Chỉ còn 3 trường hợp giáo viên được hưởng biên chế suốt đời từ tháng 7

Bích Hà |

Giáo viên là một trong những đối tượng viên chức sẽ không còn "biên chế suốt đời" với các trường hợp tuyển dụng từ sau 1.7.2020.

Từ 1.7, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực. Theo đó, viên chức được tuyển dụng mới sẽ ký hợp đồng xác định thời hạn, xoá bỏ suy nghĩ cứ vào được Nhà nước là ổn định hoàn toàn.

Theo thống kê của Bộ Nội vụ, cả nước có khoảng 58.000 đơn vị sự nghiệp công lập, với 2,5 triệu biên chế (chưa kể đến tổ chức, biên chế trong công an, quân đội và khu vực doanh nghiệp nhà nước). Trong đó, biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế hưởng lương từ ngân sách nhà nước chiếm trên 85% tổng biên chế viên chức.

Chính vì vậy, chính sách bỏ viên chức suốt đời (hay còn gọi là bỏ biên chế suốt đời) sẽ tác động rất lớn đến ngành giáo dục cũng như y tế.

Đội ngũ giáo viên hiện có nhiều tâm tư liên quan đến chính sách mới này.  Bởi trước đó, “bỏ biên chế giáo viên” từng được người đứng đầu ngành giáo dục đề xuất, vì muốn khắc phục tình trạng "biên chế suốt đời", "chỉ có vào không có ra", khiến giáo viên sau khi vào biên chế là không còn nỗ lực phấn đấu, không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy trong tình hình mới.

Tuy nhiên, đề xuất này sau đó vấp phải ý kiến trái chiều của đội ngũ giáo viên. Bởi có một thực tế không ít người lựa chọn nghề giáo vì tâm lý ổn định, được hưởng “biên chế suốt đời”.

Nhưng với việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và chính thức có hiệu lực từ 1.7, thì việc “bỏ viên chức suốt đời” đã có hiệu lực.

Tuy nhiên, để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, Luật quy định rất rõ 3 trường hợp vẫn được ký hợp đồng dài hạn, tức là vẫn được hưởng chính sách “viên chức suốt đời”:

Cụ thể như sau: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1.7.2020; Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức; Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, hơn 1 triệu giáo viên đã được tuyển dụng trước 1.7.2020 vẫn sẽ được hưởng “viên chức suốt đời”. Ngoài ra, những giáo viên tuyển dụng sau 1.7.2020 nhưng công tác ở các vùng khó khăn cũng vẫn được hưởng chính sách này.

Còn giáo viên mới được tuyển dụng từ ngày 1.7.2020 thì đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Như vậy, sẽ không còn chế độ biên chế với những giáo viên này, sự ổn định suốt đời đã không còn nữa.

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, giáo viên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải tiếp tục ký kết hợp đồng làm việc với viên chức là giáo viên.

Trường hợp không ký tiếp hợp đồng làm việc đối với giáo viên thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Bỏ biên chế suốt đời để hết hết viên chức làm việc "à ơi"

M.Hương |

Nhiều người cho rằng, việc bỏ biên chế suốt đời phải được thực hiên từ lâu để tình trạng trì trệ, lười biếng, vô trách nhiệm của nhiều viên chức hiện nay.

Bỏ biên chế suốt đời: Có lo ngại lạm quyền trong đánh giá viên chức?

Vương Trần |

Quy định bỏ biên chế suốt đời với viên chức được thực hiện từ 1.7.2020 với hy vọng sẽ chấn chỉnh tình trạng chây ỳ, lười đổi mới, xóa bỏ tư tưởng vào được cơ quan nhà nước là "ấm chân" đến già.

Giáo viên hợp đồng băn khoăn về kế hoạch xét tuyển viên chức của Hà Nội

Sương Mai |

Sau khi Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội thông tin về kế hoạch xét tuyển viên chức đối với giáo viên hợp đồng trên địa bàn thành phố, hàng trăm thầy cô đến từ nhiều trường khác nhau đã tiếp tục có đơn kiến nghị gửi lên các cơ quan chức năng.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Bỏ biên chế suốt đời để hết hết viên chức làm việc "à ơi"

M.Hương |

Nhiều người cho rằng, việc bỏ biên chế suốt đời phải được thực hiên từ lâu để tình trạng trì trệ, lười biếng, vô trách nhiệm của nhiều viên chức hiện nay.

Bỏ biên chế suốt đời: Có lo ngại lạm quyền trong đánh giá viên chức?

Vương Trần |

Quy định bỏ biên chế suốt đời với viên chức được thực hiện từ 1.7.2020 với hy vọng sẽ chấn chỉnh tình trạng chây ỳ, lười đổi mới, xóa bỏ tư tưởng vào được cơ quan nhà nước là "ấm chân" đến già.

Giáo viên hợp đồng băn khoăn về kế hoạch xét tuyển viên chức của Hà Nội

Sương Mai |

Sau khi Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội thông tin về kế hoạch xét tuyển viên chức đối với giáo viên hợp đồng trên địa bàn thành phố, hàng trăm thầy cô đến từ nhiều trường khác nhau đã tiếp tục có đơn kiến nghị gửi lên các cơ quan chức năng.