯƠNG ANH |

Với tình yêu dành cho con chữ, hơn 10 năm qua, cô giáo Tống Trúc Ly - cựu giáo viên Trường THPT An Lạc Thôn, huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) đã dành thời gian để dạy viết và lưu giữ những nét chữ đẹp của các em học sinh. Đến nay, bộ sưu tập chữ đẹp có trên 200 nét chữ được cô Ly lưu giữ như món quà đẹp nhất của nghề giáo.

Nỗi trăn trở của giáo viên để chữa lành tâm lí cho học trò

Phan Liên |

Cô giáo Lưu Thị Phương Loan (tỉnh Vĩnh Phúc) đang ấp ủ và xây dựng mô hình "Tư vấn tâm lí trực tuyến cho học sinh THPT” sau thời gian chứng kiến những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên.