Chuyện phía sau những kỳ thi cổ xưa ở Trung Quốc

anh vũ |

Những kỳ thi được tổ chức để sàng lọc những người có khả năng, đưa họ vào vị trí thích hợp đã trở thành khái niệm quen thuộc với hầu hết mọi người hiện nay. Tuy nhiên, tại Trung Quốc thời kỳ phong kiến, những kỳ thi còn mang ý nghĩ chính trị to lớn, ảnh hưởng tới quyền lực của hoàng đế và triều đình trong việc cai trị đất nước.

Hiện nay, nhiều người cho rằng các kỳ thi hiện đại vốn được phát triển vào cuối thế kỷ 19 bởi Henry Fischel, một doanh nhân và nhà từ thiện người Mỹ.

Một số văn bản lại công nhận một chuyên gia khác có cùng tên, là giáo sư nghiên cứu về tôn giáo tại Đại học Indiana, trong việc tạo ra các bài đánh giá chuẩn hóa về kiến thức và năng lực của một người.

Trong khi các cuộc tranh luận về nguồn gốc của các kỳ thi hiện đại chưa kết thúc, hãy cùng nhìn lại quá khứ để xem người Trung Quốc tổ chức một trong những kỳ thi đầu tiên trên thế giới như thế nào, và mục đích đằng sau những kỳ thi cổ xưa này là gì.

Kỳ thi cung đình là một hệ thống thi cử nhằm lựa chọn ứng cử viên cho bộ máy nhà nước Trung Quốc thời phong kiến.

Khái niệm chọn quan lại theo thành tích chứ không phải theo dòng dõi đã bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử quốc gia này, nhưng việc sử dụng các kỳ thi viết như một công cụ tuyển chọn chỉ bắt đầu một cách nghiêm túc từ thời nhà Tùy (581 - 618) rồi đến thời nhà Đường (618 - 907).

Hệ thống này phát triển mạnh mẽ nhất trong triều đại nhà Tống (960 - 1279) và tồn tại trong suốt gần một thiên niên kỷ, cho đến khi nó bị bãi bỏ trong thời kỳ cải cách cuối triều đại nhà Thanh vào năm 1905.

Hệ thống thi cử của Trung Quốc thời kỳ đó đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của các quốc gia khác. Cấu trúc kỳ thi tương tự cũng đã tồn tại ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Ngoài châu Á, các báo cáo của các nhà truyền giáo và nhà ngoại giao châu Âu cũng đã đưa hệ thống thi cử của Trung Quốc đến phương Tây và khuyến khích Pháp, Đức cũng như Công ty Đông Ấn Anh (EIC) sử dụng các phương pháp tương tự để tuyển chọn nhân viên.

Với thành công ban đầu của hệ thống này khi được EIC áp dụng, chính phủ Anh đã “bắt chước” và đưa ra một hệ thống kiểm tra tương tự để sàng lọc và tuyển chọn công chức trên khắp Vương quốc Anh vào năm 1855. Mỹ cũng đã thiết lập các chương trình tương đương để tuyển nhân viên cho một số cơ quan chính phủ sau năm 1883.

Công cụ để phân tán quyền lực hoàng gia

Mục đích ban đầu của các kỳ thi trong triều đại nhà Tùy là để giáng một đòn mạnh vào tầng lớp quý tộc với tinh thần “cha truyền con nối” và tập trung quyền lực trở lại xung quanh hoàng đế.

Trước triều đại nhà Tùy là thời kỳ hoàng kim của tầng lớp quý tộc Trung Quốc. Quyền lực mà họ nắm giữ đã hạn chế nghiêm trọng khả năng thực thi quyền lực của hoàng đế trong triều đình, đặc biệt là khi bổ nhiệm các quan lại. Hoàng đế nhà Tùy đã tạo ra các kỳ thi cung đình để bỏ qua và giảm thiểu lợi ích của giới quý tộc trong triều đình.

Bên cạnh đó, các kỳ thi đã thay đổi góc nhìn của người dân về việc học, biến chúng từ mối quan tâm của giới tinh hoa thành mối bận tâm chung của toàn xã hội. Giáo dục không còn là lĩnh vực riêng của các gia đình trí thức và xã hội thượng lưu, dần trở thành một hoạt động thúc đẩy thanh niên có triển vọng học thuật trong toàn xã hội phong kiến.

Tới triều đại nhà Đường, nhà vua đã đặt những tiến sĩ, những sinh viên tốt nghiệp kỳ thi cung đình vào các chức vụ quan trọng trong triều đình, tạo ra sự xung đột với giới tinh hoa vốn có xu hướng cha truyền con nối.

Dưới thời trị vì của Đường Huyền Tông (713 - 756), khoảng một phần ba số Đại tể tướng được bổ nhiệm là các tiến sĩ, nhưng đến thời của Đường Hiến Tông (806 - 821), ba phần năm số Đại tể tướng được bổ nhiệm là tiến sĩ. Sự thay đổi trong cách thức tổ chức triều đình này đã giáng một đòn mạnh vào giới quý tộc Trung Hoa, nhưng họ không ngồi yên.

Thay vì đấu tranh để loại bỏ các tiến sĩ khỏi quan trường, chính giới tinh hoa này cũng tham gia các kỳ thi, trở thành đối thủ cạnh tranh với những thanh niên có tri thức trong tầng lớp lao động.

Vào cuối thời nhà Đường, tầng lớp quý tộc đã đóng góp tới 116 tiến sĩ, do đó họ vẫn có ảnh hưởng đáng kể trong triều đình lúc bấy giờ.

Các đặc quyền cha truyền con nối cũng không bị loại bỏ hoàn toàn. Con trai của các thượng thư và đại tướng có quyền giữ các chức quan nhỏ mà không cần thi cử.

Đặc quyền này được đưa ra vào năm 963 và cho phép các quan chức cấp cao đề cử con trai, cháu trai của họ. Tuy nhiên, sau năm 1009, các ứng cử viên được đề cử cũng phải học tại Quốc Tử Giám và phải tham gia một kỳ thi sau khi hoàn thành khoá học.

Tăng sự phụ thuộc của quân đội vào triều đình

Mặc dù có một kỳ thi riêng để tuyển chọn quan lại liên quan tới lĩnh vực quân sự, nhưng nó dường như đã bị nhiều triều đại Trung Quốc bỏ quên.

Cùng với đó, việc tổ chức các kỳ thi thường xuyên của triều đình Trung Quốc sản sinh ra nhiều quan lại, có tác dụng gián tiếp giúp hoàng đế đặt quân đội quốc gia dưới quyền của chính quyền dân sự.

Đến thời nhà Tống, hai chức vụ quân sự cao nhất đều dành cho các quan lại dân sự. Việc họ được bổ nhiệm làm chỉ huy tiền tuyến trong quân đội đã trở thành thông lệ tại đất nước này.

Cấp bậc cao nhất cho một sự nghiệp quân sự đã bị giảm xuống ở mức chỉ huy đơn vị. Để giảm bớt ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo quân sự, họ thường được chỉ định cầm quân trở lại vào cuối các chiến dịch. Lí do cho hành động này là để tướng và quân sĩ không thể hình thành mối quan hệ gắn bó lâu dài, giảm thiểu khả năng đảo chính.

Chính sách bổ nhiệm các quan chức dân sự làm lãnh đạo quân sự đặc biệt được cả nhà Minh và nhà Thanh duy trì sau giai đoạn chinh phục ban đầu.

Những chỉ huy thành công nhưng theo xu hướng thuần quân sự như Nhạc Phi bị coi là không đáng tin tưởng và tạo ra sự e ngại trong triều đình. Cuối cùng, chính ông đã bị triều đình nhà Tống xử tử, bất chấp quá khứ thành công khi lãnh đạo quân Tống chống lại nhà Tấn.

anh vũ
TIN LIÊN QUAN

Phạt 12,5 triệu đồng thanh niên Hải Phòng đăng tin xuyên tạc về kỳ thi THPT

Băng Tâm |

Ngày 30.6, cơ quan chức năng TP.Hải Phòng có quyết định xử phạt 1 trường hợp đưa tin xuyên tạc, gây ảnh hưởng xấu đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 trên địa bàn thành phố.

Kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Ninh Bình không có thí sinh vi phạm

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Qua 2 ngày diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Kỳ thi theo đúng lịch trình, đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và không xảy ra các vi phạm quy chế thi.

Chiêu trò gian lận thi cử và cách xử lí của người xưa

Hồng Nhung |

Nhờ người đi thi hộ, khai man lí lịch, mang “phao” vào trường thi, chữa bài thi, đánh tráo quyển thi... đều là những vụ án lớn về khoa cử trong lịch sử triều Nguyễn, trong đó không ít vụ liên quan đến các nhân vật lịch sử nổi tiếng. Dù với mục đích gì thì những người vi phạm cũng đều bị trừng trị nặng.

Cô giáo 75 tuổi ban ngày đi bán vé số, tối về đến với lớp học tình thương

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, một cô giáo về hưu đã 75 tuổi mỗi ngày vẫn rong ruổi trên đường phố đi bán vé số. Số tiền mà cô giáo bán vé số có được đều sử dụng để chia sẻ với những học sinh nghèo ở lớp học tình thương và người khó khăn.

Xuất hiện tình trạng xí chỗ đỗ xe bằng phiến bê tông dài cả mét

LƯƠNG HẠNH |

Phản ánh đến Báo Lao Động, chị N.T.P (Yên Xá, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) không khỏi bức xúc khi khu vực lòng đường, giáp vỉa hè - nơi gần chung cư chị sinh sống xuất hiện nhiều phiến bê tông dài đến cả mét. Nhiều chăn chiếu, bàn gỗ, tấm ván ép cũng để la liệt ở lòng đường, mất an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.

HLV Kiatisak: Tất nhiên Hoàng Anh Gia Lai sẽ trụ hạng

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Kiatisak thất vọng khi Hoàng Anh Gia Lai không thể đánh bại Bình Định để vào Top 8, nhưng ông tin đội bóng sẽ tiếp tục trụ lại ở V.League 2023.

Cặp cá voi lại xuất hiện trên biển Đề Gi, Bình Định

Xuân Nhàn |

Sáng 2.7, trên vùng biển Đề Gi – Vũng Bồi (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), ngư dân địa phương phát hiện có một cặp cá voi đang “khiêu vũ” ấn tượng giữa đàn chim biển đông đúc hàng trăm con.

Giờ thứ 9: Xin một đứa con - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Người vợ trong câu chuyện của chúng ta duy nhất có một người bạn gái và được giúp đỡ rất nhiều từ người bạn này. Nhưng oái oăm thay, người bạn lại thầm thương chồng của nhân vật chính và muốn xin một đứa con.

Phạt 12,5 triệu đồng thanh niên Hải Phòng đăng tin xuyên tạc về kỳ thi THPT

Băng Tâm |

Ngày 30.6, cơ quan chức năng TP.Hải Phòng có quyết định xử phạt 1 trường hợp đưa tin xuyên tạc, gây ảnh hưởng xấu đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 trên địa bàn thành phố.

Kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Ninh Bình không có thí sinh vi phạm

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Qua 2 ngày diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Kỳ thi theo đúng lịch trình, đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và không xảy ra các vi phạm quy chế thi.

Chiêu trò gian lận thi cử và cách xử lí của người xưa

Hồng Nhung |

Nhờ người đi thi hộ, khai man lí lịch, mang “phao” vào trường thi, chữa bài thi, đánh tráo quyển thi... đều là những vụ án lớn về khoa cử trong lịch sử triều Nguyễn, trong đó không ít vụ liên quan đến các nhân vật lịch sử nổi tiếng. Dù với mục đích gì thì những người vi phạm cũng đều bị trừng trị nặng.