Căng thẳng cuộc đua vào trường chuyên

Linh Chi - Huyên Nguyễn |

Dịch COVID-19 đã làm cuộc thi chuyển cấp năm 2020 của học sinh bị lùi lại hơn 1 tháng so với mọi năm. Tuy nhiên, không vì thế mà cuộc chạy đua vào các trường chuyên từ bậc THCS cho đến THPT “giảm nhiệt”.

Con thi - phụ huynh áp lực

Hoang mang, lo lắng, áp lực là tâm lý chung của các bậc phụ huynh có con thi chuyển cấp.  Đặc biệt với các em học sinh lớp 9, khi kỳ thi vào lớp 10 lâu nay vẫn được xem là “căng thẳng hơn thi đại học”.

Theo ghi nhận của Lao Động, tới thời điểm hiện tại, nhiều trường THPT tại Hà Nội đã công bố số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển vào 10 năm 2020-2021. “Cuộc đua” vào 10 càng thêm nóng khi các trường chuyên rục rịch công bố tỉ lệ chọi. Những trường THPT chuyên thuộc các trường Đại học tại Hà Nội luôn có tỉ lệ chọi cao hơn hẳn do có nhiều thí sinh ở các địa phương khác cũng được đăng ký dự thi.

Mới đây, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến nhiều phụ huynh choáng váng khi công bố tỉ lệ chọi lên tới 1:29,25 ở lớp chuyên tiếng Anh. Xếp sau là trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Trường Đại học Ngoại ngữ), với 2.962 hồ sơ trong khi chỉ tiêu là 475, như vậy tỉ lệ “chọi” trung bình vào khoảng 1:8,34.

Tại các hội nhóm cùng con ôn luyện, phụ huynh còn phân tích thêm, ví dụ lớp chuyên Anh trường THPT chuyên Đại học Sư phạm có tận 1.755 hồ sơ đăng ký nhưng chỉ lấy 60 chỉ tiêu. Như vậy nếu muốn đỗ, học sinh phải vượt qua 1.695 người cùng đăng ký.

Đối với những trường chuyên như THPT chuyên Amsterdam, THPT chuyên Chu Văn An, THPT chuyên Nguyễn Huệ và THPT chuyên Sơn Tây, để được đăng ký dự thi, các học sinh cần có xếp loại hạnh kiểm, học lực các năm học cấp THCS cũng như xếp loại tốt nghiệp THCS đạt loại khá trở lên. Nhờ vậy tỉ lệ chọi của các trường này thoạt nhìn có vẻ “dễ thở” hơn nhưng điểm đầu vào lại cao chót vót và luôn ở top đầu.

Đặt mục tiêu cho con thi vào lớp 10 chuyên Văn trường THPT Chuyên Amsterdam Hà Nội, chị Nguyễn Bích Hạnh (Thanh Xuân, Hà Nội)  đã phải vào khắp các hội nhóm để tìm lớp ôn tập cho con từ lớp 8. Theo chị Hạnh, con vào được trường chuyên sẽ có môi trường học tốt cũng như nhiều cơ hội phát triển hơn. Tuy nhiên, bản thân chị thừa nhận đang cảm thấy áp lực hơn con, nhất là trong giai đoạn nước rút.

“Con đã ôn thi từ lớp 8 nhưng đợt dịch vừa rồi khiến việc ôn thi của con bị gián đoạn. Vì điều này mà tôi khá căng thẳng. Con vất vả, mình cũng lo lắng không kém. Tôi không muốn đặt quá nhiều áp lực lên con nhưng nếu không thì cháu sẽ không có động lực để cố gắng, vì đây là kỳ thi quyết định rất nhiều đến tương lai của con sau này” - chị Hạnh nói.

Trong khi đó, với các trường chuyên, trường có lớp chuyên tại TPHCM, tỉ lệ chọi tuyển sinh vào lớp 10 nhìn chung bớt căng thẳng hơn. Theo số liệu ban đầu về việc học sinh đăng ký nguyện vọng lớp 10 năm học 2020 - 2021, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong có số lượng đăng ký là 3.356 lấy 595 chỉ tiêu, tỉ lệ “chọi” xấp xỉ 1:5,64. Tiếp đến là THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Mạc Đĩnh Chi, THPT Gia Định, THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Nguyễn Hữu Huân với tỉ lệ “chọi” thấp hơn trong khoảng từ 2,32 đến 3,26.

“Chạy đua” bằng mọi giá để con vào lớp 6 trường chuyên

Việc tuyển sinh đầu cấp không chỉ “nóng” ở trường THPT mà cuộc đua vào lớp 6 của các trường chuyên cũng căng thẳng không kém. Tính đến ngày 10.6 - hạn cuối nhận hồ sơ dự tuyển, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận được khoảng 2.000 hồ sơ trong khi chỉ tiêu chỉ có 100. Với tỉ lệ chọi 1:20, nhiều phụ huynh dành hết thời gian, tiền bạc cho con ôn luyện, đặt mục tiêu con có mặt trong top 100 này.

Anh Nguyễn Quang Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã cho con ôn thi cả 3 môn Ngoại Ngữ, Toán và Văn từ rất sớm nên suốt 2 tháng qua, con gái anh chưa khi nào đi học về trước 9h tối. Không chỉ phải sắp xếp thời gian đưa đón con, gia đình anh đã phải bỏ ra số tiền không nhỏ để con ôn luyện, thậm chí nhiều gia đình phải “đổ” hàng chục triệu vào các lò luyện cho con ôn thi.

Nếu trường THCS Ngoại ngữ không yêu cầu đầu vào thi tuyển, thì trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam lại khắt khe hơn nhiều khi yêu cầu học sinh muốn đăng ký dự tuyển phải đạt danh hiệu “Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện” ở lớp 2, 3, 4, 5.

Nếu đối chiếu quy định của Sở GDĐT Hà Nội thì học sinh phải đạt điểm kiểm tra định kỳ cuối năm với mức điểm tuyệt đối (10 điểm) ở hầu hết môn. Việc có được học bạ “phần lớn toàn điểm 10” mới chỉ đủ điều kiện để được dự thi đánh giá năng lực vào trường này.

Còn tại TPHCM, cuộc đua vào trường Trần Đại Nghĩa cũng rất căng thẳng. Bởi đây là trường duy nhất được tổ chức thi tuyển vào lớp 6 và có tỉ lệ chọi cao khoảng 1:8 với điều kiện học sinh đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học tại TPHCM và có điểm bài kiểm tra định kỳ cuối năm học mỗi môn tiếng Việt và Toán đạt từ 9 điểm trở lên của năm học lớp 5. Tuy nhiên, tỉ lệ chọi tại trường Trần Đại Nghĩa cũng được đánh giá là “dễ thở” hơn nhiều so với các trường tại Hà Nội.

Theo cô Uông Thu Nga, giáo viên dạy Văn trường THCS Đào Duy Từ (Hà Nội), áp lực là một phần không thể thiếu của các kỳ thi chuyển cấp. Tuy nhiên, cha mẹ nên cân bằng việc học, không nên chồng chéo nhiều môn, khiến con bị ảnh hưởng sức khỏe. Cũng không nhất thiết phải thi vào trường chuyên, lớp chọn bằng mọi giá. Bởi việc chọn trường vượt quá khả năng của con sẽ khiến học sinh và phụ huynh đều áp lực.

Linh Chi - Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

TP.Hồ Chí Minh: Không nhận học sinh trái tuyến trong tuyển sinh đầu cấp

HUYÊN NGUYỄN |

Tại TPHCM, công tác tuyển sinh đầu cấp vào các trường công lập năm học 2020-2021 diễn ra muộn hơn so với mọi năm, tập trung trong tháng 7 và tháng 8. Điểm mới năm nay là tuyển sinh lớp 1 tại TPHCM đảm bảo tất cả học sinh khối này được học 2 buổi/ngày để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tuyển sinh lớp 10: Không thể có “sân chơi” riêng, ưu ái cho con giáo viên

HUYÊN NGUYỄN |

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại nhiều địa phương được ví là căng thẳng, gay go hơn cả thi đại học. Để chắc một suất vào công lập, nhiều thí sinh phải chọi tới 1/3-1/4, có những em chỉ thiếu 0,25 đã phải chấp nhận cay đắng giữa đỗ và trượt. Oái oăm thay, cũng có những người thiếu tới 7,75 điểm vẫn “chễm chệ” một suất vào trường công lập có tiếng với lý do là con em trong ngành. Có bao nhiêu tỉnh thực hiện “luật chơi riêng” cho một số con của giáo viên như TPHCM?

Tuyển sinh đầu cấp 2020: Trường “hot” vừa phát hành hồ sơ đã thông báo hết

Đặng Chung |

Những ngày qua, khi học sinh đi học trở lại, một số trường luôn có “tỉ lệ chọi” cao đã công bố phương án và phát hành hồ sơ tuyển sinh đầu cấp. Chỉ sau 1-2 ngày phát hành, trường học đã phải thông báo “hết hồ sơ”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

TP.Hồ Chí Minh: Không nhận học sinh trái tuyến trong tuyển sinh đầu cấp

HUYÊN NGUYỄN |

Tại TPHCM, công tác tuyển sinh đầu cấp vào các trường công lập năm học 2020-2021 diễn ra muộn hơn so với mọi năm, tập trung trong tháng 7 và tháng 8. Điểm mới năm nay là tuyển sinh lớp 1 tại TPHCM đảm bảo tất cả học sinh khối này được học 2 buổi/ngày để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tuyển sinh lớp 10: Không thể có “sân chơi” riêng, ưu ái cho con giáo viên

HUYÊN NGUYỄN |

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại nhiều địa phương được ví là căng thẳng, gay go hơn cả thi đại học. Để chắc một suất vào công lập, nhiều thí sinh phải chọi tới 1/3-1/4, có những em chỉ thiếu 0,25 đã phải chấp nhận cay đắng giữa đỗ và trượt. Oái oăm thay, cũng có những người thiếu tới 7,75 điểm vẫn “chễm chệ” một suất vào trường công lập có tiếng với lý do là con em trong ngành. Có bao nhiêu tỉnh thực hiện “luật chơi riêng” cho một số con của giáo viên như TPHCM?

Tuyển sinh đầu cấp 2020: Trường “hot” vừa phát hành hồ sơ đã thông báo hết

Đặng Chung |

Những ngày qua, khi học sinh đi học trở lại, một số trường luôn có “tỉ lệ chọi” cao đã công bố phương án và phát hành hồ sơ tuyển sinh đầu cấp. Chỉ sau 1-2 ngày phát hành, trường học đã phải thông báo “hết hồ sơ”.