Cập nhật 25 tỉnh thành học sinh đến trường học trực tiếp 100%

Tường Vân |

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tính đến tối 19.9, cả nước có 25 tỉnh, thành dạy học trực tiếp cho 100% học sinh.

Hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố đang chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nên không tổ chức dạy học trực tiếp và phải chuyển sang dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Theo thống kê của Bộ GDĐT, tính đến tối 19.9, cả nước có 25 địa phương hiện đang tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Định, Cao Bằng, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Đây là các địa phương ít ảnh hưởng của dịch COVID-19 hoặc đã khống chế được dịch bệnh.

14 địa phương kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình và 24 tỉnh thành còn lại tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Để ứng phó với dịch COVID-19, Bộ GDĐT đã ban hành hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022. Cụ thể:

- Đối với lớp 1, lớp 2, Bộ GDĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện nghiên cứu chương trình môn học, các mạch nội dung, kiến thức, chủ đề học tập và nội dung trong sách giáo khoa; từ đó xây dựng các chủ đề dạy học trên cơ sở tích hợp một số nội dung và yêu cầu cần đạt.

- Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5, Bộ GDĐT hướng dẫn các nhà trường tổ chức rà soát lại nội dung chương trình, sách giáo khoa, mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, nhất là những địa bàn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

- Đối với lớp 6 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện dạy học theo chương trình, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình các môn học/hoạt động giáo dục trong điều kiện phòng, chống COVID-19.

- Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2006, Bộ GDĐT hướng thực hiện dạy học theo mức độ cần đạt của chương trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học.

Thành phố Hà Nội nằm trong số 24 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình. Việc tổ chức dạy học trực tuyến được bắt đầu từ ngày 6.9.2021, áp dụng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 và học viên các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Thành phố Hà Nội không dạy học trực tuyến với trẻ mầm non.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

“Sóng và máy tính cho em”: Ước mơ không còn xa xỉ với học sinh khó khăn

Phạm Đông |

"Máy tính cho em", "Sóng và máy tính cho em" là những cụm từ bắt đầu trở nên quen thuộc trong tháng đầu bước vào năm học mới. Việc kêu gọi toàn xã hội chung tay sẽ góp phần hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến.

Không chỉ “sóng và máy tính" học sinh rất cần không gian học đường

NHÓM PV |

Chương trình "Sóng và máy tính cho em" được triển khai nhằm hỗ trợ cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không bị gián đoạn học tập trong bối cảnh dịch bệnh, mang ý nghĩa vô cùng thiết thực và nhân văn. Song bên cạnh việc tích cực đẩy mạnh số hóa giáo dục, thì thực tế các em vẫn cần được học tập ngoài không gian thực với hoạt động, tương tác cùng bạn bè và thầy cô.

Giờ học online dài lê thê khiến học sinh mệt mỏi

Thạc sĩ Phan Thế Hoài - giáo viên Trường THPT Bình Hưng Hoà, TPHCM |

Giáo viên bê nguyên phương pháp truyền thống vào dạy học  online khiến học sinh nhàm chán, mất hứng thú và thiếu động lực học tập.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

“Sóng và máy tính cho em”: Ước mơ không còn xa xỉ với học sinh khó khăn

Phạm Đông |

"Máy tính cho em", "Sóng và máy tính cho em" là những cụm từ bắt đầu trở nên quen thuộc trong tháng đầu bước vào năm học mới. Việc kêu gọi toàn xã hội chung tay sẽ góp phần hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến.

Không chỉ “sóng và máy tính" học sinh rất cần không gian học đường

NHÓM PV |

Chương trình "Sóng và máy tính cho em" được triển khai nhằm hỗ trợ cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không bị gián đoạn học tập trong bối cảnh dịch bệnh, mang ý nghĩa vô cùng thiết thực và nhân văn. Song bên cạnh việc tích cực đẩy mạnh số hóa giáo dục, thì thực tế các em vẫn cần được học tập ngoài không gian thực với hoạt động, tương tác cùng bạn bè và thầy cô.

Giờ học online dài lê thê khiến học sinh mệt mỏi

Thạc sĩ Phan Thế Hoài - giáo viên Trường THPT Bình Hưng Hoà, TPHCM |

Giáo viên bê nguyên phương pháp truyền thống vào dạy học  online khiến học sinh nhàm chán, mất hứng thú và thiếu động lực học tập.