Chương trình tiểu học mới hướng đến dạy 2 buổi/ngày, địa phương lo

Đặng Chung |

Chương trình giáo dục phổ thông mới quy định, cấp tiểu học sẽ thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, trong khi không phải nơi nào cũng đáp ứng được điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Điều này đang khiến một số địa phương lo lắng trong việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

 Nỗi lo thiếu trường, ghép lớp

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, mục tiêu của hoạt động dạy học 2 buổi/ ngày ở cấp tiểu học mà chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến là nhằm tăng cường giáo dục toàn diện, tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Ông cho rằng đây cũng là cách hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm.

Số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tính đến  nay số học sinh cả nước đang được học 2 buổi/ ngày mới đạt trên 80%. Nguyên nhân là một số địa phương gặp khó khăn về quỹ đất, kinh phí và điều kiện sống của người dân...

 
Vì quá tải, Trường Tiểu học Chu Văn An (Hà Nội) đang phải bố trí lịch học luôn phiên. Ảnh:VNE

Con số 80% đang được mang ra để nói về tín hiệu lạc quan của chương trình, nhưng vấn đề nằm ở con số 20% còn lại. Số này phần lớn rơi vào các thành phố lớn, hoặc nơi khó khăn.

Vì thiếu trường, thiếu lớp, nhiều trường ở Hà Nội và TPHCM phải chia ca để học chứ chưa nói đến việc có thể tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày. Cũng vì điều này, hiện nhiều nơi học sinh phải học trong cảnh nhồi nhét 50 cháu/lớp.

Trong khi theo lộ trình, năm học 2020-2021 sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đại trà đối với lớp 1. Còn hơn 1 năm nữa để chuẩn bị, nếu các địa phương không thể giải được bài toán về cơ sở vật chất, thì địa phương đó sẽ triển khai chương trình mới ra sao? Học sinh không có điều kiện được học 2 buổi/ngày, liệu có thiệt thòi so với học sinh khác?

Đây là băn khoăn của không ít địa phương trong việc chuẩn bị điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chưa kể, không ít phụ huynh còn lo ngại: Học 2 buổi/ngày sẽ phát sinh thêm các chi phí. Tiền ăn, tiền bán trú không lo bằng các loại tiền chi trả cho các môn mà nhà trường liên kết với trung tâm bên ngoài đưa vào giảng dạy trong buổi học thứ hai. Những loại tiền “tự nguyện kiểu ép buộc” này còn lớn hơn gấp nhiều lần học phí và là gánh nặng cho không ít gia đình.

Trường chưa biết dạy gì

Ngoài nỗi lo về thiếu trường lớp, theo Giám đốc Sở GDĐT Lào Cai Nguyễn Anh Ninh, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ra sao cũng là nỗi băn khoăn của không ít trường.

“Theo chương trình mới thì 1 ngày học sinh học 2 buổi/ngày và một ngày không quá 7 tiết. Như vậy, mỗi ngày sẽ còn thời lượng khoảng 1 giờ đồng hồ. Nếu cho học sinh tan trường sớm thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc đón con của phụ huynh. Nếu không, thời gian ấy các trường sẽ dạy gì, tổ chức các hoạt động như thế nào? Hiện chúng tôi vẫn lúng túng” - ông Ninh thẳng thắn.

Các địa phương khác thì mong Bộ GDĐT sớm có hướng dẫn việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên, hướng dẫn tổ chức dạy học theo chương trình mới, để địa phương chuẩn bị, bắt kịp được lộ trình đổi mới.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, với một số vùng không đủ điều kiện dạy 2 buổi/ngày, mà người dân đời sống quá khó khăn không thể gửi con đến trường cả ngày, thì có thể bố trí học 6 buổi/tuần (chương trình hiện hành là 5 buổi/tuần- PV) để bảo đảm hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc.

Ở các cấp THCS, THPT, việc tổ chức buổi học thứ hai cần dựa trên sự tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh.

Không được dùng thời gian trống để dạy-học thêm

Tại Hội nghị trực tuyến triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới chiều 9.1, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ lưu ý: Một trong những mục tiêu của việc đổi mới chương trình là giảm tải cho giáo viên và học sinh.

Do đó, đối với những buổi mà đã sắp xếp với mục đích để giãn áp lực, đề nghị các trường cố gắng quan tâm đến việc tổ chức sân chơi, bãi tập, các hoạt động giải trí. Cố gắng để cho học sinh thư giãn,  không được dùng thời gian trống đó để dạy-học thêm.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Muốn có giáo dục tốt, phải có thầy cô tốt

Đặng Chung |

Đánh giá cao vai trò của đội ngũ giáo viên trong công cuộc thực hiện đổi mới giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông mới dù hay, dù tốt, nhưng nếu thầy cô chưa đồng lòng, chưa được đào tạo, tập huấn bài bản thì cũng không thể có kết quả tốt.

Thiếu gần 76 nghìn giáo viên nhưng vẫn thừa cục bộ?

Đặng Chung |

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tính trên cả nước hiện còn thiếu 75.989 giáo viên ở các cấp học. Tuy nhiên, tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ vẫn là bài toán khó, mình Bộ GDĐT vào cuộc là chưa đủ.

Điều cần biết về môn tích hợp chương trình giáo dục phổ thông mới

Bích Hà |

Trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tào (GDĐT) công bố, có hai môn học mới có tên gọi là Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên ở bậc trung học cơ sở.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Muốn có giáo dục tốt, phải có thầy cô tốt

Đặng Chung |

Đánh giá cao vai trò của đội ngũ giáo viên trong công cuộc thực hiện đổi mới giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông mới dù hay, dù tốt, nhưng nếu thầy cô chưa đồng lòng, chưa được đào tạo, tập huấn bài bản thì cũng không thể có kết quả tốt.

Thiếu gần 76 nghìn giáo viên nhưng vẫn thừa cục bộ?

Đặng Chung |

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tính trên cả nước hiện còn thiếu 75.989 giáo viên ở các cấp học. Tuy nhiên, tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ vẫn là bài toán khó, mình Bộ GDĐT vào cuộc là chưa đủ.

Điều cần biết về môn tích hợp chương trình giáo dục phổ thông mới

Bích Hà |

Trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tào (GDĐT) công bố, có hai môn học mới có tên gọi là Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên ở bậc trung học cơ sở.