Có 0,37% giáo viên không đồng ý về chương trình giáo dục phổ thông mới

Đặng Chung |

Qua đợt khảo sát, lấy ý kiến giáo viên của Ban soạn thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới, kết quả có 0,37% trong tổng số giáo viên được lấy ý kiến đã không đồng tình với nội dung, mục tiêu mà dự thảo chương trình môn học mới đưa ra.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, trong 1 tháng qua, Ban soạn thảo chương trình đã phối hợp với các Sở GDĐT chọn ra 48 trường học (18 trường tiểu học, 18 trường THCS và 12 trường THPT) tại 6 tỉnh thành, đại diện cho 6 vùng phát triển của Việt Nam, gồm: Hà Nội, Lào Cai, Bình Định, Lâm Đồng, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu để thực nghiệm các chương trình môn học mới.

Mỗi tỉnh, thành chọn 3 trường tiểu học, 3 trường THCS và 2 trường THPT để triển khai việc thực nghiệm.

Sau mỗi tiết học, thành viên Ban soạn thảo đều lắng nghe học sinh phản hồi về sự hiểu bài, hứng thú của các em. Giáo viên dạy thực nghiệm được phát phiếu trưng cầu ý kiến về chương trình từng môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Nói về kết quả của đợt lấy ý kiến này, các thành viên trong ban soạn thảo chương trình mới đánh giá ý kiến đóng góp đều rất tập trung, đa phần là đồng tình, tỉ lệ giáo viên không đồng tình chỉ chiếm rất nhỏ:  Tính chung cả ba cấp học là 0,37% tổng số ý kiến đánh giá (Tiểu học: 0,14%; THCS: 0,31%; THPT: 1,09%).

 
Tổng số phiếu khảo sát ý kiến giáo viên về chương trình môn học giáo dục phổ thông mới.
 
 
 
 
 
 
 
Trên đây là kết quả đánh giá dự thảo các chương trình môn học cấp tiểu học.
 
 
 
 

Số giáo viên được khảo sát không đồng ý với dự thảo chương trình môn học mới phần lớn cho rằng nhiều nội dung chương trình mới còn khó, thiên về truyền thụ kiến thức, dẫn đến quá tải.

Từ kết quả khảo sát này, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, kết quả thực nghiệm và khảo sát ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý đã đem lại những bài học bổ ích đối với công tác hoàn thiện chương trình và tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý về chương trình và về sách giáo khoa mới.

Nhiều giáo viên đã vận dụng tốt phương pháp tổ chức hoạt động, trao quyền chủ động cho học sinh, tạo tâm thế hào hứng và các hoạt động học tập hiệu quả ở học sinh.

Nhiều giáo viên cũng mạnh dạn thay đổi ví dụ được gợi ý trong tài liệu thực nghiệm cho phù hợp với điều kiện của địa phương, linh hoạt thay đổi cách bố trí lớp học, không gian học, dùng hình thức trò chơi để học sinh học một cách thoải mái, hứng thú. Các hình thức thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi,… được sử khá dụng hợp lý và hiệu quả.

Về các ý kiến không đồng ý, Ban soạn thảo sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp để tiếp tục chỉnh sửa chương trình hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

Sau thực nghiệm chương trình, bước tiếp theo Ban soạn thảo sẽ hoàn thiện chương trình và trình Hội đồng thẩm định xem xét. Nếu đủ điều kiện, chương trình mới sẽ được hội đồng thẩm định thông qua. Sau đó Bộ trưởng Bộ GDĐT mới chính thức ký quyết định ban hành chương trình và tập huấn viết sách giáo khoa mới.

GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định việc đưa chương trình phổ thông mới vào thực hiện sẽ kịp tiến độ, chậm nhất đến năm học 2020-2021 sẽ triển khai dạy ở  lớp 1.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Kết quả thực nghiệm Chương trình GDPT mới: Nhiều môn chưa thực sự giảm tải

Đặng Chung |

Chiều 3.5, Bộ GDĐT chính thức thông tin về kết quả thực nghiệm và khảo sát ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý về dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đôi lời về sách giáo khoa ngữ văn phổ thông

đỗ trung lai |

Với 80 triệu USD dành cho dự án làm SGK phổ thông mới - thông tin do Ban tổ chức dự án cung cấp - và ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo mới, hy vọng rằng, cả về nội dung lẫn cách làm, SGK sẽ khác trước. Chỉ xin góp ý đôi điều.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo việc xem nhẹ “dạy người” trong trường học

HUYÊN NGUYỄN |

Trước báo cáo nghiên cứu về hiện tượng còn một số nơi xem nhẹ “dạy người” trong trường học, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh Chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ GDĐT đang triển khai sẽ theo hướng cân bằng giữa dạy “chữ” và dạy “người”.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Kết quả thực nghiệm Chương trình GDPT mới: Nhiều môn chưa thực sự giảm tải

Đặng Chung |

Chiều 3.5, Bộ GDĐT chính thức thông tin về kết quả thực nghiệm và khảo sát ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý về dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đôi lời về sách giáo khoa ngữ văn phổ thông

đỗ trung lai |

Với 80 triệu USD dành cho dự án làm SGK phổ thông mới - thông tin do Ban tổ chức dự án cung cấp - và ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo mới, hy vọng rằng, cả về nội dung lẫn cách làm, SGK sẽ khác trước. Chỉ xin góp ý đôi điều.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo việc xem nhẹ “dạy người” trong trường học

HUYÊN NGUYỄN |

Trước báo cáo nghiên cứu về hiện tượng còn một số nơi xem nhẹ “dạy người” trong trường học, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh Chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ GDĐT đang triển khai sẽ theo hướng cân bằng giữa dạy “chữ” và dạy “người”.