Chủ tịch Hội đồng Thẩm định SGK Tiếng Việt 1: "Tôi đồng ý với nhóm tác giả"

Thiều Trang |

"Hội đồng Thẩm định thông qua có nghĩa là đã chấp nhận, hội đồng đã trình lên Bộ trưởng. Bộ trưởng ký quyết định phê duyệt cũng có nghĩa là Bộ trưởng chấp nhận" - đó là ý kiến của GS.TS Mai Ngọc Chừ về những phản ánh sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ P.

Trao đổi với Lao Động về thông tin dư luận phản ánh sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" (bộ Kết nối) không dạy chữ P, GS.TS Mai Ngọc Chừ - Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1 - cho biết, PGS Bùi Mạnh Hùng đã thay mặt nhóm tác giả trả lời. Đó cũng chính là câu trả lời chính thức của nhóm tác giả. 

"Tôi hoàn toàn đồng ý với nhóm tác giả và nhà xuất bản. Đó là đơn vị được phép trả lời" - GS Chừ nói.

Theo Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1, mỗi người có một cách nhìn. Tuy nhiên, phải là một nhà ngôn ngữ học, biết về ngữ âm học, nếu không sẽ không thể phân biệt giữa âm và chữ.

"Vì vậy, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thẩm định, tôi không có ý kiến gì vì tất cả ý kiến của hội đồng đã được ghi vào biên bản, trình trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Bộ trưởng đã ký.

Hội đồng thẩm định đã thông qua có nghĩa là chấp nhận, Hội đồng đã trình lên Bộ trưởng. Bộ trưởng đã ký cũng có nghĩa Bộ trưởng chấp nhận" - GS Mai Ngọc Chừ khẳng định.

GS.TS Mai Ngọc Chừ - Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1. Ảnh: KT
GS.TS Mai Ngọc Chừ - Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1. Ảnh: KT

Trước đó, thầy Đào Quốc Vịnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) - đã đề nghị Bộ GDĐT và các cơ quan hữu trách cần vào cuộc yêu cầu Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cần bổ sung ngay việc dạy chữ P và đưa nó trở lại mục lục của cuốn sách ngang bằng với các chữ cái khác trong bộ chữ cái tiếng Việt đã được pháp luật quy định.

Trước thông tin này, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối - khẳng định, bảng chữ cái trong SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ GDĐT (trang 12, tập một).

PGS Hùng cũng nhấn mạnh, Tiếng Việt 1, bộ Kết nối có dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ) (ghi bằng chữ P).

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng khẳng định, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ GDĐT. Ảnh: NVCC
Một trang trong SGK tiếng Việt bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Trước phản hồi của Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối, thầy Đào Quốc Vịnh cho rằng: "Tác giả cuốn sách đang không phân biệt được âm pờ và chữ P. Ở mấy trang đầu sách có bảng chữ cái thật. Nhưng đưa bảng chữ cái mà không dạy âm pờ và chữ P thì đó không phải là nội dung dạy học", đồng thời khẳng định, tác giả SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối không phân biệt được phụ âm đầu pờ và phụ âm cuối pờ. Đây là hai âm vị hoàn toàn khác nhau.

Hiện tại, phía Bộ GDĐT vẫn chưa chính thức lên tiếng về sự việc trên.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

"Ngỡ ngàng vì tác giả SGK Tiếng Việt 1 không phân biệt được âm pờ và chữ P”

Thiều Trang |

"Tổng chủ biên cho rằng, trong Tiếng Việt âm P (pờ) có thể xuất hiện ở đầu hoặc cuối âm tiết, sách của họ đã dạy âm pờ ở cuối âm tiết. Lập luận này của những chuyên gia biên soạn sách giáo khoa thực sự làm tôi ngỡ ngàng vì lỗ hổng trong kiến thức về ngôn ngữ học. Họ đã không phân biệt được phụ âm đầu (pờ) và phụ âm cuối (pờ). Đây là hai âm vị hoàn toàn khác nhau" - thầy Đào Quốc Vịnh khẳng định.

Tổng chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 1 lên tiếng sau phản ánh "không dạy chữ P"

Thiều Trang |

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Tổng chủ biên kiêm Chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống khẳng định, Tiếng Việt 1 có dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ). Theo đó, tất cả đều dạy theo cách quen thuộc với giáo viên trên cả nước trong nhiều năm qua.

Tranh cãi xưng hô, "đẹp vãi đạn" và chuyện tiếng Việt gây hoang mang

Mi Lan |

Trên hành trình phát triển, tồn tại và bị vây bủa bởi nhiều lần tranh cãi, tiếng Việt đã có dòng chảy của riêng mình, với nhiều biến thiên và cả “nổi loạn”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

"Ngỡ ngàng vì tác giả SGK Tiếng Việt 1 không phân biệt được âm pờ và chữ P”

Thiều Trang |

"Tổng chủ biên cho rằng, trong Tiếng Việt âm P (pờ) có thể xuất hiện ở đầu hoặc cuối âm tiết, sách của họ đã dạy âm pờ ở cuối âm tiết. Lập luận này của những chuyên gia biên soạn sách giáo khoa thực sự làm tôi ngỡ ngàng vì lỗ hổng trong kiến thức về ngôn ngữ học. Họ đã không phân biệt được phụ âm đầu (pờ) và phụ âm cuối (pờ). Đây là hai âm vị hoàn toàn khác nhau" - thầy Đào Quốc Vịnh khẳng định.

Tổng chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 1 lên tiếng sau phản ánh "không dạy chữ P"

Thiều Trang |

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Tổng chủ biên kiêm Chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống khẳng định, Tiếng Việt 1 có dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ). Theo đó, tất cả đều dạy theo cách quen thuộc với giáo viên trên cả nước trong nhiều năm qua.

Tranh cãi xưng hô, "đẹp vãi đạn" và chuyện tiếng Việt gây hoang mang

Mi Lan |

Trên hành trình phát triển, tồn tại và bị vây bủa bởi nhiều lần tranh cãi, tiếng Việt đã có dòng chảy của riêng mình, với nhiều biến thiên và cả “nổi loạn”.