GẦN 95.000 THÍ SINH “DÊ VÀNG” Ở HÀ NỘI BẮT ĐẦU KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10:

Căng thẳng “cuộc chiến” vào các trường công lập

NHÓM PV |

Hôm nay (ngày 7.6), gần 95.000 thí sinh tuổi “Dê vàng” ở Hà Nội bắt đầu ngày thi chính thức đầu tiên kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019. Với năm sinh được dân gian mệnh danh là tuổi đẹp thì với 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh kỳ thi này được đánh giá có tính chất cạnh tranh gay gắt hơn cả thi đại học.

Áp lực mang tên “trường công”

Theo thống kê của Sở GDĐT Hà Nội, năm nay, số học sinh tốt nghiệp THCS của Hà Nội là 105.000 học sinh, nhưng chỉ 94.499 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10. Trong khi đó, tổng chỉ tiêu là 64.990 vào trường THPT công lập. Như vậy, sẽ có gần 40.000 học sinh sẽ không trúng tuyển. Những thí sinh không trúng tuyển có thể chọn học trường quốc tế, trường ngoài công lập hoặc giáo dục thường xuyên, trường nghề...

Với số lượng thí sinh lớn như vậy, tại kỳ thi này, TP.Hà Nội có tổng cộng 185 điểm thi với gần 4.000 phòng thi và tổng số cán bộ, giảng viên, giáo viên được điều động tham gia công tác coi thi là 8.300 người. Tại buổi làm thủ tục dự thi vào sáng 6.6, mặc dù 9h mới bắt đầu nhưng ngay từ 8h, phụ huynh đã “rồng rắn” đội nắng đưa con đến trường thi. Ai cũng có một tâm trạng vô cùng lo lắng bởi với số lượng thí sinh tăng đột biến, tỉ lệ “chọi” cao, để có 1 suất học trường công lập là vô cùng khó khăn.

Trước một kỳ thi được mệnh danh là “căng như dây đàn”, áp lực hơn cả tuyển sinh đại học, chị Trần Thị Hồng (Cầu Giấy, Hà Nội) có con dự thi tại điểm thi THPT Yên Hòa không khỏi hồi hộp: “Các gia đình có con em thì tuyển sinh lớp 10 đều đang rất lo lắng, có khi là lo lắng thay cả phần con. Để có một kỳ thi tốt như mong muốn của gia đình, cháu đã phải học rất nhiều ngay từ lớp 8, lớp 9. Dạo này cũng thương lắm vì các cháu rất vất vả, thi một lúc cả 4, 5 trường. Từ công lập, trường chuyên, bán công, cháu nhà tôi thi tổng cộng 4 trường: THPT chuyên Sư phạm, THPT chuyên Ngoại ngữ, THPT Nguyễn Tất Thành và trường công lập là THPT Yên Hoà”

Chị Hồng chua chát thêm: “Năm nay, tỉ lệ “chọi” trường nào cũng cao. Thi đầu vào THPT mà khó hơn cả thi đại học bởi vào đại học bây giờ có khi chẳng cần thi cũng vào được. Nghĩ cũng thương con lắm, cũng chịu nhiều áp lực”.

Tương tự, tại TPHCM, kỳ thi tuyển vào lớp 10 trường công lập vừa diễn ra vào ngày 2 và 3.6 vừa qua. Theo công bố từ Sở GDĐT TPHCM, kỳ tuyển này có khoảng 87.400 thí sinh dự thi. Ước tính sẽ có 19.500 học sinh không đỗ vào trường công lập. Bà Trương Ngọc Nga (phụ huynh thí sinh dự thi tại trường THCS Gò Vấp) cho rằng: “Tỉ lệ “chọi” tại các trường năm nay khá cao, nên nếu thí sinh nào cũng đạt điểm cao thì các trường cũng phải siết nhiều khía cạnh để tuyển. Lúc này sẽ là bài toán “loại trừ” nhau nên tôi vẫn lo lắng cho các thí sinh. Vì lẽ đó, tôi phải chọn “bài” định hướng cho con thi vào trường có tỉ lệ chọi không cao để có khả năng đỗ cao hơn”.

Một số phụ huynh cũng bày tỏ đã tính toán mọi cách như ôn thi chỗ nào hiệu quả, thi trường nào tỉ lệ “chọi” thấp… để con có một suất vào học trường công lập. Phụ huynh lo ngại một số trường ngoài công lập có chất lượng đào tạo không cao do công tác đầu tư chưa tốt, hơn nữa, học phí lại cao hơn nhiều so với trường công sẽ là gánh nặng cho phụ huynh. Chẳng hạn học phí đối với các trường công lập hiện nay khoảng một hai trăm nghìn đồng/tháng, trong khi các trường tư, dân lập có mức học phí khá cao từ 1 triệu đến cả chục triệu đồng/tháng.

Thí sinh làm thủ tục tại kỳ thi lên lớp 10 tại trường thpt Cầu Giấy (Hà Nội). Ảnh: HẢI NGUYỄN
Thí sinh làm thủ tục tại kỳ thi lên lớp 10 tại trường thpt Cầu Giấy (Hà Nội). Ảnh: HẢI NGUYỄN

Nỗi khổ “trường tư”

Trong khi trường công lập luôn trong tình trạng quá tải khiến các lãnh đạo địa phương luôn phải “đau đầu” tìm phương án tuyển sinh thì các trường ngoài công lập lại trong tình trạng “đói” học sinh.

Chia sẻ tại hội thảo “Tuyển sinh trường tư thục: Thực trạng và Giải pháp” mới đây, TS Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống Trường Chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết: Cần có cái nhìn công tâm, công bằng với các trường ngoài công lập. Những năm qua trường ngoài công lập có đóng góp rất lớn trong việc xã hội hóa giáo dục, giúp phụ huynh có thêm lựa chọn cho con cái. Tuy nhiên trường ngoài công lập lại chưa được đối xử bình đẳng giữa các loại hình giáo dục. “Nhiều người có quan niệm, trượt trường công mới vào trường tư, hay trường tư chỉ dành cho con nhà giàu vì có học phí cao. Mọi người thường dùng từ “phải” vào trường ngoài công lập khiến chúng tôi rất chạnh lòng” - ông Hòa bày tỏ.

Đồng thời, Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống Trường Chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm đề nghị: “Muốn cho các trường ngoài công lập phát triển được, học phí phù hợp với phần đông gia đình học sinh thì Nhà nước phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất. Hay chỉ cần Nhà nước có chính sách giúp đỡ các nhà đầu tư mua được đất với giá ưu đãi để xây dựng trường, tôi đảm bảo học phí của trường tư sẽ giảm ngay”.

Cùng quan điểm, lãnh đạo một trường THPT danh tiếng khác cũng bày tỏ: “Chúng tôi có khả năng cả về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, năng lực tài chính và đặc biệt là niềm tin của phụ huynh nhưng vẫn bị hạn chế về chỉ tiêu tuyển sinh ở trên sở. Tại sao không tạo điều kiện để các trường ngoài công lập gánh giúp sự quá tải của trường công”.

Về vấn đề này, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng phải cân bằng được chất lượng dạy học giữa trường công và trường tư. Lâu nay cả xã hội chúng ta quan niệm và chỉ quan tâm đến các trường công. Nhiều người nghĩ rằng đây là cơ sở có chất lượng cao nên đầu tư cho lĩnh vực công còn dường như bỏ ngỏ, thậm chí khoán “trắng” lĩnh vực tư. Không có động viên gì lĩnh vực tư trong khi họ đang làm một việc rất quan trọng là góp phần cùng xã hội để đào tạo, giáo dục ra con người.

“Đã đến lúc ngành giáo dục phải có động thái cụ thể, nghĩa là chúng ta phải cân bằng được chất lượng và tăng quyền lựa chọn của người dân hơn là người ta chỉ có 1 nơi để lựa chọn. Tôi thấy nhiều trường tư rất tốt nhưng quan niệm của chúng ta không có sự thay đổi nên trường công rất quá tải, các trường tư lại khó khăn để đảm bảo duy trì hoạt động. Mặt khác, để cha mẹ không có sự phân biệt trường công - trường tư, ngành giáo dục phải tuyên truyền, định hướng và bản thân các bậc phụ huynh phải có ý thức tự giác về vấn đề này. Cả hai bên đều cần sự chuẩn bị, về cơ sở vật chất của các trường tư để tăng sự lựa chọn” - ông Nhưỡng phân tích.

Tiếp tục đẩy mạnh phân luồng học sinh

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi bày tỏ: “Nếu có tới hơn 65.000 học sinh ở 2 thành phố Hà Nội và TPHCM “dư thừa” so với khả năng tuyển sinh của các trường công lập thì con số này rất đáng giật mình. Nhưng đó lại là con số phản ánh một thực trạng rất đúng mà hiện nay Bộ GDĐT và Chính phủ đang thực hiện đó là phân luồng học sinh. Tôi cũng không đồng tình với một số đại biểu cho rằng phân luồng học sinh là không quan tâm tới giáo dục phổ thông trung học. Hết phổ thông cơ sở, học sinh có thể vào học nghề. Khi học nghề còn học cả văn hoá, thường là văn hoá bổ túc, khi ra trường sẽ có bằng công nhân kỹ thuật bậc 3 và bằng phổ thông trung học thì cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ cao hơn rất nhiều nếu chỉ có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT. Chúng ta tiếp tục phân luồng làm sao để chỉ có khoảng 30% học sinh vào đại học, còn lại là vào học nghề và đào tạo nghề để củng cố chất lượng nguồn nhân lực.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Cả trăm sĩ tử "Dê vàng" đội nắng xếp hàng vào "xoa đầu rùa" lấy may

TRANG PHÚ - THẾ ANH |

Từ đầu giờ sáng 6.6, hàng trăm sĩ tử và phụ huynh đã có mặt tại khu vực Văn Miếu Quốc Tử Giám trước kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Mặc dù, thời tiết nắng nóng 38 độ C và phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ, các sĩ tử "Dê vàng" vẫn chờ đợi để được vào xin chữ, "xoa đầu rùa" lấy may.

Phụ huynh của 94.000 "Dê vàng" lo sốt vó trước kì thi có tỉ lệ chọi "khủng"

LINH TRANG - ANH PHÚ |

Sáng 6.6, hơn 94.000 thí sinh ở Hà Nội đã tập trung làm thủ tục cho kỳ tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019. Đây là kỳ thi quy mô lớn, được đánh giá là có tính chất cạnh tranh gay gắt hơn cả thi đại học. Do vậy phụ huynh và học sinh hết sức lo lắng, căng thẳng.

Làm thủ tục thi tuyển sinh lớp 10: Vẫn còn thí sinh quên giấy tờ, nhầm địa điểm thi

NHÓM PV |

Sáng 6.6, 95.000 thí sinh ở Hà Nội đã tập trung làm thủ tục cho kỳ tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019. Đây là kỳ thi quy mô lớn, được đánh giá có tính chất cạnh tranh gat gắt hơn cả thi đại học.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cả trăm sĩ tử "Dê vàng" đội nắng xếp hàng vào "xoa đầu rùa" lấy may

TRANG PHÚ - THẾ ANH |

Từ đầu giờ sáng 6.6, hàng trăm sĩ tử và phụ huynh đã có mặt tại khu vực Văn Miếu Quốc Tử Giám trước kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Mặc dù, thời tiết nắng nóng 38 độ C và phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ, các sĩ tử "Dê vàng" vẫn chờ đợi để được vào xin chữ, "xoa đầu rùa" lấy may.

Phụ huynh của 94.000 "Dê vàng" lo sốt vó trước kì thi có tỉ lệ chọi "khủng"

LINH TRANG - ANH PHÚ |

Sáng 6.6, hơn 94.000 thí sinh ở Hà Nội đã tập trung làm thủ tục cho kỳ tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019. Đây là kỳ thi quy mô lớn, được đánh giá là có tính chất cạnh tranh gay gắt hơn cả thi đại học. Do vậy phụ huynh và học sinh hết sức lo lắng, căng thẳng.

Làm thủ tục thi tuyển sinh lớp 10: Vẫn còn thí sinh quên giấy tờ, nhầm địa điểm thi

NHÓM PV |

Sáng 6.6, 95.000 thí sinh ở Hà Nội đã tập trung làm thủ tục cho kỳ tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019. Đây là kỳ thi quy mô lớn, được đánh giá có tính chất cạnh tranh gat gắt hơn cả thi đại học.