Chính sách đối với giáo viên vùng cao còn nhiều bất cập

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, mặc dù Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi đối với giáo viên vùng cao, thế nhưng nhiều quy định lại không thể thực hiện được.

Khó áp dụng chính sách chuyển vùng với giáo viên vùng cao

Theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20.6.2006 của Chính phủ và các nghị định sửa đổi bổ sung, văn bản hợp nhất về chính sách đối với cán bộ, giáo viên công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian được luân chuyển là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam.

Hết thời hạn công tác nói trên, cán bộ, giáo viên được cơ quan có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển hoặc tạo điều kiện để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục liên hệ chuyển công tác, giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng.

Đồng thời, các văn bản này cũng quy định, nếu hết thời hạn nói trên, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tình nguyện ở lại tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được xét để cấp đất làm nhà, làm kinh tế trang trại, kinh tế gia đình và được vay vốn với lãi suất ưu đãi trả dần trong 10 năm…

Quy định thì như vậy, tuy nhiên, nhiều giáo viên vùng cao ở huyện Nậm Pồ, Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) cho hay, mặc dù họ đã đủ điều kiện để chuyển vùng nhưng không thể có chỗ để chuyển đi và cũng không được sắp xếp. Như vậy, khi hết 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam thì các chế độ ưu tiên, thu hút đối với giáo viên, cán bộ quản lý cũng không còn được áp dụng.

 
Những bước chân trên những con đường lầy lội của giáo viên vùng cao. Ảnh: Ngọc Mai

Trao đổi với PV Báo Lao Động, thầy giáo Lò Anh Văn – Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học – Trung học cơ sở Nậm Nhừ (huyện Nậm Pồ) cho biết: “Bên cạnh một số thầy cô tình nguyện ở lại tiếp tục cống hiến thì cũng nhiều thầy cô có nguyện vọng chuyển về để có điều kiện chăm sóc gia đình. Tuy nhiên, hầu như không có vị trí để sắp xếp chỉ có một số trường hợp chuyển ra ngoài tỉnh mới được giải quyết”.

Còn ông Ngô Xuân Chiến - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) huyện Nậm Pồ thì cho rằng, mặc dù những quy định này vẫn còn hiệu lực, nhưng từ nhiều năm nay không thể thực hiện được. “Nếu như một nửa số giáo viên trong huyện đều đủ điều kiện để chuyển vùng thì sẽ chuyển họ đi đâu? Do vậy quy định này rất khó để thực hiện, không chỉ ở Nậm Pồ, Điện Biên mà tất cả các địa phương khác cũng vậy” – ông Chiến nói.

Cần bổ sung chính sách để giáo viên gắn bó lâu dài

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Đoạt – Giám đốc Sở GDĐT Điện Biên cũng thừa nhận những bất cập trong thực hiện chính sách đối với giáo viên vùng cao hiện nay. Trong đó việc thực hiện luân chuyển khi giáo viên, cán bộ quản lý có đủ điều kiện hầu như không thể thực hiện.

Cô giáo Lò Thị Tươi - giáo viên tại diểm trường Huổi Tre cách Trường Mầm non Pa Tần, huyện Nậm Pồ chăm sóc học sinh bán trú. Ảnh: Văn Thành Chương
Cô giáo Lò Thị Tươi - giáo viên tại diểm trường Huổi Tre cách Trường Mầm non Pa Tần, huyện Nậm Pồ chăm sóc học sinh bán trú. Ảnh: Văn Thành Chương

“Để luân chuyển cán bộ, giáo viên ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn thì phải có chỗ để luân chuyển. Trong khi đó lại không có quy định nào yêu cầu giáo viên ở vùng thuận lợi phải luân chuyển đi vùng khó khăn. Đó là chưa kể nếu so với mặt bằng cả nước thì cả tỉnh Điện Biên cũng được coi là vùng khó khăn” – ông Đoạt nói.

Theo ông Nguyễn Văn Đoạt, để giải quyết thực trạng này, Sở GDĐT đã có văn bản đề nghị các cấp có thẩm quyền tham mưu Chính phủ điều chỉnh chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên công tác tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm thu hút, khuyến khích họ gắn bó lâu dài.

Đồng thời, Sở GDĐT cũng đã đề nghị UBND tỉnh Điện Biên xem xét, xây dựng chế độ chính sách đãi ngộ, đặc biệt là đất ở, nhà ở cho đội ngũ cán bộ, giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giúp họ ổn định cuộc sống và gắn bó lâu dài với địa phương.

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên vùng cao: Bằng lòng với khoản thưởng Tết vài trăm ngàn đồng

LƯƠNG HẠNH |

Còn khoảng gần một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2023, với giáo viên vùng cao, thưởng Tết 500.000 đồng hay 0 đồng, họ cũng bằng lòng vì không thể đòi hỏi.

Giáo viên vùng cao băng rừng vào bản, vận động học sinh đến trường

HỮU CHÁNH |

Lai Châu - Để đảm bảo các học sinh đến trường đầy đủ, nhiều thầy cô Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH & THCS Tà Tổng, huyện biên giới Mường Tè, Lai Châu phải đến từng nhà để vận động các em đi học. Với họ, niềm vui đơn giản không chỉ là đứng trên bục giảng mà mỗi ngày được nhìn thấy các em đến trường và trưởng thành.

Cùng giáo viên vùng cao đi "bắt" học trò trước năm học mới

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Lai Châu - Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa khai trường các giáo viên vùng cao ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè lại phải vượt suối, băng rừng để "bắt" học trò... đến lớp.

Trực tiếp U22 Việt Nam 0-1 Thái Lan: Voi chiến mở tỉ số

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U22 Việt Nam vs U22 Thái Lan tại bảng B môn bóng đá nam SEA Games 32.

Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 32 ngày 11.5: Việt Nam đã có 57 huy chương vàng

Chi Trần |

Tính đến 19h00 ngày 11.5, đoàn thể thao Việt Nam đã giành được 57 huy chương vàng tại SEA Games 32. 

Tài chính thông minh: Vì sao đóng bảo hiểm lại không được trả quyền lợi?

Nhóm PV |

Tuy mức chi trả của bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ khác nhau nhưng lại tương đối giống nhau ở các nguyên nhân không chi trả quyền lợi bảo hiểm. Trong số Tài chính thông minh hôm nay, bà Nguyễn Thu Giang - Chuyên gia hoạch định Tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ chỉ ra 5 nguyên nhân chính.

Nguy cơ "chìm" của Chợ nổi Cái Răng đang hiện hữu

PHONG LINH |

Đó là nhìn nhận của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường tại cuộc họp về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chợ nổi Cái Răng.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú lý giải nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thấp

Đức Mạnh |

Các giải pháp điều hành chính sách đang hướng tới tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, kịp thời cung ứng vốn tín dụng để góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm vẫn thấp.

Giáo viên vùng cao: Bằng lòng với khoản thưởng Tết vài trăm ngàn đồng

LƯƠNG HẠNH |

Còn khoảng gần một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2023, với giáo viên vùng cao, thưởng Tết 500.000 đồng hay 0 đồng, họ cũng bằng lòng vì không thể đòi hỏi.

Giáo viên vùng cao băng rừng vào bản, vận động học sinh đến trường

HỮU CHÁNH |

Lai Châu - Để đảm bảo các học sinh đến trường đầy đủ, nhiều thầy cô Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH & THCS Tà Tổng, huyện biên giới Mường Tè, Lai Châu phải đến từng nhà để vận động các em đi học. Với họ, niềm vui đơn giản không chỉ là đứng trên bục giảng mà mỗi ngày được nhìn thấy các em đến trường và trưởng thành.

Cùng giáo viên vùng cao đi "bắt" học trò trước năm học mới

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Lai Châu - Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa khai trường các giáo viên vùng cao ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè lại phải vượt suối, băng rừng để "bắt" học trò... đến lớp.