Chông chênh quãng đường đại học y dược của nam sinh nghèo

TẠ QUANG - YẾN PHƯƠNG |

Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng với nỗ lực vượt bậc, nam sinh Trần Quốc Khánh (TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đã thi đậu vào Trường Đại học Y Dược Cần Thơ với số điểm nằm trong top sinh viên điểm cao của trường. Nhưng chặng đường phía trước của Khánh còn rất nhiều khó khăn để em tiếp tục thực hiện ước mơ của mình.

Lấy khốn khó làm động lực

Sinh ra trong một gia đình không mấy trọn vẹn, em Trần Quốc Khánh (TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) thiếu vắng tình thương của cha khi chỉ mới học hết mẫu giáo. Từ đó, mọi gánh nặng trong gia đình là mẹ lo hết. Hai mẹ con nương tựa nhau, sống nhờ trong căn nhà nhỏ trên miếng đất của ông bà ngoại.

 
Em Trần Quốc Khánh (TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) cùng người mẹ thân thương. Ảnh: NVCC.

Khánh kể lại, hàng ngày em với mẹ bán hàng rong để kiếm sống. Ban đầu bán ở bến xe Bạc Liêu, nhưng sau bị đuổi nên xin bán nhờ ở khoảng đất trống kế bên quán hủ tiếu, rồi có người thương tình đã đóng cho hai mẹ con một chiếc xe ba gác để đẩy đồ đi bán.

Bất kể mưa hay nắng, sáng nào, Khánh cũng thức sớm phụ mẹ xếp đồ vào rồi đẩy xe ra góc đường bán, tới trưa lại phụ mẹ dọn đồ về. Trên xe chỉ có vài chục trứng gà, trứng vịt, mấy mớ rau vườn, vài nải chuối xiêm, mấy trái mướp, đu đủ,... ấy vậy mà đã cưu mang gia đình nhỏ này suốt mười mấy năm qua.

Ý thức được hoàn cảnh gia đình khó khăn, thấu hiểu sự hy sinh vất vả thầm lặng của mẹ, Khánh đã cố gắng học tập, suốt 12 năm đèn sách luôn đạt thành tích xuất sắc toàn diện, nằm trong tốp đầu của lớp, của trường. Điểm trung bình 3 năm THPT của em là 9,2 điểm; là học sinh chuyên Anh và từng đoạt giải Khuyến khích học sinh giỏi môn Lịch Sử cấp tỉnh.

Căn nhà ở nhờ của mẹ con Trần Quốc Khánh (TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Ảnh: NVCC.
Căn nhà ở nhờ của mẹ con Trần Quốc Khánh (TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Ảnh: NVCC.

Đặc biệt, với nỗ lực vượt bậc, Khánh đã thi đậu vào đại học với số điểm nằm trong top sinh viên điểm cao (25,65 điểm), trở thành tân sinh viên ngành Dược Học - K48, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

“Niềm vui là vậy, nhưng ngày em đậu đại học cũng là bắt đầu những nỗi lo lớn của em và mẹ. Trong khi bạn bè mở tiệc ăn mừng vì đã chạm tay tới ước mơ, riêng em chỉ biết thu mình lại một góc mà đắn đo xem có nên học tiếp hay dừng lại, bởi chặng đường phía trước còn lắm khó khăn, khoản học phí là số tiền vượt khả năng của gia đình em…”, Khánh chia sẻ.

Điểm tựa nào cho em?

Dù đã chạm tay tới ước mơ nơi giảng đường đại học, nhưng khoản học phí cho ngành học của em khá cao, tổng năm nhất hết 44 triệu đồng, gồm 2 học kỳ chính và 1 học kỳ quân sự; riêng học phí của học kì I là hơn 17 triệu đồng.

 
Trần Quốc Khánh với chiếc áo blouse trắng đến trường. Ảnh: Yến Phương.

Khánh chia sẻ, để cho em có thể bước tiếp đoạn đường đại học, mẹ đã phải lấy những món đồ quý dành dụm từ lâu mang đi cầm, rồi vay mượn thêm của người thân và nhờ sự giúp đỡ của mạnh thường quân mới đủ tiền để đóng học phí cho học kỳ đầu của em.

“Từ ngày em vào đại học, mọi chi phí tăng lên, ngoài gắn bó với xe hàng rong mẹ em đã phải lấy thêm vé số về bán để đỡ đần phần nào.

Các cô chú dưới quê cũng thương tình nên thường mua ủng hộ mẹ. Cuối tuần nào rảnh, em cũng tranh thủ về quê phụ mẹ vừa bán hàng vừa bán vé số”, Khánh nói.

Bà Nguyễn Hồng Nhẫn (mẹ của Trần Quốc Khánh) thổ lộ, khi biết tin con mình đậu đại học, bà mừng lắm. Nhưng thấy con cứ lo lắng quá, bà cũng phải an ủi và khuyên con nhiều, ráng học thành tài để sau này ra trường giúp đỡ ngược lại những người có hoàn cảnh khó khăn như mình bây giờ, bởi cứ lo lắng hoài thì sẽ ốm yếu không có sức để học.

Thầy Nguyễn Phục Hưng (Trưởng Bộ môn Quản lý Dược – Khoa Dược – Trường Đại học Y Dược Cần Thơ) hỗ trợ
Thầy Nguyễn Phục Hưng hỗ trợ Trần Quốc Khánh trong việc học tập. Ảnh: Yến Phương.

Theo thầy Nguyễn Phục Hưng (Trưởng Bộ môn Quản lý Dược – Khoa Dược – Trường Đại học Y Dược Cần Thơ), quá trình nỗ lực và ý chí vươn lên của Khánh đã làm cho các thầy cô, bạn bè phải xót xa và đồng cảm. Đây cũng chính là tấm gương cho các bạn học sinh, sinh viên ở vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn cố gắng học tập noi theo. Để đồng hành cùng em trong giai đoạn khó khăn này, những gì có thể làm trong khả năng thầy sẽ hỗ trợ và giúp đỡ em hết mình.

Chặng đường phía trước còn lắm chông chênh, dù rằng Khánh đã lên kế hoạch sống tiết kiệm, mượn tài liệu từ các anh chị khóa trên, săn học bổng, đi làm thêm… để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống, nhưng với tình cảnh này chẳng biết Khánh sẽ “trụ” được đến bao lâu trên hành trình thực hiện ước mơ của mình.

TẠ QUANG - YẾN PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Mẹ bán hàng rong, con vào đại học y dược và những khó khăn chồng chất

YẾN PHƯƠNG |

Thiếu tình thương của cha từ nhỏ, hai mẹ con em Trần Quốc Khánh (TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) sống nương nhờ trong căn nhà nhỏ trên mảnh đất của ông bà ngoại và bán hàng rong để kiếm sống. Dù vậy, nhưng với nỗ lực vượt bậc, Khánh đã thi đậu vào Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Nhưng tất cả chỉ mới bắt đầu, chặng đường phía trước của Khánh còn rất nhiều khó khăn để tiếp em tục thực hiện ước mơ của mình.

Đôi chân biết viết chữ của cậu học trò bị ba mẹ bỏ rơi từ nhỏ ở Cần Thơ

TẠ QUANG - YẾN PHƯƠNG |

Từng nét chữ nắn nót, gọn gàng, ngay ngắn trên những trang vở sạch đẹp, không lấm lem, không tẩy xoá; ít ai biết được đó là những dòng chữ viết ra từ đôi chân khuyết tật của cậu học trò kém may mắn - Nguyễn Minh Trung, học sinh lớp 10C11, trường THPT Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.

Ước mơ và nghị lực của cậu học sinh “chim cánh cụt” ở khu nghĩa địa

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Từ khi sinh ra, em Phan Quốc Thuận (sinh năm 2005, ở xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) bẩm sinh đã bị cụt đôi chân và một phần cánh tay phải. Dù cơ thể khiếm khuyết và hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng bằng nghị lực bản thân và sự yêu thương của cha mẹ, Thuận đã nỗ lực học tập đạt thành tích tốt nhiều năm liền. Tinh thần hiếu học, cùng với nghị lực vươn lên và sự hoạt bát, hòa đồng của Thuận đã làm cho thầy cô, bạn bè quý mến.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Mẹ bán hàng rong, con vào đại học y dược và những khó khăn chồng chất

YẾN PHƯƠNG |

Thiếu tình thương của cha từ nhỏ, hai mẹ con em Trần Quốc Khánh (TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) sống nương nhờ trong căn nhà nhỏ trên mảnh đất của ông bà ngoại và bán hàng rong để kiếm sống. Dù vậy, nhưng với nỗ lực vượt bậc, Khánh đã thi đậu vào Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Nhưng tất cả chỉ mới bắt đầu, chặng đường phía trước của Khánh còn rất nhiều khó khăn để tiếp em tục thực hiện ước mơ của mình.

Đôi chân biết viết chữ của cậu học trò bị ba mẹ bỏ rơi từ nhỏ ở Cần Thơ

TẠ QUANG - YẾN PHƯƠNG |

Từng nét chữ nắn nót, gọn gàng, ngay ngắn trên những trang vở sạch đẹp, không lấm lem, không tẩy xoá; ít ai biết được đó là những dòng chữ viết ra từ đôi chân khuyết tật của cậu học trò kém may mắn - Nguyễn Minh Trung, học sinh lớp 10C11, trường THPT Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.

Ước mơ và nghị lực của cậu học sinh “chim cánh cụt” ở khu nghĩa địa

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Từ khi sinh ra, em Phan Quốc Thuận (sinh năm 2005, ở xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) bẩm sinh đã bị cụt đôi chân và một phần cánh tay phải. Dù cơ thể khiếm khuyết và hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng bằng nghị lực bản thân và sự yêu thương của cha mẹ, Thuận đã nỗ lực học tập đạt thành tích tốt nhiều năm liền. Tinh thần hiếu học, cùng với nghị lực vươn lên và sự hoạt bát, hòa đồng của Thuận đã làm cho thầy cô, bạn bè quý mến.