Chán, "ngó lơ" môn Lịch sử, không thể đổ lỗi cho học sinh

Thiều Trang - Tường Vân |

Theo nhiều giáo viên, để giải quyết triệt để tình trạng học sinh chán học môn Lịch sử, ngoài việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, cần thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh.

Nguyên nhân khiến học sinh "ngó lơ" môn Lịch sử

Là một trong nhiều giáo viên trăn trở về cách dạy và học môn Lịch sử, cô Trương Thu - Tổ trưởng tổ Lịch sử - Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, thực trạng dạy Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay khiến chính đội ngũ giáo viên cảm thấy bế tắc.

Cô Trương Thu cho rằng, lịch sử và văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia, là sức mạnh tiềm tàng - nguồn nội lực to lớn - góp phần vào sự thành bại của một quốc gia. Vì vậy, cần coi trọng hơn nữa việc dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, góp phần tạo nên những thế hệ học sinh trưởng thành toàn diện, có chiều sâu văn hóa, góp phần phát triển đất nước bền vững.

Chia sẻ về vấn đề này, thầy Nguyễn Văn Ân - giáo viên Lịch sử Trường THPT Việt Yên 2 (Việt Yên, Bắc Giang) cho rằng, hiện nay, rất nhiều học sinh học môn Lịch sử với tâm thế đối phó.

Theo phân tích của thầy Ân, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân đầu tiên là do tâm lý chuộng ngành "hot" của phụ huynh và học sinh. Nhiều phụ huynh định hướng cho con học ban tự nhiên từ sớm, mong muốn con theo học các ngành kinh tế, kỹ thuật, sau ra trường dễ kiếm việc làm.

 
Cô Trương Thu - Tổ trưởng tổ Lịch sử - Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội).

Vì vậy, khi lên cấp 3, học sinh học Lịch sử với mục đích đủ điều kiện tốt nghiệp, nên thời gian các em dành cho môn Sử không nhiều. Việc học sinh không đầu tư học tập dẫn đến kết quả thấp, bởi theo thầy Ân, môn Lịch sử so với các môn xã hội khác khó hơn về mặt kiến thức và đòi hỏi tư duy cao hơn.

"Trước thực trạng trên, giáo viên ở cơ sở rất mong ngành giáo dục có cải cách trong kiểm tra, đánh giá để tăng hứng thú cho học sinh, tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy và trau đồi kiến thức" - thầy Ân mong mỏi.

Cần thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá 

Trước thực trạng trên, cô Trương Thu cho rằng, để giải quyết triệt để tình trạng học sinh chán ghét, học Lịch sử theo hình thức đối phó như hiện nay, cần thay đổi chương trình học phù hợp và đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Theo đó, nội dung sách giáo khoa nên xây dựng hướng giảm nhẹ kiến thức hàn lâm, chính trị, dành thời lượng để dạy lịch sử văn hóa nhiều hơn.

Đồng thời, đổi mới hoàn toàn hình thức kiểm tra, đánh giá, tập trung vào việc đánh giá năng lực và phẩm chất người học. Theo đó, đề thi nên tập trung khai thác nhận thức của học sinh về Lịch sử, không đặt nặng vấn đề học sinh ghi nhớ được bao nhiêu kiến thức, sự kiện,…

Điểm Lịch sử tiếp tục xếp “bét bảng” trong kỳ thi tốt nghiệp 2021.
Điểm Lịch sử tiếp tục xếp “bét bảng” trong kỳ thi tốt nghiệp 2021.

“Hiện nay, nước ta thi cái gì thì dạy và học cái đó. Nếu thi kiến thức, sự kiện cụ thể tỉ mỉ thì tất cả giáo viên và các nhà trường đều lao theo việc dạy học ghi ghép và kiểm tra thuộc lòng kiến thức. Điều này khiến môn Lịch sử càng trở nên thảm họa đối với học trò. Đồng thời làm lãng phí thời gian, công sức của người thầy, lẽ ra nên truyền cảm hứng và phát triển các năng lực và phẩm chất quan trọng trong dạy học lịch sử” – cô Thu phân tích.

Đồng tình với quan điểm trên, thầy Nguyễn Văn Ân cho rằng, việc cần làm ngay lập tức là thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh.

"Tâm lý học sinh, giáo viên hiện nay là thi gì dạy đó. Giáo viên phải cố gắng dạy đầy đủ kiến thức liên quan đến bài thi nên rất cứng nhắc, mang tính hàn lâm. Vì vậy, không còn thời gian phát huy tính sáng tạo của học sinh.

Bộ GDĐT đã đưa ra giải pháp để tháo gỡ nhưng chưa thực sự hiệu quả. Theo tôi, những biện pháp trước đây đang "đẽo cày giữa đường", không thay đổi từ căn nguyên nên chưa đem lại hiệu quả cao.

Bởi chỉ đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nhưng vẫn dạy trên chương trình cũ, nội dung kiến thức lớn, trong quá trình dạy, giáo viên không dám đổi mới vì không truyền tải được khối lượng kiến thức.

Vì vậy, để môn Lịch sử thu hút học sinh, ngoài đổi mới chương trình sách giáo khoa còn cần thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh" - thầy Ân đề xuất.

Thiều Trang - Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Phiên bản sách Lịch sử được thiết kế "xịn sò" gây sốt mạng xã hội

Tuệ Nhi |

Một ý tưởng thiết kế lại sách Lịch sử của một học sinh tại TPHCM từ 3 năm trước bất ngờ được "đào lại" đã gây chú ý dư luận bởi thiết kế "xịn sò", đẹp như tạp chí.

Môn Lịch sử có kết quả “đội sổ” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Đặng Chung |

Lịch sử là môn có kết quả thi thấp nhất trong tất cả các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, khi có 52,03% số thí sinh có điểm thi dưới trung bình.

"Thiên tài sử học" chia sẻ cách học nhanh nhớ lâu môn Lịch sử

Thiều Trang |

Được biết đến thông qua chương trình "Siêu trí tuệ Việt Nam", Lê Nguyễn Phước Vinh đã trở thành "Thiên tài sử học" trong lòng mọi người vì sở hữu khối kiến thức sử học đồ sộ cùng khả năng ghi nhớ lượng thông tin "khủng". Chia sẻ với Lao Động, Phước Vinh cho rằng để đạt kết quả tốt trong việc học và ghi nhớ môn Lịch sử cần có phương pháp phù hợp.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Phiên bản sách Lịch sử được thiết kế "xịn sò" gây sốt mạng xã hội

Tuệ Nhi |

Một ý tưởng thiết kế lại sách Lịch sử của một học sinh tại TPHCM từ 3 năm trước bất ngờ được "đào lại" đã gây chú ý dư luận bởi thiết kế "xịn sò", đẹp như tạp chí.

Môn Lịch sử có kết quả “đội sổ” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Đặng Chung |

Lịch sử là môn có kết quả thi thấp nhất trong tất cả các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, khi có 52,03% số thí sinh có điểm thi dưới trung bình.

"Thiên tài sử học" chia sẻ cách học nhanh nhớ lâu môn Lịch sử

Thiều Trang |

Được biết đến thông qua chương trình "Siêu trí tuệ Việt Nam", Lê Nguyễn Phước Vinh đã trở thành "Thiên tài sử học" trong lòng mọi người vì sở hữu khối kiến thức sử học đồ sộ cùng khả năng ghi nhớ lượng thông tin "khủng". Chia sẻ với Lao Động, Phước Vinh cho rằng để đạt kết quả tốt trong việc học và ghi nhớ môn Lịch sử cần có phương pháp phù hợp.