Chưa ai nhận là tác giả của những “combo” SGK “nhập nhèm” sách tham khảo

Đặng Chung - Duy Thiên |

Những “combo” sách, vở, đồ dùng học tập lên đến hàng triệu đồng; sách giáo khoa (SGK) thực chất chỉ có vài cuốn nhưng được bán kèm với hàng chục cuốn sách bổ trợ, sách tham khảo... Phụ huynh bị thiệt hại túi tiền, trong khi đó cho đến nay, chưa đơn vị nào nhận trách nhiệm về những “combo” sách nhập nhèm.

Trường nói chỉ cho mượn địa điểm phát hành

Thời gian qua, Báo Lao Động nhận được phản ánh của nhiều phụ huynh về việc khi đăng ký mua sách ở trường, họ không được giải thích rõ đâu là SGK (bắt buộc phải mua), đâu là sách tham khảo (không bắt buộc).

Trong đó, phụ huynh tại Trường Tiểu học Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) phản ánh khi đăng ký mua sách tại trường, phụ huynh phải mua theo bộ, không có quyền lựa chọn.

Ví dụ “combo” sách lớp 1 gồm 19 cuốn, do Công ty Cổ phần sách và thiết bị trường học Hà Nội phát hành, có giá là 305.000 đồng. Trong danh mục phát đến tay phụ huynh không hề chú thích đâu là SGK (bắt buộc phải mua), đâu là sách bổ trợ, sách tham khảo (không bắt buộc).

Tương tự, sách lớp 2, 3, 4, 5 cũng được đóng sẵn như vậy và phụ huynh cũng không được giải thích đâu là SGK, đâu là sách tham khảo.

Cũng tại trường này, phụ huynh phải mua thêm bộ hình khối môn Toán của Cty Cổ phần thương mại EPE, bộ đồ dùng Toán - tiếng Việt cũng của công ty này với giá vài trăm nghìn đồng nữa. Những đồ dùng này, cộng thêm vở viết cũng được bán kèm luôn với “combo” sách, khiến phụ huynh phải bỏ ra số tiền gần 1 triệu đồng.

Trong danh mục sách lớp 1 phụ huynh nhận từ giáo viên của Trường Tiểu học Tây Sơn (Hà Nội) không hề giải thích đâu là sách giáo khoa, đâu là sách bổ trợ, sách tham khảo.

Sau những bài viết phản ánh về sự việc, Báo Lao Động nhận được phản hồi của Trường Tiểu học Tây Sơn và Công ty Cổ phần sách và thiết bị trường học Hà Nội. Trong câu trả lời của các đơn vị này chưa rõ ai là tác giả của những combo SGK "nhập nhèm" với sách tham khảo, sách bổ trợ. Thậm chí có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các bên.

Theo bà Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), nhà trường chỉ cho các đơn vị phát hành “mượn địa điểm”. Còn việc mua bán sách, đồ dùng học tập được thực hiện giữa đơn vị phát hành và phụ huynh, trường không liên quan.

“Thực hiện công văn 2093/SGDĐT- VP ngày 2.7.2020 của Sở GDĐT Hà Nội về việc phát hành SGK lớp 1 phục vụ năm học mới 2020 -2021, để tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh có thể mua sách cho con em, nhà trường đã phối hợp cùng đơn vị cung ứng là Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Hà Nội (Habook) lựa chọn phương thức phát hành sách giáo khoa phù hợp, đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời, đồng bộ, chất lượng, đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu của giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh. Nhà trường chỉ cho mượn địa điểm phát hành”- bà Nguyễn Phương Hoa cho biết.

Với các khối lớp khác, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Sơn cho rằng nhà trường thực hiện theo Công văn 1515/SGDĐT- VP ngày 18.5.2020 của Sở GDĐT Hà Nội. Nhà trường đã phối hợp cùng đơn vị cung ứng là Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Hà Nội để tổ chức đăng ký đặt mua theo nhu cầu trên tinh thần tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh.

Một lần nữa, bà Hoa khẳng định nhà trường chỉ cho mượn địa điểm phát hành, không liên quan đến những “combo” SGK nhập nhèm với sách bổ trợ, sách tham khảo, đồ dùng học tập mà phụ huynh phản ánh.

Đùn đẩy trách nhiệm

Để tìm “ai là tác giả của những combo SGK nhập nhèm với sách tham khảo, sách bổ trợ?”, phóng viên tiếp tục liên hệ với Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Hà Nội (đơn vị được nêu đích danh trong các văn bản mà Sở GDĐT Hà Nội gửi tới các Phòng GDĐT, trường học về việc phát hành SGK và các sản phẩm giáo dục).

Ông Vũ Xuân Dương - Phó Tổng Giám đốc Công ty – cho biết, hằng năm, đơn vị đều có công văn gửi các Phòng GDĐT ở quận, huyện, các trường học về việc phát hành sách và các sản phẩm giáo dục phục vụ năm học mới. Lý do thực hiện việc này là vì phòng tránh việc mua phải sách in lậu, sách không rõ nguồn gốc.

Khi gửi công văn, đơn vị thường gửi kèm các danh mục SGK, sách bổ trợ để phụ huynh lựa chọn.

Trả lời câu hỏi “Khi phát hành sách, đồ dùng học tập xuống trường học, đơn vị có cung cấp thông tin cho phụ huynh đâu là sách bắt buộc phải mua, đâu chỉ là sách bổ trợ, sách tham khảo hay không?”, ông Dương cho biết, đơn vị phát hành chỉ làm việc với trường, cung cấp danh mục cho nhà trường.

Việc giải thích, thông tin cho phụ huynh thuộc trách nhiệm của nhà trường, còn bên phát hành có trách nhiệm cung cấp đủ đầu sách như trường đã đăng ký.

Trong khi phụ huynh nói họ không được lựa chọn từng đầu sách để mua, mà phải mua theo “combo” đóng gói sẵn, thì nhà trường và đơn vị phát hành "đá" trách nhiệm cho nhau.

Không ai nhận trách nhiệm và đến nay không biết ai là tác giả của những “combo” sách nhập nhèm được phát hành vào các trường học. Trong khi đó, sự thật là phụ huynh đã phải mua những “combo” sách, vở lên đến vài chục cuốn và chịu thiệt hại túi tiền.

Đặng Chung - Duy Thiên
TIN LIÊN QUAN

Cấm mọi hình thức đưa sách tham khảo vào trường học để “ngăn” lợi ích nhóm

Bích Hà - Duy Thiên |

Trước thực trạng “nhập nhèm” giữa sách giáo khoa (SGK) và sách tham khảo, đẩy gánh nặng về phía phụ huynh, nhiều ý kiến đề xuất Bộ GDĐT cần cấm tất cả các loại sách tham khảo ở bậc tiểu học, cấm mọi hình thức đưa sách tham khảo vào trường học.

Cấm sách tham khảo ngay và luôn, trả lại tiền mua sách cho phụ huynh

Bằng Linh |

“Tiểu học không nên có sách tham khảo, các cháu bé như thế cần tham khảo cái gì đâu” đó là quan điểm của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết. Tiểu học, nhất là lớp 1 thì cần gì phải tham khảo, ấy thế nhưng nhiều phụ huynh vẫn phải “cắn răng” mua rất nhiều loại sách.

Trường học trở thành “đại lý” sách giáo khoa, đồng phục

Đặng Chung |

Học sinh lớp 1 phải “cõng” 23 đầu sách, nhập nhèm sách giáo khoa và sách tham khảo, vấn nạn lạm thu... là những câu chuyện thu hút sự chú ý và bức xúc của dư luận vào đầu năm học mới. Một trong những nguyên cớ của trình trạng này, phải kể đến việc các trường học, ngoài vai trò giáo dục học sinh đang trở thành “kênh phân phối” từ sách, vở, quần áo, đồ dùng... của các nhà sản xuất. Đằng sau câu chuyện này là góc khuất của những khoản “hoa hồng” trong trường học.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Cấm mọi hình thức đưa sách tham khảo vào trường học để “ngăn” lợi ích nhóm

Bích Hà - Duy Thiên |

Trước thực trạng “nhập nhèm” giữa sách giáo khoa (SGK) và sách tham khảo, đẩy gánh nặng về phía phụ huynh, nhiều ý kiến đề xuất Bộ GDĐT cần cấm tất cả các loại sách tham khảo ở bậc tiểu học, cấm mọi hình thức đưa sách tham khảo vào trường học.

Cấm sách tham khảo ngay và luôn, trả lại tiền mua sách cho phụ huynh

Bằng Linh |

“Tiểu học không nên có sách tham khảo, các cháu bé như thế cần tham khảo cái gì đâu” đó là quan điểm của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết. Tiểu học, nhất là lớp 1 thì cần gì phải tham khảo, ấy thế nhưng nhiều phụ huynh vẫn phải “cắn răng” mua rất nhiều loại sách.

Trường học trở thành “đại lý” sách giáo khoa, đồng phục

Đặng Chung |

Học sinh lớp 1 phải “cõng” 23 đầu sách, nhập nhèm sách giáo khoa và sách tham khảo, vấn nạn lạm thu... là những câu chuyện thu hút sự chú ý và bức xúc của dư luận vào đầu năm học mới. Một trong những nguyên cớ của trình trạng này, phải kể đến việc các trường học, ngoài vai trò giáo dục học sinh đang trở thành “kênh phân phối” từ sách, vở, quần áo, đồ dùng... của các nhà sản xuất. Đằng sau câu chuyện này là góc khuất của những khoản “hoa hồng” trong trường học.