Chức danh Giáo sư không phải là một thứ "trang sức" cho những người "háo danh"

Đặng Chung |

“Ai làm công việc gì, trước tiên nên hoàn thành và làm tốt công việc đó. Nhiệm vụ của quan chức là học hỏi, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, chứ không phải đi dạy học để làm GS”.

Đây là quan điểm của GS-TSKH Hoàng Xuân Sính - Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Thăng Long - về câu chuyện lùm xùm công nhận chức danh GS những ngày qua.

Chiều 2.3, Bộ GDĐT đã công bố kết quả rà soát 94 ứng viên GS, PGS theo chỉ đạo của Thủ tướng. Theo đó, 41 ứng viên không được công nhận do hồ sơ không đảm bảo theo quy định hoặc có đơn xin rút (15 người xin rút).

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến - Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc Trương Xuân Cừ - cùng nhiều quan chức khác như cục trưởng, giám đốc, vụ phó… đang làm công tác quản lý, cũng không được công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS đợt này.

Từ khi bùng nổ những tranh cãi về việc ở Việt Nam có nhiều nhà quản lý cũng làm GS, trong khi bản chất của “Giáo sư” chính là người làm nghề dạy học, GS-TSKH Hoàng Xuân Sính vẫn bảo lưu quan điểm: Làm quan chức thì không nên chạy đua để có được chức danh GS.

Theo bà lý do là: Nghiên cứu khoa học thì phải làm việc ở phòng thí nghiệm tối thiểu 12 tiếng/ngày, nếu không dành toàn tâm toàn sức như thế thì rất khó có được công trình đặc biệt. Chưa kể việc giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng mất nhiều thời gian. Làm việc nọ sẽ bị sao nhãng việc kia. 

Tuy nhiên, cho đến hiện tại, không ai cấm việc quan chức tham gia làm hồ sơ để công nhận chức danh GS. Quy định bổ nhiệm chức danh GS hiện nay đang có những quy định cứng, nếu đáp ứng các tiêu chí, có minh chứng đầy đủ thì được công nhận, không đủ thì bị gạt ra, không liên quan đến việc họ là quan chức hay không.

Có điều trong tương lai, để tránh những lùm xùm xảy ra, GS Hoàng Xuân Sính cho rằng cần phải sửa đổi quy định theo hướng: Nếu không làm việc ở các cơ sở đào tạo, không tham gia nghiên cứu, nhất quyết không được công nhận chức danh GS, PGS.

Bà cũng cho rằng, việc phong chức danh GS hiện nay chưa thực chất: “Chúng ta đang xét chức danh này như một thứ huân chương, có thể giữ suốt đời, thông qua nhiều cấp xét duyệt hồ sơ. Đối với những hội đồng liên ngành, xảy ra trường hợp, một GS ngành nọ phải chấm hồ sơ của ứng viên ngành kia. Thậm chí, “xét” mà không biết rõ người mình “xét”.

Vì thế, nếu người ta có ăn cắp công trình của người khác, khai hồ sơ không chuẩn thì cũng không phát hiện được. Như vậy là rất bất cập".

 
 TS Lê Viết Khuyến. Ảnh: N. Khánh

Theo TS Lê Viết Khuyến (nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học - Bộ GDĐT), số hồ sơ "có vấn đề" bị để lại sau đợt rà soát chưa phải là tất cả, không có nghĩa những người đã "qua cửa" xứng đáng để nhận danh GS. Điều khó nhất hiện nay là hồ sơ khoa học của ứng viên chưa được công khai, nên chưa có việc giám sát từ xã hội.

Qua đợt rà soát này, TS Khuyến vẫn tiếp tục kiến nghị trong quy định mới cần trả lại việc công nhận, bổ nhiệm GS lại cho các trường đại học, để trả chức danh GS về đúng nghĩa của nó, chứ không phải là một thứ "trang sức" cho những người "háo danh".

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

41 ứng viên bị rớt: Cần loại bỏ GS “nghiệp dư”

QUANG ĐẠI |

Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử giáo dục, có đến 41 ứng viên bị loại khỏi danh sách GS, PGS sau khi rà soát, từ phản ứng của dư luận.

Lộ bất cập quy trình công nhận chức danh GS, PGS

HUYÊN NGUYỄN |

Chỉ 53/94 ứng viên đủ điều kiện công nhận chức danh GS, PGS sau đợt rà soát chất lượng GS, PGS năm 2017 do Thanh tra Bộ GDĐT chủ trì. Như vậy, có đến 41 ứng viên đã không đủ điều kiện theo tiêu chuẩn hoặc tự nguyện xin rút.

Tiết lộ lý do hồ sơ của Bộ trưởng Kim Tiến bị kết luận là “chưa chuẩn xác”

Đặng Chung - Huyên Nguyễn |

Sau khi làm việc với từng hội đồng ngành, từng ứng viên, tổ thanh tra độc lập của Bộ GDĐT đã để lại 41 hồ sơ trong số 95 hồ sơ cần rà soát. Phần lớn những hồ sơ bị để lại là do không có đủ minh chứng về giờ giảng dạy.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

41 ứng viên bị rớt: Cần loại bỏ GS “nghiệp dư”

QUANG ĐẠI |

Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử giáo dục, có đến 41 ứng viên bị loại khỏi danh sách GS, PGS sau khi rà soát, từ phản ứng của dư luận.

Lộ bất cập quy trình công nhận chức danh GS, PGS

HUYÊN NGUYỄN |

Chỉ 53/94 ứng viên đủ điều kiện công nhận chức danh GS, PGS sau đợt rà soát chất lượng GS, PGS năm 2017 do Thanh tra Bộ GDĐT chủ trì. Như vậy, có đến 41 ứng viên đã không đủ điều kiện theo tiêu chuẩn hoặc tự nguyện xin rút.

Tiết lộ lý do hồ sơ của Bộ trưởng Kim Tiến bị kết luận là “chưa chuẩn xác”

Đặng Chung - Huyên Nguyễn |

Sau khi làm việc với từng hội đồng ngành, từng ứng viên, tổ thanh tra độc lập của Bộ GDĐT đã để lại 41 hồ sơ trong số 95 hồ sơ cần rà soát. Phần lớn những hồ sơ bị để lại là do không có đủ minh chứng về giờ giảng dạy.