Chuyện nghề giáo: Nhớ ngày lương giáo viên được trả bằng thóc

Cao Vân - Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Minh (Bắc Giang) |

Tháng 11 lại về. Vậy là thấm thoát 26 năm gắn bó với nghề giáo. 26 năm với bao kỉ niệm vui buồn của một cô giáo mầm non...

"Em tên là Vân

Em lớn lên từ Nghĩa Trung quê mẹ

Yêu nghề mẫu giáo yêu vườn trẻ

Em đến trường là cô giáo mầm non

Hôm nay 20.11 ngày vui

Em không có hoa lan, hoa hồng như nhiều cô giáo khác

Chỉ có bông bìm bìm tim tím

Bé hái từ bờ dậu bác nhà bên

Ríu rít cười khoe đôi hàm răng sún

Bi bô cười hoa đẹp lắm phải không cô...".

Bài thơ tôi viết ngày mới vào nghề vẫn còn in trong tâm trí với bao kỷ niệm êm đềm. Năm 1996 khi bắt đầu làm cô giáo mầm non, lớp học tôi dạy không phải ở ngôi trường khang trang như bây giờ, mà chỉ là một nửa hội trường thôn, phía sau cô trò xếp toàn ghế tựa dài cho dân làng ngồi họp.

Ngày ấy mọi thứ đều thiếu thốn. Vẫn lớp học 2 buổi trên ngày nhưng buổi trưa trẻ về nhà ăn cơm, chiều mới đến lớp. Ngày ấy không có đồ dùng khăn mặt vệ sinh cá nhân như bây giờ. Tôi đã dành tiền mua khăn rửa mặt cho trẻ, các em thích lắm.

Ngày ấy, mọi người vẫn phải mặc quần áo vá. Tôi mua hộp kim và chỉ đủ màu sắc. Ở lớp cháu nào sứt chỉ hay rách áo quần, tôi thường khâu vá giúp cho vì phụ huynh còn bận chăm lo đồng áng. Lòng cũng vui khi phụ huynh bảo: "Nay áo bị đứt cúc, mẹ bảo đợi mẹ khâu cúc cho, nhất định con không khiến. Nó bảo, để ra lớp cô giáo con khâu cơ".

Ôi bọn trẻ thật là đáng yêu. Khi mình yêu thương quan tâm chăm sóc các con thật lòng thì mình cũng nhận được tình cảm của các con như vậy.

Nhớ ngày ấy lương của cô giáo được trả bằng thóc. Thời này, nghe mọi người sẽ ngạc nhiên lắm. Ngày ấy, họp phụ huynh đầu năm thay vì bàn các khoản thu như bây giờ thì bàn lương cô giáo mỗi vụ bao nhiêu kg thóc? (Một vụ là 4,5 tháng, một năm 9 tháng, chia làm 2 vụ).

Nghị quyết họp đưa ra mỗi vụ là 10 kg thóc/trẻ. Nhưng phụ huynh ý kiến là riêng lớp tôi vì cô dạy tốt lại chăm sóc trẻ nhiệt tình chu đáo nên lớp thưởng thêm 2 kg là 12 kg thóc/vụ. Lương giáo viên lúc bấy giờ là vậy, nhưng lòng ai cũng vui phơi phới.

Đến vụ đi xe đạp xách cân khắp làng để thu thóc. Có hôm gặp trời mưa ướt hết về lại phải phơi lại... Những ngày ấy cô giáo mầm non thật vất vả gian nan. Nhưng nhớ lại vẫn bao nhiêu kỷ niệm đẹp.

Bây giờ tôi đã là Hiệu trưởng, được Nhà nước đầu tư trường lớp khang trang hiện đại với những dãy nhà cao tầng. Cộng với lòng nhiệt tình và đam mê với nghề, tôi đã cùng đồng nghiệp xây dựng một môi trường sư phạm xanh sạch đẹp, hoa nở bốn mùa thật đẹp.

Mỗi tháng 11 về trong lòng nhớ mãi những kỷ niệm của một thời gian khó. Những kỷ niệm của một cô giáo mầm non đã dành tâm huyết của mình cho nghề mình chọn. Bao năm vẫn nỗ lực cống hiến hết mình để đưa phong trào của trường đi lên.

Trường tôi được UBND tỉnh tặng cờ thi đua, là lá cờ đầu của tỉnh, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen, tặng giải thưởng môi trường và nhiều thành tích khác. Bản thân tôi cũng được khen thưởng và vinh danh nhiều danh hiệu khác nhau.

Tôi yêu nghề giáo và nguyện tiếp tục phấn đấu xây dựng trường lớp của mình ngày một tốt hơn. Để trường mình trở thành một trường chất lượng cao và là địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân.

Nhân tháng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, hãy cùng Báo Lao Động theo dõi những câu chuyện nghề xúc động, những trải lòng chân thành của các thầy cô giáo. Bạn đọc có tâm tư, chia sẻ về nghề giáo xin gửi về hòm thư toasoan@laodong.com.vn.

Cao Vân - Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Minh (Bắc Giang)
TIN LIÊN QUAN

Chi tiết lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2023 của học sinh cả nước

Trang Hà |

Dưới đây là những tỉnh thành công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2023 của học sinh do Báo Lao Động cập nhật đến ngày 14.11.

Chuyện nghề giáo: Chúng tôi khó yên bình trong cái nghèo

Trang Hà |

Thu nhập thấp, đời sống khó khăn, nhiều giáo viên buộc lòng lấy nghề tay trái nuôi nghề tay phải. Tất cả là vì yêu nghề giáo, yêu học trò và khao khát cống hiến cho xã hội.

Chuyện nghề giáo: Không có học sinh cá biệt, chỉ có học sinh chưa ngoan

Phùng Nhung |

"Trên chặng đường đồng hành cùng học sinh, tôi luôn dành tình cảm chân thành, không đem sự cấm đoán cứng nhắc để thay đổi các em. Có lẽ, chính sự chân thành của tôi đã “cảm hoá” được rất nhiều học sinh" - thầy Trần Văn Hải - giáo viên Trường THPT Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) chia sẻ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chi tiết lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2023 của học sinh cả nước

Trang Hà |

Dưới đây là những tỉnh thành công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2023 của học sinh do Báo Lao Động cập nhật đến ngày 14.11.

Chuyện nghề giáo: Chúng tôi khó yên bình trong cái nghèo

Trang Hà |

Thu nhập thấp, đời sống khó khăn, nhiều giáo viên buộc lòng lấy nghề tay trái nuôi nghề tay phải. Tất cả là vì yêu nghề giáo, yêu học trò và khao khát cống hiến cho xã hội.

Chuyện nghề giáo: Không có học sinh cá biệt, chỉ có học sinh chưa ngoan

Phùng Nhung |

"Trên chặng đường đồng hành cùng học sinh, tôi luôn dành tình cảm chân thành, không đem sự cấm đoán cứng nhắc để thay đổi các em. Có lẽ, chính sự chân thành của tôi đã “cảm hoá” được rất nhiều học sinh" - thầy Trần Văn Hải - giáo viên Trường THPT Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) chia sẻ.