Có F0 liên tục, phụ huynh băn khoăn, giáo viên quay cuồng dạy “on-off"

Thiều Trang |

Nhiều trường học ở Hà Nội đang gặp khủng hoảng vì số lượng học sinh, giáo viên mắc COVID-19 tăng vọt, phụ huynh cũng mang nhiều nỗi lo về sự an toàn của con em.

Phụ huynh trở nên e ngại 

Kết thúc 2 tuần học, nhiều phụ huynh tại Hà Nội tỏ ra e ngại về việc cho con em quay trở lại trường vì tâm lý lo lắng khi xuất hiện nhiều ca F0 trong trường học.

Chị Lê Thị Tuyết Nhung - phụ huynh học sinh lớp 11 tại quận Tây Hồ - cho biết, trường đã có gần 50 học sinh, giáo viên mắc COVID-19 và rất nhiều F1. Riêng lớp con trai chị theo học có 4 F0, nhà trường lập tức khoanh vùng, cách ly, khử khuẩn lớp học và tiếp tục giảng dạy. Theo đó, cả lớp đã có hơn 10 học sinh được xác định thuộc diện F1 do tiếp xúc rất gần với 4 bạn F0. Vì vậy, sĩ số học sinh đến lớp bắt đầu bớt dần.

"Hiện nay, Hà Nội có gần 4.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày, dịch bệnh cũng bắt đầu xâm nhập vào trường học. Bản thân gia đình tôi rất lo lắng, luôn dặn dò con tuân thủ quy tắc 5K, test nhanh 3 ngày/ lần. Tôi lấy làm e ngại cho các tuần học tiếp theo của con" - chị Nhung bày tỏ.

Thuộc diện F1 do tiếp xúc gần với F0, con gái chị Trịnh Thị Hương (trú tại quận Ba Đình) buộc phải dừng học trực tiếp và chuyển qua học trực tuyến tại nhà vào buổi chiều. Chị Thu cho hay, nhà trường đã bố trí giáo viên và lớp học trực tuyến cho những học sinh thuộc diện F1, F0.

"Nhận tin, con mếu máo nói buồn vì không được gặp các bạn, lại phải học trực tuyến thêm 1 tuần. Hiện tại, con không có dấu hiệu nghi nhiễm, test nhanh vẫn âm tính nên gia đình cũng khá yên tâm. Tuy nhiên, việc nay học trực tiếp, mai học trực tuyến khiến con chán nản. Thật sự, đến trường hay không đến trường thời điểm này cũng đáng lo ngại" - chị Thu thở dài.

Nhận được thông báo cả lớp dừng đến trường, chuyển qua học trực tuyến do lớp học có nhiều F0, chị Nguyễn Thị Nga - phụ huynh học sinh lớp 6 tại huyện Thanh Trì (Hà Nội) - tỏ ra băn khoăn về kế hoạch học tập của con trai.

"Chưa kịp quen mặt các bạn, con lại lủi thủi về học trực tuyến một mình và chưa biết chính xác thời điểm đến lớp. Chuyển trạng thái học liên tục như thế này, giáo viên, học sinh, phụ huynh rất mệt mỏi" - chị Nga nói.

Nhà trường khủng hoảng

Dù đã quen với các thao tác dạy trực tuyến, nhưng khi nhà trường triển khai dạy học song song hai hình thức “on - off”, cô Thúy Hạnh - giáo viên tiếng Anh tại huyện Thanh Trì (Hà Nội) - vẫn mất nhiều thời gian chuẩn bị thiết bị kết nối với học sinh thuộc diện F học qua Zoom và bài vở dạy trực tiếp.

Hiện tại, nhằm phục vụ cho hai hình thức học cùng một lúc, trường của cô Hạnh đã trang bị thêm camera ghi hình tiết dạy và chia sẻ trực tiếp đến học sinh thuộc diện F0, F1 học qua Zoom, giúp các em theo dõi bài giảng. Nữ giáo viên thừa nhận, cách dạy này vẫn có nhiều bất cập như chữ trên bảng không rõ, lẫn nhiều tạp âm, sự tương tác giữa cô và trò kém... Tuy nhiên, đây là phương án phù hợp và thuận tiện nhất hiện nay.

"Dẫu khó khăn nhưng cô và trò phải cố gắng. Trong tiết học, tôi luôn cố gắng tương tác với học sinh học trực tuyến. Sau buổi học các em có thể trao đổi, thảo luận những vấn đề còn thắc mắc, quan tâm để giáo viên giải đáp. Nhà trường cũng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng miễn phí cho học sinh nếu có nhu cầu" - cô Hạnh chia sẻ.

Liên tục thay đổi trạng thái dạy "on-off" trong một buổi sáng, cô Mai Ánh - giáo viên Ngữ Văn tại quận Ba Đình (Hà Nội) - cho biết, nhiều ngày nay cô phải "chạy sô" liên tục - 2 tiết đầu dạy trực tiếp, 2 tiết sau dạy trực tuyến.

"Hiện tại, nhà trường triển khai học online vào buổi sáng. Theo đó, học sinh F0, F1 của từng khối sẽ ghép vào một lớp và phân công giáo viên giảng dạy. Sáng nay, tôi dạy 2 tiết trực tiếp của một lớp chỉ có 5 học sinh, chuyển sang 2 tiết sau dạy trực tuyến có đến hơn 100 học sinh" - cô Mai nói.

Theo nữ giáo viên, nhà trường đang khủng hoảng vì liên tục xuất hiện F0. Đỉnh điểm một lớp học có đến 19 F0, cả lớp hầu hết là F1. Bên cạnh đó, nhà trường cũng gặp tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng.

"Nhiều em không thể vào lớp học do quá tải, buộc phải dạy bù vào buổi chiều, gánh nặng lại đè lên giáo viên đứng lớp. Dù khó khăn cũng phải chấp nhận vì nhà trường không đủ giáo viên để tách thành nhiều lớp học online. Vì vậy, cô và trò buộc phải nỗ lực khắc phục" - cô Mai chia sẻ.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Lý do Hà Nội tạm dừng đến trường đối với học sinh lớp 1-6 nội thành

Tường Vân |

Hà Nội - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin về lý do hoãn lịch đi học trực tiếp của học sinh lớp 1-6 thuộc 12 quận nội thành.

Những lý do khiến nhiều phụ huynh quyết chưa cho trẻ trở lại trường

Thiều Trang |

Nhiều ngày qua, việc đưa học sinh trở lại trường học trực tiếp đặc biệt “nóng” và gây nhiều tranh cãi. Bên cạnh ý kiến đồng tình, vẫn còn phụ huynh bày tỏ băn khoăn, thậm chí xuất hiện tình trạng không đồng thuận đưa trẻ đến trường.

Cần mạnh dạn cho học sinh đến trường và chấp nhận rủi ro

Tường Vân |

Hà Nội - Trước những băn khoăn, lo lắng của phụ huynh về việc học sinh tiểu học nội thành trở lại trường, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhận định, việc cho trẻ được tiêm vaccine lẫn chưa được tiêm vaccine COVID-19 đi học trở lại là vô cùng cần thiết.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Lý do Hà Nội tạm dừng đến trường đối với học sinh lớp 1-6 nội thành

Tường Vân |

Hà Nội - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin về lý do hoãn lịch đi học trực tiếp của học sinh lớp 1-6 thuộc 12 quận nội thành.

Những lý do khiến nhiều phụ huynh quyết chưa cho trẻ trở lại trường

Thiều Trang |

Nhiều ngày qua, việc đưa học sinh trở lại trường học trực tiếp đặc biệt “nóng” và gây nhiều tranh cãi. Bên cạnh ý kiến đồng tình, vẫn còn phụ huynh bày tỏ băn khoăn, thậm chí xuất hiện tình trạng không đồng thuận đưa trẻ đến trường.

Cần mạnh dạn cho học sinh đến trường và chấp nhận rủi ro

Tường Vân |

Hà Nội - Trước những băn khoăn, lo lắng của phụ huynh về việc học sinh tiểu học nội thành trở lại trường, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhận định, việc cho trẻ được tiêm vaccine lẫn chưa được tiêm vaccine COVID-19 đi học trở lại là vô cùng cần thiết.