Cô gái khuyết tật và hành trình 12 năm ‘chèo đò’ miễn phí cho học sinh

Phạm Đông |

Tiếp tục thực hiện ước mơ còn dang dở, chị Phạm Thị Lý đã mở một lớp học tình thương dạy miễn phí cho trẻ em ở gần nhà. Lớp học của chị Lý rất đặc biệt khi cô giáo đứng lớp bị khuyết tật, học sinh đến lớp học rất đông, từ các em lớp 1 đến lớp 5.

Là con út trong một gia đình có 3 anh chị em, từ bé chị Phạm Thị Lý (36 tuổi, ở thôn Đỗ Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) lúc nào cũng còi cọc, yếu ớt. Tuy nhiên, ngay từ nhỏ chị Lý đã có ước mơ được trở thành cô giáo, được đứng trên bục giảng. Mong ước là thế nhưng may mắn một lần nữa lại không mỉm cười với chị.

Chị Phạm Thị Lý tâm sự về nghề và cuộc đời với chúng tôi. Ảnh: Phạm Đông
Chị Phạm Thị Lý tâm sự về nghề và cuộc đời với chúng tôi. Ảnh: Phạm Đông

Chia sẻ với phóng viên, chị Lý cho biết: "Khi lên 4 tuổi, bố tôi mất sau một trận ốm. Năm 2002, để thực hiện giấc mơ của mình, tôi đăng ký thi tuyển vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhưng bị trượt. Sau đó vài tháng, mẹ lại tiếp tục qua đời do bị tai nạn giao thông. Sự ra đi của mẹ khiến tôi suy sụp tinh thần nên bệnh tim lại tái phát. Nhiều lần chạy chữa, trải qua ca phẫu thuật tim phức tạp, biến chứng sau ca mổ khiến đôi chân của tôi bị liệt hoàn toàn và ngày càng trở nên teo tóp".

Đôi chân bị teo không thể đi được nên mọi công việc chị Lý hoàn toàn làm bằng hai tay. Ảnh: Phạm Đông
Đôi chân bị teo không thể đi được nên mọi công việc và đi lại chị Lý hoàn toàn làm bằng hai tay. Ảnh: Phạm Đông

Không để bản thân sụp đổ, chị Lý đã mang tấm bằng tốt nghiệp cấp 3 đi xin việc ở nhiều nơi với mong ước tự nuôi sống bản thân. Tuy nhiên, đi đến đâu chị cũng chỉ nhận được cái lắc đầu vì thân hình nhỏ bé lại bị liệt hai chân. Lúc này trong thâm tâm chị vẫn muốn được đứng lớp, được dạy dỗ các em nhỏ.

Xuất phát điểm từ việc kèm cặp con cháu trong nhà khi bố mẹ bận đi làm, không có thời gian chăm nom. Tuy nhiên khi thấy thành tích học tập của các em học sinh tốt lên, nhiều phụ huynh trong xóm, trong làng bắt đầu tìm đến cô để nhờ dạy con.

Ban đầu, cô từ chối vì sợ mọi người đàm tiếu mình không có trình độ học vấn, nhưng cũng vì nể mà lại nhận lời. Lớp học từ 2 – 3 học sinh, nay đã lên đến gần 40 em (chia làm hai lớp).

 
Lớp học của chị Lý chia thành 2 phòng, lên đến gần 40 em. Ảnh: Phạm Đông
Lớp học của chị Lý chia thành 2 lớp, lên đến gần 40 em. Ảnh: Phạm Đông

“Dù mình không được học chương trình sư phạm bài bản, nhưng việc bổ sung kiến thức trên mạng, học hỏi thêm từ anh chị làm giáo viên cấp 1 trong gia đình đã giúp mình có một lượng kiến thức đủ để dạy các em học sinh. Giờ đây mình rất tin tưởng với kiến thức của bản thân” - chị Lý chia sẻ.

Có thể thấy lớp học của cô Lý rất đặc biệt. Lớp đông, học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, không có giáo viên trợ giảng, dạy học miễn phí, cô giáo là người khuyết tật và chưa từng học đại học.

Cứ đến ca tối lại phải chia làm hai lớp vì sợ nhà không đủ chỗ cho học sinh. Còn hai buổi sáng chiều, chỉ cần không phải đến trường, các em sẽ tự đến nhà để cô kèm thêm hoặc giao thêm tài liệu học tập.

Chị Lý tận tâm kèm cặp, chỉ dẫn cho từng học sinh một.
Chị Lý tận tâm kèm cặp, chỉ dẫn cho từng học sinh một. Ảnh: P.Đ

Dù dạy học như vậy nhưng mỗi lần phụ huynh học sinh gửi tiền học cho con, cô đều kiên quyết từ chối. Với chị, tiền trợ cấp dành cho người tàn tật cũng được hơn một triệu đồng/tháng, thuốc uống cũng được phát miễn phí, cuộc sống sinh hoạt không phải lo nghĩ nhiều nên chị sẽ không bao giờ lấy tiền học của các em. Cứ như vậy, chưa lúc nào cô giáo trẻ có suy nghĩ sẽ nghỉ việc, sẽ ngừng công việc “gõ đầu trẻ”.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Cô giáo mắc ung thư và hành trình thiện nguyện giúp đỡ trẻ em nghèo

PHẠM ĐÔNG |

Gần như suy sụp khi biết tin mình đang mang căn bệnh ung thư, nhưng với khát vọng sống mãnh liệt, cô giáo Ngô Kim Loan đã dũng cảm vươn lên chiến đấu với nghịch cảnh. Hơn 7 năm đối diện với “bản án” cận tử, cô Loan đã dùng chính câu chuyện của mình để tiếp nối hành trình thiện nguyện, giúp đỡ trẻ em nghèo vùng cao và truyền năng lượng tích cực đến cộng đồng.

Những bức tranh bằng phấn trắng của thầy khiến học trò mê mẩn

Quách Du |

Những bức tranh phong cảnh, con vật, biếm họa…được thầy Hùng vẽ trên bảng bằng phấn trắng khiến các học trò mê mẩn, gây “bão” cộng đồng mạng.

Thấm thía sự hi sinh của cô giáo "gieo chữ" nơi đảo xa Bạch Long Vĩ

Anh Thư -Quỳnh Chi |

Không chút do dự khi ra đảo Bạch Long Vĩ giảng dạy, đến nay, cô giáo Vũ Thị Hà (Trường Tiểu học Bạch Long Vĩ) chưa bao giờ hối hận với quyết định này. Thấm thoắt 23 năm, cô vẫn cần mẫn, nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người nơi đảo xa.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Cô giáo mắc ung thư và hành trình thiện nguyện giúp đỡ trẻ em nghèo

PHẠM ĐÔNG |

Gần như suy sụp khi biết tin mình đang mang căn bệnh ung thư, nhưng với khát vọng sống mãnh liệt, cô giáo Ngô Kim Loan đã dũng cảm vươn lên chiến đấu với nghịch cảnh. Hơn 7 năm đối diện với “bản án” cận tử, cô Loan đã dùng chính câu chuyện của mình để tiếp nối hành trình thiện nguyện, giúp đỡ trẻ em nghèo vùng cao và truyền năng lượng tích cực đến cộng đồng.

Những bức tranh bằng phấn trắng của thầy khiến học trò mê mẩn

Quách Du |

Những bức tranh phong cảnh, con vật, biếm họa…được thầy Hùng vẽ trên bảng bằng phấn trắng khiến các học trò mê mẩn, gây “bão” cộng đồng mạng.

Thấm thía sự hi sinh của cô giáo "gieo chữ" nơi đảo xa Bạch Long Vĩ

Anh Thư -Quỳnh Chi |

Không chút do dự khi ra đảo Bạch Long Vĩ giảng dạy, đến nay, cô giáo Vũ Thị Hà (Trường Tiểu học Bạch Long Vĩ) chưa bao giờ hối hận với quyết định này. Thấm thoắt 23 năm, cô vẫn cần mẫn, nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người nơi đảo xa.