Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK được trả 200.000đ/buổi đi thẩm định

Bích Hà |

Theo dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông Bộ Tài chính đang lấy ý kiến, mỗi buổi thẩm định sách giáo khoa, Chủ tịch Hội đồng sẽ được trả 200.000 đồng.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Thông tư này hướng dẫn việc quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thực hiện theo quy định tại Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27.3.2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Nguồn kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề thuộc ngân sách trung ương) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Dự thảo nêu rõ về nội dung và mức chi thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông gồm:

Chi tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa: Chi thuê hội trường, phòng họp, trang thiết bị phục vụ cho các cuộc họp thẩm định (nếu có), bao gồm thuê thiết bị công nghệ thông tin, máy chiếu, thuê đường truyền, các chi phí trực tiếp khác có liên quan; chi khác phục vụ trực tiếp họp Hội đồng thẩm định (điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, chuyển phát tài liệu đến thành viên của Hội đồng và các khoản chi trực tiếp khác): theo thực tế phát sinh.

Các khoản chi phí thực tế nêu trên khi thanh toán phải có đầy đủ chứng từ, hoá đơn theo quy định.

Các khoản chi cho thành viên Hội đồng thẩm định: Chi tiền công đọc thẩm định tài liệu trước phiên họp: tối đa 35.000 đồng/tiết/người; Chi thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ.

Chi phụ cấp tiền ăn: Tuỳ theo địa điểm, thời gian tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức họp thẩm định quyết định chi phụ cấp tiền ăn cho thành viên Hội đồng thẩm định phù hợp với mức chi phụ cấp lưu trú được quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC và văn bản của Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Chi tiền công họp thẩm định: Chủ tịch Hội đồng thẩm định tối đa 200.000 đồng/người/buổi; Phó Chủ tịch, ủy viên, thư ký Hội đồng thẩm định: Tối đa 150.000 đồng/người/buổi.

Mức chi quy định nêu trên áp dụng đối với thành viên Hội đồng thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước hết hiệu lực thi hành khi văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp có hiệu lực thi hành.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội tiếp tục giám sát việc biên soạn, thẩm định sách giáo khoa

Chung Vương Hà |

Quốc hội yêu cầu Chính phủ đẩy mạnh việc đầu tư, xã hội hóa giáo dục - đào tạo. Tăng cường kiểm soát chất lượng, hiệu quả biên soạn, thẩm định sách giáo khoa; bảo đảm điều kiện về đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Nhiều điều chỉnh quan trọng trong thẩm định sách giáo khoa để tránh "sạn"

Duy Thiên - Bích Hà |

Theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, sau sách giáo khoa lớp 1, trong 4 năm tới sẽ có 11/12 bộ sách giáo khoa nữa phải hoàn thành. Để tránh “sạn” như đã xảy ra với sách lớp 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều điều chỉnh, đặc biệt trong khâu thẩm định sách giáo khoa.

Siết quy trình thẩm định, kiểm soát việc thực nghiệm

Đặng Chung - Duy Thiên |

Những ngày qua, khi dư luận phản ánh về việc sách giáo khoa (SGK) có nhiều sạn, một trong những bất cập được chỉ ra là thời gian thực nghiệm sách ngắn; trong quá trình thẩm định, các bản thảo không được công khai để lấy ý kiến góp ý của chuyên gia, phụ huynh và đông đảo giáo viên. Rút kinh nghiệm từ điều này, đối với SGK lớp 2 và các lớp tiếp theo, Bộ GDĐT sẽ kiểm soát chặt việc thực nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi với các bản mẫu SGK trước khi ban hành.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Quốc hội tiếp tục giám sát việc biên soạn, thẩm định sách giáo khoa

Chung Vương Hà |

Quốc hội yêu cầu Chính phủ đẩy mạnh việc đầu tư, xã hội hóa giáo dục - đào tạo. Tăng cường kiểm soát chất lượng, hiệu quả biên soạn, thẩm định sách giáo khoa; bảo đảm điều kiện về đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Nhiều điều chỉnh quan trọng trong thẩm định sách giáo khoa để tránh "sạn"

Duy Thiên - Bích Hà |

Theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, sau sách giáo khoa lớp 1, trong 4 năm tới sẽ có 11/12 bộ sách giáo khoa nữa phải hoàn thành. Để tránh “sạn” như đã xảy ra với sách lớp 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều điều chỉnh, đặc biệt trong khâu thẩm định sách giáo khoa.

Siết quy trình thẩm định, kiểm soát việc thực nghiệm

Đặng Chung - Duy Thiên |

Những ngày qua, khi dư luận phản ánh về việc sách giáo khoa (SGK) có nhiều sạn, một trong những bất cập được chỉ ra là thời gian thực nghiệm sách ngắn; trong quá trình thẩm định, các bản thảo không được công khai để lấy ý kiến góp ý của chuyên gia, phụ huynh và đông đảo giáo viên. Rút kinh nghiệm từ điều này, đối với SGK lớp 2 và các lớp tiếp theo, Bộ GDĐT sẽ kiểm soát chặt việc thực nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi với các bản mẫu SGK trước khi ban hành.