Chữ VN song song 4.0: Xin đừng bàn đến nữa

Đặng Chung |

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết hiện nay Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương thay đổi chữ viết tiếng Việt. Có chuyên gia còn cho rằng, vấn đề "cải cách quốc ngữ" này không cần bàn đến nữa.

Hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình vừa ra mắt kiểu chữ viết mới, đặt tên "Chữ VN song song 4.0" và mới được cấp bản quyền từ Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch).

"Chữ VN song song 4.0" là chữ không dấu, có thể sử dụng ở bất kỳ điện thoại hay máy tính nào mà không cần bộ gõ tiếng Việt. Chỉ sử dụng 26 chữ cái Latin, trong đó dùng 18 chữ cái Latin để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ.

Ngay sau khi thông tin "Chữ VN song song 4.0" được cấp bản quyền đăng tải trên mạng xã hội đã nổ ra cuộc tranh luận gay gắt. Không ít những lời chỉ trích nặng nề dành cho tác giả công trình. Nhiều người cho rằng bộ chữ thiếu tính thực tế, thừa thãi và thậm chí rắc rối vì có quá nhiều quy tắc.

Cũng có một số ý kiến cho rằng quyền sáng tạo và đăng ký bản quyền tác giả là quyền của tất cả mọi người và cần được tôn trọng. Còn việc công trình có ứng dụng được trong thực tế hay không là chuyện khác, không thể chỉ vì công trình được đăng ký bản quyền mà dư luận quay sang chỉ trích các tác giả.

Trao đổi với Lao Động, ông Bùi Nguyên Hùng - Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cho biết, Theo Điều 6 Luật Sở Hữu Trí tuệ, mọi cá nhân tổ chức nếu có công trình nghiên cứu thì được quyền nộp hồ sơ để đăng ký bản quyền.

Nếu các tác giả có cam kết đây là công trình của họ, không sao chép của người khác thì sẽ được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận bản quyền. Việc này thể hiện sự tôn trọng và khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức phát huy sức sáng tạo. Còn việc công trình có đi vào thực tế được hay không là cả một quá trình.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phát đi thông cáo nêu quan điểm về công trình của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình liệu có được sử dụng trong thực tiễn hay không.

Thông cáo nêu rõ: “Gần đây, trên một số báo điện tử và mạng xã hội có đưa tin và bàn luận về “Tác phẩm Chữ VN song song 4.0” của tác giả Trần Tư Bình và Kiều Trường Lâm. Hiện nay Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương thay đổi chữ viết tiếng Việt”.

Với thông báo này có thể khẳng định, thời điểm này không có chuyện chữ cải cách của hai tác giả trên có thể thay thế chữ viết tiếng Việt hiện tại. Vì vậy, người dân không nên hoang mang.

GS-TS Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cũng nêu quan điểm về "Chữ VN song song 4.0". Ông cho rằng từ nay xin đừng bàn đến cải cách chữ Quốc ngữ nữa, có chăng thì bàn về chuẩn chính tả, một việc rất cần thiết trong giai đoạn 4.0.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Chính phủ ban hành quy định mới về viết hoa trong tiếng Việt

HUYÊN NGUYỄN |

Nghị định 30/2020/ NĐ-CP về công tác văn thư chính thức có hiệu lực từ ngày 5.3.2020 đã có những quy định chi tiết về viết hoa trong các văn bản hành chính. Nghị định mới này có nhiều quy định viết hoa khác với Thông tư số 01/2011/TT-BNV trước đây.

Người Việt đã góp phần vào việc hình thành chữ Quốc ngữ như thế nào?

Hoàng Văn Minh |

Việc hình thành chữ Quốc ngữ thời kỳ đầu, ngoài hai “ông tổ” là giáo sĩ thuộc Dòng Tên Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes, còn có sự đóng góp rất lớn của nhiều người Việt. Đáng tiếc là công lao của người Việt chỉ được lịch sử nhắc nhớ mờ nhạt, điểm xuyết.

Đà Nẵng sẽ đặt tên đường "ông tổ" chữ Quốc ngữ khi điều kiện chín muồi

Hoàng Văn Minh |

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng sẽ xem xét việc đặt tên đường 2 "ông tổ" chữ Quốc ngữ là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina khi điều kiện chín muồi

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Chính phủ ban hành quy định mới về viết hoa trong tiếng Việt

HUYÊN NGUYỄN |

Nghị định 30/2020/ NĐ-CP về công tác văn thư chính thức có hiệu lực từ ngày 5.3.2020 đã có những quy định chi tiết về viết hoa trong các văn bản hành chính. Nghị định mới này có nhiều quy định viết hoa khác với Thông tư số 01/2011/TT-BNV trước đây.

Người Việt đã góp phần vào việc hình thành chữ Quốc ngữ như thế nào?

Hoàng Văn Minh |

Việc hình thành chữ Quốc ngữ thời kỳ đầu, ngoài hai “ông tổ” là giáo sĩ thuộc Dòng Tên Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes, còn có sự đóng góp rất lớn của nhiều người Việt. Đáng tiếc là công lao của người Việt chỉ được lịch sử nhắc nhớ mờ nhạt, điểm xuyết.

Đà Nẵng sẽ đặt tên đường "ông tổ" chữ Quốc ngữ khi điều kiện chín muồi

Hoàng Văn Minh |

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng sẽ xem xét việc đặt tên đường 2 "ông tổ" chữ Quốc ngữ là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina khi điều kiện chín muồi