Chập chờn những giờ học online trên sông Hồng

Đình Trường - Lan Nhi |

Thiếu điện thoại thông minh, đường truyền mạng không ổn định…, nhiều phụ huynh ở xóm Phao (quận Long Biên, TP. Hà Nội) mỗi sáng phải chạy vạy khắp nơi để mượn điện thoại cho con kịp giờ vào học online.

Những giờ học bị gián đoạn

Phải nghỉ việc do dịch COVID-19 đã gần 2 tháng nay, anh Nguyễn Hồng Cường (SN 1987, xóm Phao) thấp thỏm không yên khi nghe tin nhà trường thông báo các con phải chuyển sang học bằng hình thức online.

Hôm nào con có lịch học online, anh Cường cũng như phải "đánh vật", chuẩn bị dò sóng trước 30 phút cho con kịp giờ vào lớp. Có những hôm đường truyền mạng chập chờn, anh cũng phập phùng lo lắng, chỉ sợ con không kịp tiếp thu bài. Điện thoại cũ, đang học thì mạng quay mòng mòng, nhiều khi bọn trẻ trong xóm đứa nào cũng nhảy cẫng lên bắt đền bố mẹ.

Nhiều phụ huynh ở xóm Phao phải chật vật mượn điện thoại cho con kịp giờ vào học online. Ảnh: Lan Nhi
Nhiều phụ huynh ở xóm Phao đang phải chật vật mượn thiết bị, điện thoại cho con kịp giờ vào học online mỗi ngày. Ảnh: Lan Nhi

Do đường điện chưa ổn định nên mỗi ngày, hầu hết các hộ gia đình có con đang tuổi đến trường ở xóm Phao đều phải thủ sẵn từ 3 - 5 bình ắc quy trong nhà, họ thường í ới nhắc nhau tích trữ điện thắp sáng cho con học bài buổi tối.

 
Các hộ gia đình trong xóm Phao đều phải có sẵn từ 3 - 5 bình ắc quy, tích trữ điện thắp sáng cho con học bài buổi tối.  Ảnh: Lan Nhi

Anh Cường chia sẻ: "Gia đình chỉ có duy nhất một chiếc điện thoại truy cập vào mạng Internet, trong khi 2 cháu Nghĩa và Linh đang trong độ tuổi đi học. Không lo đủ thiết bị cho con học tập, tôi cũng xót ruột lắm.

 
Gia đình chỉ có duy nhất một chiếc điện thoại truy cập vào mạng internet nên 2 con của anh Cường không thể học online cùng lúc. Ảnh: Lan Nhi

Nhiều hôm hai vợ chồng phải chạy đi hỏi khắp xóm để mượn điện thoại cho con kịp giờ vào học online. Riêng bé Nguyễn Hiểu Nghĩa đang học lớp 3 thì gia đình đành phải xin phép cô giáo chủ nhiệm sẽ trao đổi kiến thức và làm bài tập qua những cuộc gọi trực tiếp bằng điện thoại".

Không máy tính, thiếu điện thoại thông minh, gia đình anh Đỗ Văn Sơn cũng đang phải chật vật lo cho 4 đứa con ăn học. Để việc học online của con không bị gián đoạn, mỗi buổi sáng, anh Sơn đều phải tranh thủ mượn điện thoại của người quen cho con học nhờ.

Nếu hôm nào mượn được đủ thiết bị thì các con của anh sẽ được vào học cùng giờ với các bạn trong lớp, cô giáo không phải giảng lại bài nữa.

Tìm mọi cách để xoay sở

Không chỉ riêng gia đình nhà anh Cường, anh Sơn, nhiều hộ gia đình khác trong xóm Phao hầu như chỉ có điện thoại “cục gạch”. Cứ đến giờ học, những đứa trẻ ở đây lại thấp thỏm chờ đợi bố mẹ đi mượn thiết bị để học trực tuyến. Có những em đang trong giai đoạn chuẩn bị chuyển cấp cũng phải tìm cách xin lên phố, ở lại nhà người quen để tiện học nhờ.

 
Không chỉ thiếu thốn về vật chất, nhiều hộ gia đình ở xóm Phao còn thiếu thốn nước sạch, điện thắp sáng... Ảnh: Lan Nhi

Hơn nửa đời người phiêu bạt trên sông, bà Lê Thị Mai (SN 1954, quê ở Phú Xuyên) cũng tâm sự: "Người dân trong xóm Phao hầu hết đều sinh sống trong cảnh không có giấy tờ tuỳ thân đã nhiều năm nay. Việc học tập của các cháu cũng vì thế mà chật vật vì rất ít trường dám nhận vào học".

Tuy không phải là "dân gốc", thế nhưng trong dịch COVID-19, cán bộ chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần động viên, giúp đỡ bà con trong xóm Phao. Bà Mai cũng mong rằng, dịch bệnh sẽ sớm qua đi, các cháu nhỏ trong xóm cũng được tiêm vaccine, có điều kiện ăn học tốt hơn để sau này thoát khỏi cảnh lênh đênh trên sóng nước.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Đăng Được (Trưởng xóm Phao) cho biết: "Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều trẻ em ở đây cũng phải ở nhà học trực tuyến. Thế nhưng do điều kiện thiếu thốn, đường truyền mạng chập chờn nên việc học của các cháu ở xóm Phao cũng bị gián đoạn".

Theo ông Được, không chỉ thiếu thốn về vật chất, xóm Phao ở bãi giữa sông Hồng còn thiếu cả nước sạch, điện thắp sáng. Các hộ gia đình tại đây phải dựng nhà bè, phao nổi để sinh sống nhiều năm nay trên sông Hồng.

Hiện tại, xóm Phao đang có hơn 30 hộ gia đình sinh sống với hơn 100 nhân khẩu. Người dân trong xóm chủ yếu mưu sinh bằng đủ thứ nghề như nhặt ve chai, rửa bát thuê, bốc vác,...

Đình Trường - Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh bấn loạn trước "nguy cơ" con phải học online một mình

Vân Trang |

Các cơ quan công sở ở Hà Nội đã đi làm trở lại với 50% nhân sự, khiến nhiều phụ huynh có con đang học tiểu học "cuống cuồng" lo người kèm cặp khi con học online.

Làng trẻ mồ côi xoay sở học online

Trần Tuấn |

Không đủ trang thiết bị để học online, các "mẹ" ở làng trẻ mồ côi, trung tâm bảo trợ xã hội nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giúp các con vẫn đảm bảo được chất lượng học tập trực tuyến.

Phụ huynh bật khóc khi được nhận máy tính cho con học online trong mùa dịch

Thanh Chung |

Đà Nẵng đang thực hiện dạy trực tuyến khiến nhiều gia đình khó khăn không thể mua thiết bị cho con học được, tưởng chừng sẽ thua bạn bè. Nhận biết điều đó, lãnh đạo trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (Đà Nẵng) đã kêu gọi hỗ trợ mua máy tính cho các em khiến nhiều phụ huynh bật khóc khi nhận món quà tưởng chừng không thể này.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Phụ huynh bấn loạn trước "nguy cơ" con phải học online một mình

Vân Trang |

Các cơ quan công sở ở Hà Nội đã đi làm trở lại với 50% nhân sự, khiến nhiều phụ huynh có con đang học tiểu học "cuống cuồng" lo người kèm cặp khi con học online.

Làng trẻ mồ côi xoay sở học online

Trần Tuấn |

Không đủ trang thiết bị để học online, các "mẹ" ở làng trẻ mồ côi, trung tâm bảo trợ xã hội nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giúp các con vẫn đảm bảo được chất lượng học tập trực tuyến.

Phụ huynh bật khóc khi được nhận máy tính cho con học online trong mùa dịch

Thanh Chung |

Đà Nẵng đang thực hiện dạy trực tuyến khiến nhiều gia đình khó khăn không thể mua thiết bị cho con học được, tưởng chừng sẽ thua bạn bè. Nhận biết điều đó, lãnh đạo trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (Đà Nẵng) đã kêu gọi hỗ trợ mua máy tính cho các em khiến nhiều phụ huynh bật khóc khi nhận món quà tưởng chừng không thể này.