Chuẩn bị kịch bản cho việc học sinh có thể nghỉ Tết kéo dài vì dịch bệnh

Đặng Chung |

Nếu năm học 2019-2020 khép lại với việc gần 24 triệu học sinh, sinh viên cả nước đều an toàn trước dịch bệnh thì năm học này đặt ra nhiều khó khăn, thách thức với ngành giáo dục. Dịch bệnh vẫn diến biến phức tạp và lây lan vào đến trường học. Nhiều địa phương đã phải xây dựng kịch bản trong trường hợp học sinh chưa thể trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021.

Ưu tiên đảm bảo an toàn cho học sinh

Tính đến ngày 7.2, đã có 63/63 địa phương quyết định cho học sinh nghỉ học tập trung, nghỉ Tết sớm hoặc triển khai dạy học trực tuyến để phòng dịch COVID-19.

Từ 8.2, học sinh cả nước sẽ bước vào kỳ nghỉ Tết kéo dài đến ngày 16.2. Hiện 11 tỉnh, thành phố đang có ca dương tính với SARS-CoV-2 (gồm Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Gia Lai, Điện Biên, Bình Dương, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hải Phòng, TPHCM, Bắc Giang). Nhiều khả năng, học sinh, sinh viên những địa phương này sẽ chưa thể trở lại trường sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết.

Với thông điệp “tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, hiện các địa phương đã lên kịch bản khác nhau cho việc dạy và học, tương ứng với diễn biến của dịch bệnh.

Theo ông Hoàng Hữu Trung - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GDĐT Hà Nội), trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Sở GDĐT Hà Nội đã chỉ đạo các phòng giáo dục quận, huyện, thị xã, các nhà trường chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, sẵn sàng cho phương án học sinh chưa thể trở lại trường học sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Hiện toàn ngành giáo dục Hà Nội có 25.568 cán bộ giáo viên và học sinh trong diện F1, F2, F3 và 1 học sinh F0 của trường Tiểu học Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm. Ưu tiên việc đảm bảo an toàn sức khỏe của học sinh, nhiều khả năng, học sinh Hà Nội sẽ chưa thể trở lại trường sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết. Để duy trì việc học, ngành giáo dục Hà Nội sẽ đẩy mạnh việc dạy học qua truyền hình, dạy học online.

Thực tế năm 2020, trong thời gian học sinh nghỉ học kéo dài gần 3 tháng, toàn ngành giáo dục thủ đô đã thực hiện dạy học trực tuyến tại 100% cơ sở giáo dục phổ thông và bước đầu thu được kết quả. Hiện nguồn học liệu phục vụ cho việc triển khai hình thức học tập này khá phong phú, do đã được chuẩn bị từ năm học trước.

Sau khi dạy học qua truyền hình với học sinh lớp 9, 12, Hà Nội tiếp tục mở rộng đối tượng và dạy nối tiếp theo thời khóa biểu. Ảnh: Phan Anh
Năm 2020, Hà Nội đã từng thực hiện dạy học qua truyền hình cho học sinh theo thời khóa biểu. Ảnh: Phan Anh

Đối với Quảng Ninh, học sinh của tỉnh sẽ tiếp tục dừng đến trường đến khi tỉnh có thông báo mới. Theo lãnh đạo Sở GDĐT tỉnh, hiện nhiều trường đã khai thác tối đa, hiệu quả nguồn học liệu của tỉnh và Bộ GDĐT được xây dựng từ những năm học trước, nhất là các bài giảng trực tuyến, bài giảng qua truyền hình.

Trải qua tuần đầu kích hoạt lại việc học trực tuyến, vẫn còn những khó khăn do thiếu thốn cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, đường truyền nhiều nơi chưa ổn định, nhưng cả giáo viên và học sinh đã chủ động hơn, nhanh chóng vượt qua những lúng túng ban đầu.

Hiện các địa phương khác cũng lên kịch bản, trong trường hợp kết thúc kỳ nghỉ tết, học sinh chưa thể trở lại trường, việc dạy học trực tuyến sẽ tiếp tục được triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả.

Sớm ban hành Thông tư về quản lý tổ chức dạy học trực tuyến

Kể từ khi đợt dịch thứ 3 bùng phát ở Việt Nam, có học sinh, sinh viên mắc COVID-19, nhiều nơi phải lấy trường học làm nơi cách ly tập trung... các địa phương đã chủ động cho học sinh nghỉ học để phòng dịch. Trước diễn biến mới này, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ GDĐT đã sớm kích hoạt các biện pháp phòng dịch trong toàn ngành, đồng thời đẩy mạnh dạy học trực tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, đợt nghỉ học trước đã có gần 80% học sinh phổ thông được tiếp cận học trực tuyến, học qua truyền hình, có nghĩa là vẫn còn 20% học sinh, nhất là học sinh vùng sâu vùng xa khó khăn trong tiếp cận. Vậy nên, yêu cầu đối với lần này là mở rộng và đặc biệt chú trọng tới đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra, từ thực tiễn dạy học trực tuyến trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp đã đặt ra yêu cầu phải có hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho các trường chuẩn bị sẵn sàng triển khai phương thức dạy học này trong tình thế cần thiết. Để thực hiện điều này, thời gian qua, Bộ GDĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo Sở GDĐT, cơ sở giáo dục ĐH tăng cường các hình thức dạy học qua internet, trên truyền hình.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các đơn vị chuyên môn sớm hoàn thiện, để ban hành Thông tư quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, để các nhà trường có cơ sở pháp lý triển khai dạy học trực tuyến một cách đồng bộ.

Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng lưu ý, một mặt toàn ngành cần chủ động, tích cực, mặt khác cũng cần bình tĩnh, tránh hoang mang. Mỗi bậc học cần xây dựng kịch bản ứng phó để trong từng tình huống cụ thể vẫn đảm bảo mục tiêu kép “an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên, giáo viên và đảm bảo kế hoạch dạy và học trong điều kiện học sinh, sinh viên không thể đến trường”.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ sự chia sẻ tới các em học sinh, phụ huynh và các thầy cô giáo đang thực hiện cách ly y tế và cho biết Bộ GDĐT đã và đang phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam để có các hoạt động hỗ trợ, thăm hỏi, động viên thầy trò tại các khu cách ly, nhất là trong thời điểm Tết Nguyên đán cận kề.


Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thực hiện lời hứa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên

Đặng Chung |

Chính thức bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên từ tháng 3.2021- đây là một trong những nội dung trong các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập vừa được Bộ GDĐT ban hành.

Dạy học trực tuyến để phòng dịch COVID-19: Giải pháp tối ưu vì sức khỏe, sự an toàn của học sinh

Đặng Chung |

Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong tình hình dịch COVID-19 đã lây lan vào đến trường học, hơn 30 địa phương trên cả nước quyết định cho học sinh tạm nghỉ học. Nhiều nơi, giáo viên đã tiến hành dạy học trực tuyến trong tình hình mới, với mục tiêu “tạm dừng đến trường không dừng việc học”.

Điều chỉnh kế hoạch dạy học, đẩy mạnh học trực tuyến ứng phó dịch COVID-19

Đặng Chung |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên, toàn ngành Giáo dục đã nhanh chóng kích hoạt các biện pháp phòng dịch trong trường học. Ngoài việc chủ động cho học sinh nghỉ học, nhiều địa phương đã triển khai đẩy mạnh dạy học trực tuyến để vừa duy trì việc học, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thực hiện lời hứa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên

Đặng Chung |

Chính thức bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên từ tháng 3.2021- đây là một trong những nội dung trong các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập vừa được Bộ GDĐT ban hành.

Dạy học trực tuyến để phòng dịch COVID-19: Giải pháp tối ưu vì sức khỏe, sự an toàn của học sinh

Đặng Chung |

Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong tình hình dịch COVID-19 đã lây lan vào đến trường học, hơn 30 địa phương trên cả nước quyết định cho học sinh tạm nghỉ học. Nhiều nơi, giáo viên đã tiến hành dạy học trực tuyến trong tình hình mới, với mục tiêu “tạm dừng đến trường không dừng việc học”.

Điều chỉnh kế hoạch dạy học, đẩy mạnh học trực tuyến ứng phó dịch COVID-19

Đặng Chung |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên, toàn ngành Giáo dục đã nhanh chóng kích hoạt các biện pháp phòng dịch trong trường học. Ngoài việc chủ động cho học sinh nghỉ học, nhiều địa phương đã triển khai đẩy mạnh dạy học trực tuyến để vừa duy trì việc học, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh.