Chọn ngành "thời thượng", nhưng rồi vẫn thất nghiệp

HUYÊN NGUYỄN |

Lựa chọn những ngành “thời thượng” nhưng vẫn dư thừa lao động hay chọn ngành yêu thích và xác định được ngành nghề nhưng lại e ngại khó tìm được việc làm vì đầu ra dư thừa… là những vấn đề đang được nhiều học sinh quan tâm. Các chuyên gia của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra nhiều lời tư vấn về vấn đề trên.

Hỏi: Em phải làm sao hiện nay khi muốn có việc làm phải chạy tiền?

Đáp: Đâu đó vẫn có những tin đồn về chuyện "chạy việc" nhưng đó không phải là cách làm phổ biến nên làm theo. Các em chỉ có thể thành công nếu biết chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và ngành nghề xã hội đang thực sự cần. Việc chạy theo những ngành "thời thượng" nhưng đang dư thừa lao động là sự lựa chọn sai lầm.

Hỏi: Em nên làm gì khi yêu thích và xác định được ngành nghề nhưng lại e ngại khó tìm được việc làm vì đầu ra dư thừa?

Đáp: Đúng là thực tế gần đây những ngành như quản trị kinh doanh, thương mại, ngân hàng, tài chính... vốn là những cái tên khá “hot”, được thí sinh lựa chọn lại đang được cảnh báo dư thừa nhân lực.

Thầy không khuyên các em bỏ qua những ngành nghề như vậy nếu bản thân thật sự yêu thích nhưng thầy khẳng định rằng, càng là ngành nghề “hot” thì độ sàng lọc càng cao. Các em chỉ nên chọn những ngành nghề đó khi bạn có năng lực, đam mê thực sự thì sẽ không lo ra trường không có việc làm.

Hỏi: Tại sao tỉ lệ tốt nghiệp đại học ra vẫn thất nghiệp nhiều?

Đáp: Đúng vậy. Hiện nay, nếu nói về thị trường lao động, những lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu, quản lí lại tuyển dụng rất ít. Những người ở trình độ chuyên viên hành chính thì rất ít, trong khi người làm trực tiếp lại tuyển dụng rất nhiều.

Chính vì vậy mà thực tế học sinh chọn trường nghề, cao đẳng nghề thường thấp hơn. Đây cũng chính là lí do mà tỉ lệ đại học ra trường thất nghiệp khá cao, do chưa có sự lựa chọn đúng ngành nghề đáp ứng sở thích, đam mê, phù hợp và thể hiện tốt về năng lực với ngành đã học nên chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.

Hỏi: Nghề nghiệp mà em mơ ước không phải nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động thì phải chăng em nên từ bỏ mơ ước đó để đi theo đòi hỏi của thị trường?

Đáp: Nếu các em đã có ước mơ thì không nên dễ dàng từ bỏ nó. Ước mơ có thể giúp các em có động lực vượt qua nhiều trở ngại và giúp các em thành công hơn những công việc mà các em không yêu thích. Một công việc không phải là xu thế chung của thị trường nhưng vẫn có chỗ cho những người biết đam mê, nỗ lực.

Hỏi: Thưa thầy cô, vậy em nên làm gì khi có những ngành ở lĩnh vực hẹp phù hợp sở thích nhưng lại lo lắng về đầu ra?

Đáp: Nếu chọn lĩnh vực hẹp mà các em đã tìm hiểu kĩ cũng như có đam mê thực sự thì sau khi ra trường cơ hội việc làm rất cao. Ngành càng hẹp bao nhiêu, cơ hội xin việc làm càng dễ bấy nhiêu bởi vì khó có người có thể đáp ứng thay chúng ta.

Ngành càng rộng, nhiều người học ngành khác vẫn làm được vì thế cơ hội cạnh tranh việc làm sẽ lớn. Nếu các em tìm hiểu kĩ và có năng lực thật sự, đáp ứng yêu cầu của các chuyên ngành hẹp, hãy lựa chọn nó và học tập tốt thì ra trường sẽ có việc làm bình thường. Chỉ sợ một điều rằng, chúng ta chọn ngành hẹp mà không có sự am hiểu thì đó lại là điều cực kỳ nguy hiểm.

Hỏi: Theo thầy, chúng em có thể chọn nghề nghiệp từ những sở thích cá nhân như phim ảnh, ca nhạc, du lịch, thời trang... hay không?

Đáp: Các em nên dành thời gian và suy nghĩ khi chọn nghề nghiệp tương lai. Trong đó, quan trọng là đừng nhầm lẫn giữa đam mê với những thú vui cá nhân. Đầu tiên, các bạn phải gạt bỏ những sở thích liên quan đến sinh lí như thích ăn ngon, thích ngủ, thích xem phim hay chọn trường này vì có nhiều bạn gái xinh, chọn ngành công nghệ thông tin vì thích chơi điện tử....

Thực tế, khi đảm nhiệm công việc, mọi người sẽ phải gạt bỏ những cảm xúc cá nhân mà phải hướng tới giá trị công việc, đem lại lợi ích cho bản thân, xã hội. Những công việc được lựa chọn phải xuất phát từ những đam mê thực sự, đem lại giá trị cho cộng đồng thì khi theo đuổi bạn mới thấy được ý nghĩa của công việc, cảm thấy được niềm vui, sự hào hứng để bản thân luôn nỗ lực, theo đuổi.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Nhóm nghề nghiệp nào phù hợp với bạn?

HUYÊN NGUYỄN |

Bạn cần hiểu rõ mình sở thích của mình như thế nào và năng lực ở đâu để có lựa chọn đúng đắn với nghề nghiệp trong tương lai. Theo nhóm nghiên cứu Trần Thành Nam, Phạm Mạnh Hà, Hoàng Gia Trang, Nguyễn Phương Hồng Ngọc - Trường Đại học Giáo dục đã chỉ ra 6 nhóm chân dung công việc cần được chú ý.

Học sinh hạn chế chọn những ngành nghề nào sẽ mất đi trong tương lai?

HUYÊN NGUYỄN |

Ở trong những thập niên đầu tiên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sẽ có rất nhiều công việc truyền thống biến mất hoặc bị thay thế bởi máy móc. Đáng chú ý, nhiều nghề nghiệp như lập trình máy tính, nhân viên tín dụng... cũng có tỉ lệ biến mất cao.

Nguyên tắc không thể bỏ qua khi chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12

HUYÊN NGUYỄN |

PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục nhấn mạnh việc chọn sai nghề nghiệp dẫn đến năng lực bị thui chột, chán nản, mệt mỏi, không thành công.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nhóm nghề nghiệp nào phù hợp với bạn?

HUYÊN NGUYỄN |

Bạn cần hiểu rõ mình sở thích của mình như thế nào và năng lực ở đâu để có lựa chọn đúng đắn với nghề nghiệp trong tương lai. Theo nhóm nghiên cứu Trần Thành Nam, Phạm Mạnh Hà, Hoàng Gia Trang, Nguyễn Phương Hồng Ngọc - Trường Đại học Giáo dục đã chỉ ra 6 nhóm chân dung công việc cần được chú ý.

Học sinh hạn chế chọn những ngành nghề nào sẽ mất đi trong tương lai?

HUYÊN NGUYỄN |

Ở trong những thập niên đầu tiên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sẽ có rất nhiều công việc truyền thống biến mất hoặc bị thay thế bởi máy móc. Đáng chú ý, nhiều nghề nghiệp như lập trình máy tính, nhân viên tín dụng... cũng có tỉ lệ biến mất cao.

Nguyên tắc không thể bỏ qua khi chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12

HUYÊN NGUYỄN |

PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục nhấn mạnh việc chọn sai nghề nghiệp dẫn đến năng lực bị thui chột, chán nản, mệt mỏi, không thành công.