Chuyện giáo viên: Tôi ước đường đến trường là bê tông để học sinh bớt khổ

CÔ NGUYỄN THỊ MỸ KIỀU - GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS-THPT LÊ HỮU TRÁC (ĐẮK NÔNG) |

Nếu nói rằng, các em học sinh của tôi phải thức dậy từ lúc 3h30 sáng để kịp giờ đến lớp, có lẽ mọi người sẽ cảm thấy khó tin, nhưng thực tế là như vậy.

Tôi lên xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông nhận công tác từ năm 2008, tính đến giờ đã tròn 14 năm. Tôi nhớ rất rõ cảm xúc ngày đầu lên đây, có chút thất vọng, chút nghi ngờ bản thân mình.

Làm thế nào để một cô giáo trẻ có thể bám trụ nơi này khi xung quanh là rừng núi hoang vu, là những con đường đất đỏ bụi mù mịt vào ngày khô ráo, là những con dốc trơn trượt, lầy lội vào những ngày mưa? Bằng cách nào để tôi thỏa hiệp với việc đi bộ 3 - 4 giờ đồng hồ đến điểm trường mỏi rã cả chân hay những cô cậu học trò ngây thơ nói tiếng phổ thông còn chưa sõi?

Đường đến trường những ngày mưa. Ảnh: NVCC
Đường đến trường những ngày mưa. Ảnh: Mỹ Kiều

Nhưng có lẽ tôi không thỏa hiệp mà tôi đã phải lòng nơi đây. Tôi may mắn khi có những đồng nghiệp tâm huyết và giàu nghị lực, họ đã giúp tôi vượt qua giai đoạn đầu khó khăn đó. Dần dần mọi thứ trở nên tốt hơn, tôi cũng bắt nhịp với cuộc sống và công việc nơi đây.

Những cô cậu học trò người dân tộc thiểu số ngây ngô không ngại nắng mưa ngày ngày miệt mài vượt xa đến trường, dù nhiều em chưa nói sõi tiếng phổ thông nhưng lại rất ham học tiếng Anh. Tôi nhớ mãi món quà là những bông hoa dại ven đường, những trái ổi các em hái trong vườn tặng cô ngày 20.11... Tất cả những điều đáng yêu đó đã thôi thúc tôi muốn được làm nhiều hơn cho các em, muốn đồng hành cùng các em.

Và sau tất cả, tôi quyết định gắn bó với nơi này.

 
Cô Mỹ Kiều và học sinh thân yêu. Ảnh: Mỹ Kiều

Năm 2021, thật sự may mắn cho bản thân tôi khi được Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam lựa chọn là một trong 50 giáo viên tiêu biểu tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”, đó là một kỉ niệm nghề nghiệp, một trải nghiệm đáng quý nhất trong cuộc đời.

Một tuần tham gia chương trình, tôi được gặp gỡ, giao lưu với những người bạn đồng nghiệp ưu tú trên khắp cả nước. Mỗi người có một hoàn cảnh riêng, nhưng tất cả họ đều tràn đầy năng lượng tích cực, tư duy sáng tạo, khát khao được cống hiến.

Sau chuyến đi đó, tôi học hỏi được nhiều điều và cũng tự hứa với bản thân phải cố gắng nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, hoàn thiện mình nhiều hơn nữa. Tôi sẽ đem hết khả năng và lòng nhiệt huyết của mình đóng góp, cống hiến cho nền Giáo dục nước nhà.

Chuyến đi đó đã trở thành động lực, tiếp thêm cho tôi năng lượng để tiếp tục khắc phục những khó khăn, đồng hành cùng các em học sinh thân yêu.

 
Cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Kiều - giáo viên tiếng Anh - Trường TH&THCS Trần Phú (Đắk Ngo, Tuy Đức, Đắk Nông). Ảnh: Mỹ Kiều

Có rất nhiều người đã nói với tôi rằng “Lên công tác ở vùng khó là chôn vùi tuổi thanh xuân”. Thật ra, có đôi lúc tôi cũng chạnh lòng khi thấy các bạn giáo viên ở vùng thuận lợi được ăn mặc xinh đẹp mỗi khi đến trường. Trong khi đó, tôi ngày nào cũng lấm lem bùn đất, có khi cả tuần đi ủng đến đầu gối; mua váy, giày dép đẹp nhưng cũng để đó chứ không có cơ hội dùng đến…

Nhưng khi suy nghĩ kỹ lại, tôi thấy nơi đây chính là thanh xuân, là tuổi trẻ và nhiệt huyết đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình. Đến bây giờ tôi có thể khẳng định rằng, tôi may mắn và hạnh phúc khi được gắn bó với nơi này.

Nếu nói rằng, các em học sinh của tôi phải thức dậy từ lúc 3h30 sáng để kịp giờ đến lớp, có lẽ mọi người sẽ cảm thấy khó tin, nhưng thực tế là như vậy.

Điều tôi trăn trở và mong muốn nhất lúc này là các cấp chính quyền sớm đầu tư xây dựng những con đường bê tông để các em học sinh, người dân đi lại thuận tiện hơn, đời sống bớt khổ hơn.

CÔ NGUYỄN THỊ MỸ KIỀU - GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS-THPT LÊ HỮU TRÁC (ĐẮK NÔNG)
TIN LIÊN QUAN

Chuyện nghề giáo: Nhớ ngày lương giáo viên được trả bằng thóc

Cao Vân - Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Minh (Bắc Giang) |

Tháng 11 lại về. Vậy là thấm thoát 26 năm gắn bó với nghề giáo. 26 năm với bao kỉ niệm vui buồn của một cô giáo mầm non...

Chuyện nghề giáo: Chúng tôi khó yên bình trong cái nghèo

Trang Hà |

Thu nhập thấp, đời sống khó khăn, nhiều giáo viên buộc lòng lấy nghề tay trái nuôi nghề tay phải. Tất cả là vì yêu nghề giáo, yêu học trò và khao khát cống hiến cho xã hội.

Chuyện nghề giáo: Không có học sinh cá biệt, chỉ có học sinh chưa ngoan

Phùng Nhung |

"Trên chặng đường đồng hành cùng học sinh, tôi luôn dành tình cảm chân thành, không đem sự cấm đoán cứng nhắc để thay đổi các em. Có lẽ, chính sự chân thành của tôi đã “cảm hoá” được rất nhiều học sinh" - thầy Trần Văn Hải - giáo viên Trường THPT Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) chia sẻ.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Chuyện nghề giáo: Nhớ ngày lương giáo viên được trả bằng thóc

Cao Vân - Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Minh (Bắc Giang) |

Tháng 11 lại về. Vậy là thấm thoát 26 năm gắn bó với nghề giáo. 26 năm với bao kỉ niệm vui buồn của một cô giáo mầm non...

Chuyện nghề giáo: Chúng tôi khó yên bình trong cái nghèo

Trang Hà |

Thu nhập thấp, đời sống khó khăn, nhiều giáo viên buộc lòng lấy nghề tay trái nuôi nghề tay phải. Tất cả là vì yêu nghề giáo, yêu học trò và khao khát cống hiến cho xã hội.

Chuyện nghề giáo: Không có học sinh cá biệt, chỉ có học sinh chưa ngoan

Phùng Nhung |

"Trên chặng đường đồng hành cùng học sinh, tôi luôn dành tình cảm chân thành, không đem sự cấm đoán cứng nhắc để thay đổi các em. Có lẽ, chính sự chân thành của tôi đã “cảm hoá” được rất nhiều học sinh" - thầy Trần Văn Hải - giáo viên Trường THPT Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) chia sẻ.