Chính thức bị “khai tử”, chứng chỉ ngoại ngữ A-B-C đã hoàn thành sứ mệnh

Đặng Chung - Trần Tuấn |

Sau 26 năm tồn tại, chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử và sẽ chính thức bị bãi bỏ bằng việc dừng kiểm tra và cấp từ ngày 15.1.2020.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ vừa ký ban hành Thông tư số 20/2019-BGDĐT bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ ngày 6.6.2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên.

Giải thích thêm về thông tư này, một đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo Thông tư số 20/2019, kể từ ngày 15.1.2020, các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ như: Đối tượng và điều kiện dự kiểm tra; Nội dung kiểm tra, thời lượng, yêu cầu của đề kiểm tra; Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ,… theo quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT sẽ không còn được áp dụng.

Điều này đồng nghĩa các trung tâm, cơ sở giáo dục sẽ phải dừng tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên (trình độ A, B, C) từ ngày 15.1.2020.

Còn các chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C đã cấp theo quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT vẫn có giá trị sử dụng.

Đồng thời, các khóa đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên đang triển khai thực hiện trước ngày 15.1.2020 sẽ tiếp tục được thực hiện đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ cho đến khi kết thúc.

Như vậy, sau 26 năm tồn tại, chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử.

Liên quan đến chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C, thời gian qua Báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh những gian lận trong việc thi cấp chứng chỉ này. Báo Lao Động cũng có kiến nghị đã đến lúc cần "khai tử" các loại chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C. Tồn tại 26 năm qua, hoạt động thi, cấp chứng chỉ loại này ngày càng bát nháo.

Theo tìm hiểu của Lao Động, chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C ra đời từ năm 1993 (Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30.1.1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình tiếng Anh thực hành A, B, C) dùng để đánh giá trình độ Anh ngữ của người học tiếng Anh tại Việt Nam.  Sau này, dù đã ban hành các quy định mới về đánh giá năng lực ngoại ngữ cho người Việt tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, nhưng loại chứng chỉ A, B, C vẫn được cho tồn tại.

Toàn cảnh phóng sự điều tra gian lận thi chứng chỉ, "giấy phép con hành giáo viên, ciên chức".

Trong quá trình thâm nhập điều tra, phóng viên chứng kiến câu chuyện “dở khóc dở cười” của những người đi thi lấy loại chứng chỉ A, B, C này. Đa phần họ là giáo viên, hoặc đối tượng chuẩn bị thi công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, viên chức.

Họ thừa nhận không biết và không có kiến thức về tiếng Anh, nhưng “cực chẳng đã” phải nộp tiền đi thi. Vì những tấm chứng chỉ này là “giấy thông hành” để viên chức, đạt các tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp, sau đó không biết dùng vào việc gì.

“Nếu bỏ các chứng chỉ khi thực hiện xét thăng hạng thì tốt quá, nhưng mãi mà người ta không bỏ”, “Tốt nhất là bỏ, không cần chứng chỉ ấy nữa”, “muốn xét thăng hạng, chúng tôi còn bao nhiêu tiêu chuẩn, phải đủ năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, phải nỗ lực không ngừng trong quá trình giảng dạy, đó mới là những tiêu chuẩn thực chất nhất chứ không phải mấy chứng chỉ học và thi cấp tốc kia”… đây là những tâm sự của viên chức, giáo viên về vấn đề văn bằng, chứng chỉ trong thi nâng ngạch, thăng hạng. Từ những mong muốn, nguyện vọng của giáo viên, chúng tôi thực hiện loạt bài về vấn đề này.

Và trên hành trình đó, mỗi ngày chúng tôi lại nhận được thêm sự ủng hộ của đội ngũ giáo viên, viên chức trên cả nước để cùng góp tiếng nói mạnh mẽ để có thể loại bỏ những chứng chỉ chỉ có tác dụng làm đẹp hồ sơ.

Đặng Chung - Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội yêu cầu Bộ Nội vụ rà soát quy định về chứng chỉ trong thăng hạng

Đặng Chung |

Với 446/447 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,34% tổng số đại biểu, chiều 27.11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV. Trong nghị quyết, Quốc hội đã giao nhiệm vụ cụ thể cho 4 "tư lệnh" được chất vấn trong kỳ họp này.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân kể tên 7 loại văn bằng, chứng chỉ cần có khi bổ nhiệm

Nhóm PV Lao Động |

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, vấn đề chứng chỉ không chỉ gây phiền hà trong việc thi nâng ngạch hoặc xét thăng hạng viên chức, mà quy trình bổ nhiệm cán bộ hiện nay cũng đòi hỏi đến 7 chứng chỉ, bằng cấp, điều kiện liên quan.

Nên “dẹp” những chứng chỉ làm đẹp hồ sơ

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Muốn thăng hạng, giữ hạng, hay nâng ngạch, giáo viên và viên chức trên cả nước buộc phải có những tấm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học hay chứng chỉ chức danh nghề nghiệp… Những tấm chứng chỉ này được người trong cuộc thừa nhận là không thực chất, hoặc có được bằng các “gói chống trượt”. Trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng đã đến lúc Bộ Nội vụ và các ngành liên quan phải ngồi lại, rà soát những quy định bất cập, “dẹp” những chứng chỉ chỉ có tác dụng làm đẹp hồ sơ.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Tuyển thủ Việt Nam dự Olympic 2024 đang nhận lương thế nào?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã có 11 tuyển thủ giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Lương, thu nhập của các gương mặt trọng điểm cũng là vấn đề nhận nhiều sự quan tâm.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Quốc hội yêu cầu Bộ Nội vụ rà soát quy định về chứng chỉ trong thăng hạng

Đặng Chung |

Với 446/447 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,34% tổng số đại biểu, chiều 27.11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV. Trong nghị quyết, Quốc hội đã giao nhiệm vụ cụ thể cho 4 "tư lệnh" được chất vấn trong kỳ họp này.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân kể tên 7 loại văn bằng, chứng chỉ cần có khi bổ nhiệm

Nhóm PV Lao Động |

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, vấn đề chứng chỉ không chỉ gây phiền hà trong việc thi nâng ngạch hoặc xét thăng hạng viên chức, mà quy trình bổ nhiệm cán bộ hiện nay cũng đòi hỏi đến 7 chứng chỉ, bằng cấp, điều kiện liên quan.

Nên “dẹp” những chứng chỉ làm đẹp hồ sơ

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Muốn thăng hạng, giữ hạng, hay nâng ngạch, giáo viên và viên chức trên cả nước buộc phải có những tấm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học hay chứng chỉ chức danh nghề nghiệp… Những tấm chứng chỉ này được người trong cuộc thừa nhận là không thực chất, hoặc có được bằng các “gói chống trượt”. Trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng đã đến lúc Bộ Nội vụ và các ngành liên quan phải ngồi lại, rà soát những quy định bất cập, “dẹp” những chứng chỉ chỉ có tác dụng làm đẹp hồ sơ.