Cần sớm nghiên cứu để Lịch sử trở thành môn học bắt buộc

HUYÊN NGUYỄN |

Nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV yêu cầu Chính phủ nghiên cứu tiếp thu ý kiến cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội về việc lịch sử là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục cấp THPT. Hiện nay, giáo viên, các trường học đang chờ hướng dẫn của Bộ GDĐT với môn học Lịch sử để chuẩn bị kế hoạch cho năm học mới 2022-2023.

Nghiên cứu để môn Lịch sử là môn học bắt buộc cấp THPT

Theo nghị quyết, Quốc hội yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại học; triển khai có hiệu quả, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền về triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt môn Lịch sử; nghiên cứu tiếp thu ý kiến cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội về môn Lịch sử là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục cấp THPT...

Đón nhận thông tin này, nhiều giáo viên, cử tri và nhân dân trong nước vui mừng trước nghị quyết của Quốc hội đã đề cập tới định hướng của môn Lịch sử trong chương trình bậc THPT.

Ông Trần Trung Hiếu - giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) - cho rằng: “Mỗi môn học đều có vai trò, nhiệm vụ khác nhau trong việc cung cấp kiến thức phổ thông, nhưng Lịch sử là môn học đặc thù và đặc biệt. Lịch sử luôn gắn liền và song hành với chính trị, là cội nguồn của mọi quốc gia, dân tộc, thể chế. Giá trị lớn nhất của giáo dục lịch sử là giúp hậu thế phải rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ và giáo dục cho thế hệ trẻ biết rõ cội nguồn gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước, biết quý trọng những giá trị của lịch sử để kế thừa và phát huy các giá trị đó cho hiện tại và tương lai”.

Ông Hiếu kiến nghị Bộ GDĐT rất cần có tinh thần cầu thị, bình tĩnh tiếp thu sự phản biện và ý kiến của Quốc hội, cẩn trọng rà soát lại những chỗ còn bất cập để điều chỉnh, cân nhắc các phương án phù hợp.

“Chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận thực trạng dạy học môn Lịch sử trong nhiều năm qua còn những bất cập mà chính giáo viên cũng cần đổi mới phương pháp dạy sử để đến mỗi tiết học môn Lịch sử tạo cho học sinh hứng thú hơn, say mê hơn, dù nhiều em không chọn Lịch sử là môn thi. Nhưng muốn đổi mới mang lại hiệu quả hơn từ đội ngũ các giáo viên sử thì Bộ GDĐT phải thay đổi cách nhìn nhận và kiểu hành xử với môn Lịch sử. Đừng xem Lịch sử như là 1 “môn phụ” - ông Trần Trung Hiếu thẳng thắn bày tỏ.

Mong sớm có hướng dẫn để kịp chuẩn bị cho năm học mới

Chia sẻ về công tác triển khai cho chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu ở lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 tới, ông Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) - cho hay, việc triển khai Chương trình phổ thông mới có những khó khăn nhất định, một số nơi lúng túng trong tổ hợp môn học, một số môn học như Mỹ thuật, Âm nhạc trong điều kiện cơ sở vật chất hiện tại, đội ngũ giáo viên cũng chưa thể đáp ứng được.

Mặt khác, dư luận xã hội cũng có ý kiến khác nhau về môn Lịch sử là bắt buộc hay lựa chọn.

“Các nhà trường tuy có khó khăn nhưng không quá lớn, chỉ còn lúng túng nhất chỗ môn Lịch sử. Vì thế, chúng tôi đều mong Bộ GDĐT có phương án, hướng dẫn sớm nhất để giải quyết những khó khăn trong nhà trường, giúp nhà trường sớm hoàn thiện kế hoạch giảng dạy” - ông Bình cho hay.

Trả lời Lao Động, một thành viên tham gia nhóm biên soạn chương trình Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, trước khi Quốc hội ra Nghị quyết thì Bộ GDĐT theo chỉ đạo của Chính phủ đã tổ chức 4-5 cuộc họp chuyên gia và những người có trách nhiệm đã bàn bạc “nát nước” các hướng, để lựa chọn phương án tối ưu. Tuy nhiên, phương án nào cũng có ưu điểm và hạn chế nhất định do đó hiện chưa “chốt” phương án cuối cùng.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được thông qua từ năm 2018. Sau 4 năm chuẩn bị, khi sắp được triển khai với lớp 10 vào năm học 2022-2023 đã nhận ý kiến trái chiều về việc Lịch sử là môn tự chọn. Báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã nêu ra thực trạng này.

Tại phiên họp toàn thể ngày 22.5, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề xuất giữ môn học Lịch sử là bắt buộc ở bậc THPT.

Ngày 2.6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ GDĐT tổ chức hội thảo với các đơn vị liên quan, nhà khoa học để đánh giá toàn diện về chương trình giáo dục môn Lịch sử, đề xuất phương án phù hợp.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4.6, Thủ tướng đã yêu cầu tiếp tục nghiêm túc, cầu thị lắng nghe ý kiến của người dân, chuyên gia, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, xử lý, có giải pháp kịp thời, vừa bảo đảm chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vừa phù hợp thực tiễn, đáp ứng mong muốn của người dân và các chuyên gia; cũng như yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn Lịch sử. Thủ tướng cũng gợi ý, có thể quy định theo hướng môn Lịch sử vừa có phần bắt buộc, vừa có phần tự chọn.

Theo người đứng đầu Chính phủ, truyền thống văn hóa lịch sử cũng là một nguồn lực, đầu tư cho giáo dục, văn hóa, lịch sử là đầu tư cho sự phát triển. Với các chính sách tác động tới toàn dân, lợi ích chính đáng của người dân thì phải thận trọng, tính toán kỹ lưỡng. H.N


HUYÊN NGUYỄN 
TIN LIÊN QUAN

Bỏ môn Lịch sử trong chương trình phổ thông, thực tế không phải vậy

NHÓM PV |

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, môn Lịch sử có ở tất cả các trường trung học phổ thông, bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên Lịch sử. Một số ý kiến cho rằng môn Lịch sử là tự chọn dẫn đến bỏ hoặc "khai tử" môn Lịch sử, "nhưng thực tế không phải như vậy".

Môn Lịch sử chưa được yêu thích do chưa có cách thức truyền đạt hấp dẫn

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, môn Lịch sử chưa được yêu thích là do chưa có cách thức truyền đạt hấp dẫn, thiếu những truyện lịch sử ngắn gọn mà sinh động, những bộ phim lịch sử hấp dẫn.

Giáo viên mong Bộ GDĐT hướng dẫn cụ thể về việc triển khai môn Lịch sử

Thùy Dương |

Tạm gác lại những tranh cãi nảy lửa, những băn khoăn, lo lắng, điều giáo viên cần lúc này là hướng dẫn cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc dạy và học môn Lịch sử ở khối THPT. Bởi chỉ còn vỏn vẹn 3 tháng, chương trình GDPT 2018 sẽ chính thức thực hiện với lớp 10.

Cử tri kiến nghị xem xét thận trọng việc đưa môn Lịch sử là môn học tự chọn

Nhóm PV |

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét một cách thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện chương trình cải cách giáo dục phổ thông, nhất là việc đưa môn Lịch sử ở bậc Trung học phổ thông là môn học tự chọn.

Cử tri Đà Nẵng: Nên đưa môn Lịch sử làm môn học bắt buộc

Nguyễn Linh |

Sáng 13.5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cùng Đoàn ĐBQH TP.Đà Nẵng đã tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri huyện Hoà Vang. Trong buổi tiếp xúc, nhiều cử tri ý kiến, nên đưa môn Lịch sử làm môn học bắt buộc.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Bỏ môn Lịch sử trong chương trình phổ thông, thực tế không phải vậy

NHÓM PV |

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, môn Lịch sử có ở tất cả các trường trung học phổ thông, bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên Lịch sử. Một số ý kiến cho rằng môn Lịch sử là tự chọn dẫn đến bỏ hoặc "khai tử" môn Lịch sử, "nhưng thực tế không phải như vậy".

Môn Lịch sử chưa được yêu thích do chưa có cách thức truyền đạt hấp dẫn

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, môn Lịch sử chưa được yêu thích là do chưa có cách thức truyền đạt hấp dẫn, thiếu những truyện lịch sử ngắn gọn mà sinh động, những bộ phim lịch sử hấp dẫn.

Giáo viên mong Bộ GDĐT hướng dẫn cụ thể về việc triển khai môn Lịch sử

Thùy Dương |

Tạm gác lại những tranh cãi nảy lửa, những băn khoăn, lo lắng, điều giáo viên cần lúc này là hướng dẫn cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc dạy và học môn Lịch sử ở khối THPT. Bởi chỉ còn vỏn vẹn 3 tháng, chương trình GDPT 2018 sẽ chính thức thực hiện với lớp 10.

Cử tri kiến nghị xem xét thận trọng việc đưa môn Lịch sử là môn học tự chọn

Nhóm PV |

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét một cách thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện chương trình cải cách giáo dục phổ thông, nhất là việc đưa môn Lịch sử ở bậc Trung học phổ thông là môn học tự chọn.

Cử tri Đà Nẵng: Nên đưa môn Lịch sử làm môn học bắt buộc

Nguyễn Linh |

Sáng 13.5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cùng Đoàn ĐBQH TP.Đà Nẵng đã tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri huyện Hoà Vang. Trong buổi tiếp xúc, nhiều cử tri ý kiến, nên đưa môn Lịch sử làm môn học bắt buộc.