Chàng trai khiếm thị với tấm bằng đại học loại giỏi trường quốc tế

HUYÊN NGUYỄN |

Sinh ra không may mắn khi thị lực chưa đến 20% nhưng chàng trai Nguyễn Tuấn Tú vẫn vượt qua tất cả mọi khó khăn để mang về tấm bằng cử nhân loại giỏi của một trường quốc tế.

Nhắc đến Nguyễn Tuấn Tú (24 tuổi), không ai tại Trường ĐH RMIT Việt Nam lại không biết chàng trai này bởi chính nghị lực phi thường vươn lên trong cuộc sống. Với những nỗ lực của mình, Tú vừa vinh dự nhận được bằng tốt nghiệp ĐH loại giỏi ngành hệ thống thông tin kinh doanh.

Từ bé, với thị lực chưa đến 20%, mọi sinh hoạt của Tú đều khó khăn, cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cũng rất hạn chế. Hứng thú với các ngành khoa học, tốt nghiệp THPT, Tú từ chối cơ hội được tuyển thẳng vào hai trường đại học tại TP Hồ Chí Minh có chương trình học phù hợp cho sinh viên khiếm thị để nộp đơn ứng tuyển vào một số trường khác có ngành mà bạn thích – dù biết sẽ có nhiều thử thách và rủi ro.

Năm 2011, Tú vào học tại ĐH RMIT nhờ hỗ trợ của trường dành cho sinh viên gặp khó khăn trong học tập. Bạn hoàn thành xuất sắc chương trình tiếng Anh kéo dài 20 tuần, sau đó nhận được học bổng toàn phần của trường để theo học chương trình cử nhân.

Tú quyết định “liều” lần nữa khi chọn học cử nhân kinh doanh - ngành có nhiều môn học kết hợp giữa kỹ năng công nghệ thông tin và kiến thức kinh doanh.

Cậu nhớ lại: “Khi đó, mọi người nói rằng đó không phải là một quyết định sáng suốt. Bởi học tại ngành hệ thống thông tin trong kinh doanh sẽ phải làm việc với đồ thị và dữ liệu lớn, phân tích và xây dựng các hệ thống thông tin kinh doanh phức tạp – những thứ mà sinh viên không khiếm khuyết còn sợ. Nhưng ngay từ đầu, tôi đã không thích những lựa chọn an toàn”.

 
 

Những tuần đầu tiên theo học đối với Tú là vô cùng khó khăn. “Tôi không thể vừa ghi chú bằng phần mềm hỗ trợ trên máy tính vừa tham gia vào các hoạt động trong lớp. Giảng viên cũng không biết phải hỗ trợ tôi như thế nào nhưng họ sẵn lòng thử nhiều phương pháp khác nhau. Sau vài tuần, tôi không dùng máy tính nữa, thay vào đó chỉ tập trung nghe giảng và tương tác với bạn học. Sau mỗi tiết học, tôi mới nghe lại băng thu âm và bắt đầu ghi chép. Dĩ nhiên là tốn nhiều thời gian và công sức hơn, nhưng hiệu quả hơn”, Tú kể.

Dù gặp hạn chế về đôi mắt nhưng Tú rất năng nổ trong các hoạt động ngoại khoá và điều này một lần nữa đã phá vỡ định kiến của xã hội về bạn. Tú có kỹ năng lãnh đạo nổi bật. Cậu đã tự thiết kế và thực hiện những buổi cung cấp thông tin dạy và học cho các bộ phận hỗ trợ sinh viên khác nhau trong trường. Đây cũng là gương mặt đại diện thường xuyên trong những chiến dịch nâng cao nhận thức về khuyết tật và thường xuyên tư vấn và hỗ trợ Đại học Sư phạm trong xây dựng và vận hành Trung tâm Hỗ trợ người khuyết tật hoặc dịch vụ bình đẳng giáo dục.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Hồng Nhung hội ngộ cùng nhạc sĩ khiếm thị nổi tiếng nhất Việt Nam

Đào Bích |

Lần đầu tiên, nữ diva sẽ có màn trình diễn cùng nhạc sĩ khiếm thị Nguyễn Thanh Bình trong một chương trình cảm động về tình mẫu tử.

Câu hỏi của “người thầy” khiếm thị khiến MC Thảo Vân “bó tay”, phải nhờ đến lãnh đạo Bộ GDĐT

Xuân Trường |

Tại cuộc giao lưu giữa những tác giả, nhân vật với các đại biểu trong Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Tấm gương Nhà giáo VN” năm 2017, ngày 14.11, do CĐ Giáo dục VN phối hợp với Bộ GDĐT tổ chức tại Hà Nội, các đại biểu hết sức bất ngờ trước một câu hỏi của “người thầy” khiếm thị khiến MC Thảo Vân “bó tay”, phải nhờ đến Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Mạnh Hùng.

Ca sĩ khiếm thị bị từ chối mở thẻ, Vietcombank nói gì?

Lan Hương |

Đại diện Vietcombank cho biết để hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng, Vietcombank tạm thời chưa cung cấp cho khách hàng là người khiếm thị khi các thiết bị giao dịch điện tử chưa có phần mềm hỗ trợ người khiếm thị thực hiện giao dịch.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Hồng Nhung hội ngộ cùng nhạc sĩ khiếm thị nổi tiếng nhất Việt Nam

Đào Bích |

Lần đầu tiên, nữ diva sẽ có màn trình diễn cùng nhạc sĩ khiếm thị Nguyễn Thanh Bình trong một chương trình cảm động về tình mẫu tử.

Câu hỏi của “người thầy” khiếm thị khiến MC Thảo Vân “bó tay”, phải nhờ đến lãnh đạo Bộ GDĐT

Xuân Trường |

Tại cuộc giao lưu giữa những tác giả, nhân vật với các đại biểu trong Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Tấm gương Nhà giáo VN” năm 2017, ngày 14.11, do CĐ Giáo dục VN phối hợp với Bộ GDĐT tổ chức tại Hà Nội, các đại biểu hết sức bất ngờ trước một câu hỏi của “người thầy” khiếm thị khiến MC Thảo Vân “bó tay”, phải nhờ đến Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Mạnh Hùng.

Ca sĩ khiếm thị bị từ chối mở thẻ, Vietcombank nói gì?

Lan Hương |

Đại diện Vietcombank cho biết để hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng, Vietcombank tạm thời chưa cung cấp cho khách hàng là người khiếm thị khi các thiết bị giao dịch điện tử chưa có phần mềm hỗ trợ người khiếm thị thực hiện giao dịch.