Cậu bé lớp 4 viết thư phản đối áp lực điểm 10 khiến cha mẹ lặng người

Theo Vietnamnet |

Sau buổi họp phụ huynh, được cô giáo đưa lại một bài tập của cậu con trai đang học lớp 4 tại một trường tiểu học ở Hà Nội, vợ chồng anh Dư lặng người.

Bài tập với yêu cầu như một lá thư gửi tới bố mẹ đã khiến vợ chồng anh chị sững sờ, bởi lâu nay vẫn mặc định còn con nhỏ chưa hiểu chuyện. "Lá thư" đã khiến anh chị ngồi lại với nhau để xem lại cách dạy con của mình.

Dù còn nhiều lỗi sai về chính tả, sự ngây ngô trong câu từ nhưng "lá thư" vẫn thể hiện rõ nỗi niềm của con trẻ.

 
 

Trong "thư", cậu bé nhắc đến áp lực từ bố mẹ khi lúc nào cũng đòi hỏi con phải được 9, 10 điểm và không hài lòng, thậm chí đánh đòn khi chỉ được 7, 8 điểm.

“Lúc đấy con chỉ nghĩ đến cái chết… Bố mẹ không cho con biết đam mê của con mà chỉ biết sau này con phải thật tốt, kiếm ra nhiều tiền”, những dòng chia sẻ non nớt của học sinh lớp 4 khiến người lớn không thể không suy ngẫm.

Cậu bé cũng nói đến việc bị cấm xem tivi, điện thoại nhưng chính bố mẹ lại không làm được. “Nếu bố mẹ không muốn con chơi thì con muốn bố mẹ chơi với con”, thư viết.

Kết “thư”, cậu bé cảm ơn bố mẹ đã sinh mình ra đời nhưng bày tỏ mong muốn có được sự thông cảm và thấu hiểu hơn.

“Nhiều lúc con đang chơi, bố mẹ bắt con đi học. Lúc đấy con bực mình lắm. Con nghĩ bố mẹ phải chơi với con nhiều hơn và tham gia các hoạt động cùng con” là chia sẻ dễ thương của cậu bé.

"Lá thư" đáng yêu nhưng cũng gửi gắm nhiều thông điệp từ cậu học sinh ở Hà Nội này có lẽ cũng là sự cảnh báo cho các bậc phụ huynh khi gây áp lực cho con bằng việc theo đuổi kỳ vọng của chính bản thân mình.

Dưới đây là nguyên văn "bức thư".

"Điều em muốn nói

Tại sao bố mẹ lúc nào cũng bắt con được điểm 10; 9. Mà bố mẹ không hiểu con có bao nhiêu áp lực vì lúc bị điểm kém như 8; 7 trở xuống bố mẹ lại đánh con. Lúc đấy con chỉ nghĩ đến cái chết cho rồi. Con biết bố mẹ muốn con học giỏi nên người nhưng bố mẹ không hiểu về áp lực của con.

Bố mẹ không cho con biết đam mê của con mà chỉ biết sau này con phải thật tốt, kiếm ra nhiều tiền. Nhưng bố mẹ lại không hiểu con chút nào.

Học hành tốt thì có công ăn việc làm ổn định nhưng con muốn đi theo niềm đam mê của mình. Nhiều lúc bố mẹ cấm con xem tivi, điện thoại. Nhưng bố mẹ lại không làm được. Bố mẹ muốn thế để con không bị nghiện hoặc là tập trung vào việc học. Nhưng con nghĩ 1 tuần bố mẹ phải cho con chơi.

Nếu bố mẹ không muốn con chơi thì con muốn bố mẹ chơi với con. Bố mẹ luôn nói con có làm được gì đâu mà áp lực nhưng bố mẹ nghĩ thế là đã quá sai rồi. Bởi vì áp lực lớn nhất của con là thi phải được 10; 9 nhưng khi được điểm kém con lại bị anh đánh. Đấy chính là áp lực lớn nhất của con.

Vì nhiều khi bố mẹ cấm con đi chơi, cấm con xem tivi, điện thoại xong bố mẹ lại nói con lười không chịu đi vận động. Đến con đọc truyện bố mẹ cũng nói.

Con cảm ơn bố mẹ đã sinh con ra đời nhưng con nghĩ bố mẹ phải thông cảm và hiểu con hơn. Nhiều lúc con đang chơi, bố mẹ bắt con đi học, lúc đấy con bực mình lắm.

Con nghĩ bố mẹ phải chơi với con nhiều hơn và tham gia các hoạt động cùng con".

Theo Vietnamnet
TIN LIÊN QUAN

Đến mùa khoe giấy khen lên Facebook: Ám ảnh "con nhà người ta" bằng giỏi

THẢO ANH - HOÀI ANH |

Một mùa bế giảng, mùa khoe bằng khen lên Facebook lại sắp đến.  "Kẻ khóc người cười”, những “con nhà người ta” nào đó sẽ lại “treo lơ lửng” trước trán các con. Nhiều bạn trẻ chia sẻ đã từng rất ám ảnh những câu nói "con nhà người ta được học sinh giỏi", “con nhà người ta sẽ vào trường chuyên”. “Con nhà người ta” là kì vọng của bố mẹ nhưng là nỗi lo sợ với các con.

Lại đến mùa khoe giấy khen lên Facebook: Cuộc đua thể diện của bố mẹ?

Thảo Anh |

Việc khoe thành tích của con rầm rộ trên mạng xã hội vô tình gửi một thông điệp sai lệch đó là "đứa trẻ ngoan phải có điểm số tốt và nhiều giấy khen". Người ta cảm giác đó là cuộc đua thể diện của những ông bố, bà mẹ.

Khoe giấy khen của con lên mạng có thể làm khổ nhiều trẻ

ANH NHÀN |

Tùy tâm tính, lứa tuổi của trẻ, việc khoe giấy khen của con trên mạng xã hội có thể khiến trẻ tự mãn, tự cao, tệ hại hơn là học chỉ vì thành tích, chỉ để khoe khoang.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Đến mùa khoe giấy khen lên Facebook: Ám ảnh "con nhà người ta" bằng giỏi

THẢO ANH - HOÀI ANH |

Một mùa bế giảng, mùa khoe bằng khen lên Facebook lại sắp đến.  "Kẻ khóc người cười”, những “con nhà người ta” nào đó sẽ lại “treo lơ lửng” trước trán các con. Nhiều bạn trẻ chia sẻ đã từng rất ám ảnh những câu nói "con nhà người ta được học sinh giỏi", “con nhà người ta sẽ vào trường chuyên”. “Con nhà người ta” là kì vọng của bố mẹ nhưng là nỗi lo sợ với các con.

Lại đến mùa khoe giấy khen lên Facebook: Cuộc đua thể diện của bố mẹ?

Thảo Anh |

Việc khoe thành tích của con rầm rộ trên mạng xã hội vô tình gửi một thông điệp sai lệch đó là "đứa trẻ ngoan phải có điểm số tốt và nhiều giấy khen". Người ta cảm giác đó là cuộc đua thể diện của những ông bố, bà mẹ.

Khoe giấy khen của con lên mạng có thể làm khổ nhiều trẻ

ANH NHÀN |

Tùy tâm tính, lứa tuổi của trẻ, việc khoe giấy khen của con trên mạng xã hội có thể khiến trẻ tự mãn, tự cao, tệ hại hơn là học chỉ vì thành tích, chỉ để khoe khoang.